Hà Nội cải thiện mức sống của thương bệnh binh, người có công
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Triển khai nhiều hoạt động thiết thực
Theo báo cáo của Sở LĐTB & XH Hà Nội, trong tổng số 703.524 người có công trên địa bàn Thủ đô thì có 4.276 người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; 3.784 người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945; 107 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 43 Anh hùng lao động; 79.500 liệt sỹ; 6.586 Mẹ Việt Nam anh hùng; 35.017 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; 14.809 bệnh binh; 13.585 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Hà Nội có 6.485 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; 1.832 người có công giúp đỡ cách mạng; 537.500 người tham gia hoạt động kháng chiến giải phỏng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, thời gian qua, Hà Nội luôn nỗ lực cải thiện mức sống của thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công. Cùng với thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, kế hoạch của TP các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hà Nội nhiều năm qua đều được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công theo tiêu chí mà Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề ra.
Thông qua các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong việc xã hội hóa các chương trình chăm sóc người có công, lồng ghép với nhiều chương trình khác như: Cho vay vốn ưu đãi, giài quyết việc làm, hỗ trợ phương tiện sản xuất,...
Theo đó, TP đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực như: Hỗ trợ xây và sửa chữa nhà ở cho 5.439 người có công với cách mạng với tổng kinh phí 180.919 triệu đồng. Trong đó, xây mới 2.071 nhà, sửa chữa 3.368 nhà; tặng 47.149 sổ tiết kiệm tình nghĩa với tổng kinh phí 36.007 triệu đồng; vận động quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” đạt 240.609 triệu đồng.
100% hộ gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mặt bằng chung
Cùng với thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nưóc, kế hoạch của TP, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hà Nội, ông Khánh cũng cho biết thêm, Hà Nội là một địa phương trong nhiều năm qua được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công theo tiêu chí mà Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề ra. Thông qua các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong việc xã hội hóa các chương trình chăm sóc người có công, lồng ghép với nhiều chương trình khác như: cho vay vốn ưu đãi, giải quyết việc làm, hỗ trợ phương tiện sản xuất,...
Cùng với sự quan tâm của địa phương và các ngành chức năng, bản thân người có công cũng rất nỗ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống... Đến nay, 100% hộ gia đình người có công trên địa bàn Hà Nội có mức sống bằng hoặc cao hơn sống trung bình so với người dân nơi cư trú.
Những năm qua TP đã có điều chỉnh phù hợp về chính sách chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho phù hợp với thực tế, theo hướng đáp ứng yêu cầu thực tiễn, để người có công được thụ hưởng chính sách tốt nhất.
Cụ thể, năm 2012, TP có Nghị quyết về hỗ trợ công tác điều dưỡng luân phiên đối với người có công từ 5 năm/lần xuống 2 năm/lần; mức phụng dưỡng đối với Mẹ Việt Nam anh hùng được điều chỉnh tăng từ 400.000 đồng/tháng lên 500.000 đồng/tháng và hiện nay đã tăng lên mức từ 700.000 đồng/tháng đến 1 triệu đồng/tháng.