Người bệnh ung thư không nên sợ mà cần đi tiêm vắc xin Covid-19 ngay

Theo BS Nguyễn Triệu Vũ – Trưởng Khoa ung bướu, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức, TP.HCM, người bệnh ung thư cần được ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 và cần đi tiêm ngay nếu có cơ hội

Người đặt stent mạch vành có được tiêm vắc xin phòng Covid-19 không?

Người đặt stent mạch vành có được tiêm vắc xin phòng Covid-19 không?

Bệnh nhân sau mổ thay van tim nhân tạo, đặt stent động mạch vành, cấy máy tạo nhịp tim… có thể tiêm vắc xin Covid-19 an toàn.

BS Vũ cho biết thời gian qua ông liên tiếp nhận được các câu hỏi của người bệnh ung thư có đi tiêm vắc xin Covid-19 hay không. Bác sĩ Vũ khẳng định câu trả lời là có.

Bởi vì, hiện nay nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân ung thư cho dù đang điều trị vẫn có đáp ứng miễn dịch với vắc xin. Mặc dù có chậm và ít hơn so với người bình thường, nhưng vẫn có và giúp bảo vệ người bệnh. Đây là điều mà trước kia nhiều người lo ngại là bệnh nhân đang điều trị sẽ có đáp ứng miễn dịch kém và không nên chích ngừa.

Tuy nhiên miễn dịch vẫn có và bệnh nhân ung thư có thể cần thêm mũi ngừa thứ 3 thay vì 2 mũi chích như người bình thường. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người bệnh ung thư vẫn an toàn với vắc xin không gặp tác dụng phụ nhiều hơn so với người bình thường.

Theo BS Vũ, người bệnh ung thư là nhóm dễ bị tổn thương nhất khi bị virus SARS-CoV-2 tấn công. Do đó, người bệnh ung thư đang điều trị vẫn tiêm ngừa được và nên tiêm khi có cơ hội. Không nên vì lý do này, lý do khác mà e dè không tiêm.

Những bệnh nhân đã điều trị ổn, đang trong thời gian theo dõi hoặc duy trì thuốc uống thì vẫn tiêm ngừa giống người bình thường. Chỉ những người chống chỉ định là dị ứng với vắc xin.  

Theo bác sỹ Nguyễn Đình Châu - Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện TWQĐ 108, người bệnh ung thư nên tiêm vắc xin Covid-19. Theo Quyết định số 3355/QĐ-BYT của Bộ y tế, các bệnh nhân ung thư được xếp trong 16 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm phòng vắc xin (người mắc bệnh mạn tính và người trên 65 tuổi) do có nguy cơ biến chứng cao khi mắc Covid-19.

{keywords}
Người bệnh ung thư sau khi tiêm vắc xin vẫn sinh miễn dịch bảo vệ trước bệnh Covid-19. 

Mạng lưới ung thư quốc gia Mỹ khuyến cáo bệnh nhân đã hoặc đang mắc ung thư nên được ưu tiên tiêm vắc xin sớm nhất có thể. Trong trường hợp thiếu vắc xin, cần ưu tiên các bệnh nhân ung thư có bệnh nền kết hợp, từ 65 tuổi trở lên, đang điều trị hoặc kết thúc điều trị dưới 6 tháng.

Người nhà hoặc người chăm sóc bệnh nhân cũng nên tiêm vắc xin càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ lây nhiễm cho bệnh nhân.

Bệnh nhân có hệ miễn dịch chưa hồi phục hoàn toàn không nên tiêm vắc xin có nguồn gốc virus sống do chúng có thể làm cho hệ miễn dịch suy yếu hơn và gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Đến nay, Bộ Y tế Việt Nam đã cấp phép có điều kiện 6 loại vắc xin của các hãng sau: AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Gamaleya (Sputnik V), Sinopharm (Vero-Cell) và Janssen. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế chỉ những người có dị ứng với các thành phần trong vắc xin hoặc thuộc nhóm chống chỉ định của nhà sản xuất mới không được tiêm vắc xin. Còn lại vẫn có thể tiêm vắc xin.

Đối với bệnh nhân ung thư, bác sĩ Châu cho biết, giai đoạn tiêm vắc xin cần lưu ý. Ví dụ người bệnh phẫu thuật thì có thể tiêm trước phẫu thuật 1 tuần hoặc ít nhất sau khi bình phục và xuất viện.

Với những người đang xạ trị, Bộ Y tế khuyến cáo, sau xạ trị ít nhất 14 ngày. Với người đang truyền hoá chất có thể tiêm 1, 2 tuần trước khi truyền hoá chất hoặc sau khi bạch cầu trở lại bình thường.

Với bệnh nhân ung thư đang điều trị đích, điều trị miễn dịch có thể tiêm bất cứ thời điểm nào. Bệnh nhân ung thư ghép tuỷ tiêm sau 3 tháng, bệnh nhân theo điều trị liệu pháp tế bào (CART-T cell, NK) nên tiêm sau 3 tháng điều trị.

Cũng giống như người bình thường, bác sĩ Châu cho biết, ở bệnh nhân ung thư cũng có các tác dụng phụ khi tiêm vắc xin, hay gặp gồm: đau, sưng tấy tại vị trí tiêm; mệt mỏi, đau đầu, sốt, gai rét, đau mỏi cơ - khớp, buồn nôn. Ở lần tiêm sau thường nặng hơn lần đầu.

Tác dụng phụ hiếm gặp như:

Dị ứng thường với người có tiền sử dị ứng. Mức độ nặng là sốc phản vệ, cần được phát hiện sớm để xử trí kịp thời;

Rối loạn đông máu: Hầu hết ở phụ nữ 18-59 tuổi, thường 6-15 ngày sau tiêm vắc xin của AstraZeneca hoặc Janssen.

Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim: Xuất hiện vài ngày sau mũi 2, chủ yếu ở người trẻ tuổi, sau tiêm vắc xin của Pfizer và Moderna.

Hiện nay, do chưa có thuốc đặc trị căn bệnh này nên các quốc gia đều trông chờ vào chiến dịch tiêm chủng vắc xin và coi đây như một cứu cách duy nhất để đẩy lùi dịch bệnh. Vì vậy, người dân không nên e dè lo ngại vắc xin mà nên đi tiêm ngay khi đến lượt kể cả có bệnh đi kèm.
 
K.Chi

Bị hoãn tiêm vắc xin tại phường, vào viện mạch vẫn nhanh có được tiêm hay không?

Bị hoãn tiêm vắc xin tại phường, vào viện mạch vẫn nhanh có được tiêm hay không?

Bị hoãn tiêm vắc xin ở phường vì mạch nhanh, chị M băn khoăn nếu vào viện mà mạch vẫn nhanh thì liệu có được tiêm hay không? Nếu không phải do bệnh lý thì có cách nào nhịp tim trở về bình thường để đủ điều kiện tiêm chủng?

Dị ứng thuốc, thực phẩm không liên quan vắc xin Covid-19 vẫn tiêm được

Dị ứng thuốc, thực phẩm không liên quan vắc xin Covid-19 vẫn tiêm được

Theo quyết định mới của Bộ Y tế, chỉ những người từng dị ứng với vắc xin Covid-19 và thành phần nào đó trong vắc xin mới chống chỉ định tiêm. Còn dị ứng với các thành phần không liên quan tới vắc xin thì không nên lo lắng.


 

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !