Hà Nội: Nhiều tuyến phố đang được cào bóc, sửa chữa dịp cuối năm

Vỉa hè, lòng đường nhiều tuyến phố trên địa bàn Hà Nội lại bị đào xới, thi công khiến người dân phải hứng chịu “bão bụi”, ảnh hưởng an toàn giao thông trong những ngày cuối năm

Theo ghi nhận của PV Infonet, đoạn đường Quang Trung nối giữa phố Trần Nhân Tông đến Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội đã được cào bóc nhưng chưa thảm lại. Xe cộ chạy qua khiến bụi mù mịt gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến người tham gia giao thông.

Những người sinh sống, kinh doanh bám mặt đường Quang Trung đa phần đồng tình với việc sửa lại con đường này. Bác Nguyễn Đức Quang, người dân sinh sống cuối đường Quang Trung phía giao cắt với phố Trần Nhân Tông cho hay, tuyến đường này đã có dấu hiệu xuống cấp, cần được thảm nhựa lại để bảo đảm mỹ quan đô thị. Anh Trường, nhân viên một công ty ở đây cho hay: “Quan điểm của tôi đã làm thì phải làm mới, đừng chắp vá để không ảnh hưởng đến chất lượng đường, hạ tầng và mỹ quan đô thị”.

Những ngày này,  đoạn đường Quang Trung nối giữa phố Trần Nhân Tông đến Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) được cào bóc để thảm lại. 

Ông Lê Hữu Hông, Trưởng Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, đường Quang Trung từ lâu không được sửa chữa, dẫn đến hư hỏng ở nhiều vị trí. Mặt khác, tuyến đường đã đến kỳ hạn sửa chữa, việc cào mặt đường để thảm lại nằm trong kế hoạch.

“Tuyến phố Quang Trung từ lâu không được sửa chữa, dẫn đến mặt đường bị rạn nứt, hư hỏng, có khả năng mất an toàn giao thông. Qua khảo sát việc hư hỏng mặt đường là không đồng đều trên toàn tuyến, nếu vá từng đoạn không đảm bảo kỹ thuật. Vì vậy, phải cào bóc toàn bộ mặt đường để thảm lại, vừa đảm bảo mỹ quan, vừa đảm bảo kỹ thuật”, ông Hồng cho biết. Về tiến độ, ông Hồng nói: "Chủ yếu thi công ban đêm, chỉ làm vài ngày là xong".

Ông Hồng cho biết thêm, những ngày tới sẽ tiếp tục cào bóc toàn tuyến phố Quang Trung; ngoài ra sẽ thảm lại mặt đường phố Quán Sứ vì đã xuống cấp, hư hỏng.

Đại diện Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, đường Quang Trung từ lâu không được sửa chữa, dẫn đến hư hỏng ở nhiều vị trí. 
Mặt khác, tuyến đường đã đến kỳ hạn sửa chữa, việc cào mặt đường thảm lại nằm trong kế hoạch. 
Những ngày tới, đơn vị chức năng sẽ tiếp tục cào bóc toàn tuyến phố Quang Trung.
Mặt đường Quang Trung chắp vá qua nhiều lần sửa chữa

Tương tự, hiện nay, Hà Nội cũng đang cào bóc, sửa chữa lại mặt đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội khiến người dân sống quanh khu vực này rất bức xúc vì bụi mù mịt, ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh và giao thông.

Ban QLDA Đầu tư, xây dựng các công trình giao thông TP Hà Nội khởi công xây dựng Dự án Tăng cường giao thông đô thị bền vững cho dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 (ĐSĐT) Hà Nội.

Theo đó, dự án có mục tiêu phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng đa phương thức, thân thiện môi trường; khuyến khích hành khách chuyển từ sử dụng các phương tiện cá nhân sang sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng hướng tới tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị sinh thái, văn minh và hiện đại. Toàn bộ dự án được chia làm 3 hợp phần.

Đối với hợp phần 1, đơn vị thi công tiến hành cải tạo, chỉnh trang, thảm lại mặt đường bằng bê tông nhựa; sơn kẻ, tổ chức giao thông khu vực các nhà ga số 8,9,10,11,12. Cào bóc, xử lý móng, mặt đường tại các vị trí hư hỏng; sơn kẻ, tổ chức giao thông đoạn từ ga 6 đến ga 8 (đoạn Xuân Thủy-Cầu Giấy).

Đồng thời cải tạo đồng bộ hè, đường, tổ chức giao thông đoạn từ Nhổn - Xuân Thủy (từ ga số 1 đến ga số 6), với quy mô chủ yếu: Cào bóc mặt đường, xử lý các vị trí hư hỏng, thảm lại toàn bộ mặt đường; sơn kẻ, tổ chức giao thông; lát và hoàn thiện vỉa hè, bó vỉa, đan rãnh,...

Bụi mù mịt trên tuyến đường Xuân Thủy.

