Hải Phòng: 85% lao động có việc làm sau học nghề
Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ, công tác dạy nghề còn một số tồn tại, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề cao; cần tiếp tục đổi mới cả về quy mô và chất lượng, nghiên cứu đổi mới cơ cấu ngành nghề, xác định nghề đúng trọng điểm để tập trung đầu tư đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong thời gian tới.
Để nâng cao hơn nữa năng lực của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình hội nhập quốc tế, thời gian tới ngành giáo dục - đào tạo sẽ tiếp tục phát huy những kết quả và thành tích của năm học vừa qua, tập trung bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, coi đây là khâu quan trọng, then chốt, quyết định tới chất lượng dạy và học; thực hiện tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả cuộc vận động nói không với tiêu cực, bệnh thành tích trong thi cử; gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đẩy mạnh nghiên cứu, đổi mới mục tiêu, chương trình, giáo trình đào tạo, phương pháp dạy và học, gắn học đi đôi với hành; tổ chức đào tạo theo nhu cầu của xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Tuy nhiên, để dạy nghề đáp ứng tốt nhu cầu, các ngành chức năng thành phố, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình cần tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn triển khai các thủ tục hành chính, tạo điều kiện về mặt bằng, tuyển sinh, sắp xếp việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp; sớm hoàn thành hệ thống dạy nghề trên địa bàn thành phố, làm căn cứ cho đầu tư phát triển một cách đồng bộ, hiệu quả và bền vững.