Trong quá trình thi công hợp phần 1 của dự án, nhà thầu gặp nhiều khó khăn do phải thi công trong điều kiện phương tiện lưu thông đông đúc, thời tiết không thuận lợi gây nên tình trạng khói, bụi mù mịt khiến nhiều người dân bức xúc.

Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Mạnh Danh - Đại diện đơn vị thi công (Công ty CP quản lý và xây dựng đường bộ I Hà Tây) cho biết: “Thời gian qua đơn vị đang thi công phần vỉa hè từ ga Nhổn đi lên Cầu Giấy và xử lý những vị trí mặt đường bị hư hỏng nặng. Đến thời điểm hiện tại, đơn vị đã thi công được 70% khối lượng đường hư hỏng”.

Tuyến đường Xuân Thủy, Cầu Giấy có lượng phương tiện lưu thông đông đúc kết hợp với việc thi công gây ra cảnh khói bụi mịt mù, đơn vị thi công đang cào bóc, thảm lại mặt đường đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Theo ông Trần Mạnh Danh, đặc thù của dự án, thi công vào ban đêm bắt đầu từ 22h đến 5h sáng hôm sau. Do công trình vừa thi công vừa để phương tiện giao thông di chuyển nên đơn vị cũng gặp nhiều khó khăn. Để đảm bảo an toàn giao thông đơn vị tiến hành lắp đặt hệ thông biển báo, bố trí người phân luồng, hướng dẫn giao thông…

“Chúng tôi đã nhận được phản ánh của người dân về hiện tượng bụi ở khu vực đang thi công và sẽ nỗ lực sớm trả lại mặt đường nhựa cho người dân lưu thông”, ông Trần Mạnh Danh cho biết.

Ngay sau khi nhận phản ánh của người dân về tình trạng khói bụi, đơn vị thi công đã tiến hành thảm lại mặt đường những vị trí gây ra khói bụi.

Bảo Khánh

Nhiều ĐBQH vẫn băn khoăn với đề xuất nồng độ cồn bằng 0

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục băn khoăn về quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Một số đại biểu còn chỉ ra không uống rượu có người vẫn có nồng độ cồn.

Hà Nội đề xuất thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, có khả thi?

Sở GTVT Hà Nội đề xuất triển khai thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, nhưng một số ý kiến cho rằng khi hệ thống giao thông công cộng không đủ mạnh, người dân ít có lựa chọn.

Lạnh gáy với ‘quái xế thông chốt' Cảnh sát 141

Tại các điểm Cảnh sát 141 (Công an Hà Nội) làm nhiệm vụ gần đây có tình trạng nhiều "quái xế" rất liều lĩnh, tụ tập, lạng lách, chạy xe tốc độ cao, tìm cách thông chốt.

Cấm tuyệt đối hay đặt ngưỡng để xử lý vi phạm nồng độ cồn?

Liên quan đến quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hiện vẫn còn 2 quan điểm khác nhau.

Cấm người có nồng độ cồn lái xe, tài xế lo uống rượu sau 1 đêm vẫn 'dính phạt'

Theo PGS. TS. Phạm Việt Cường, về nguyên tắc lượng cồn trong cơ thể sẽ phân hủy hết sau khoảng 6 - 8 giờ. Vậy nên người uống rượu, bia từ tối hôm trước mà sáng hôm sau vẫn có thể bị phạt vi phạm nồng độ cồn thì chứng tỏ người đó uống rất nhiều.

Thay đổi tốc độ tối đa trên nhiều tuyến cao tốc ngay trong quý 1/2024

Các tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, QL45 - Nghi Sơn… đủ điều kiện nâng tốc độ lên 90km/h.

Cảnh sát 141 hóa trang bắt giữ nhóm thanh niên mang gậy 3 khúc đi 'diễu phố'

Quá trình tuần tra kiểm soát tại đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội), Tổ Cảnh sát hóa trang Y9/141 đã bắt giữ nhóm thanh niên đi xe không biển số, lạng lách đánh võng và tàng trữ gậy 3 khúc.

Liên tiếp xử lý thanh thiếu niên 'bốc đầu' xe máy, lạng lách trên đường

Gần đây, lực lượng công an liên tiếp phát hiện, xử lý các nhóm thanh thiếu niên có hành vi "bốc đầu" xe máy trên đường gây mất an toàn giao thông, an ninh trật tự.

Kiên Giang muốn sớm nâng cấp sân bay Phú Quốc

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời UBND tỉnh Kiên Giang về kiến nghị sớm đầu tư nâng cấp sân bay Phú Quốc.

Đường 3.200 tỷ có ‘giải cứu’ được cảnh ùn tắc ở cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ?

Để giải quyết tình trạng ùn tắc cửa ngõ phía Nam, ngoài cao tốc Pháp Vân, TP Hà Nội cần làm thêm đường vào nội thành, như sớm hoàn thiện tuyến đường phía Nam Hà Nội (nối Hà Đông - Cầu Giẽ) và đảm bảo tiến độ Vành đai 4.

Đang cập nhật dữ liệu !