Hà Nội bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sản phẩm OCOP

Lợi thế “Đất trăm nghề” bao gồm nhiều làng nghề, làng nghề truyền thống là điều kiện thuận lợi để Thành phố Hà Nội triển khai thực hiện Chương trình OCOP trong giai đoạn tới.

Lợi thế được coi là “Đất trăm nghề”, với 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước, Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó gồm 4 nhóm: Chế biến, bảo quản nông sản có 329 làng nghề; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có 56 làng nghề; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ có 822 làng nghề; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh có 143 làng nghề.

Đến nay, Hà Nội đã công nhận được 313 làng nghề, làng nghề truyền thống. Bên cạnh đó, Hà Nội hiện có 1.090 HTX nông nghiệp đang hoạt động, 1.543 tổ hợp tác, 1.581 trang trại; Có 141 chuỗi liên kết, 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao... đây là điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện Chương trình OCOP trong giai đoạn tới.

{keywords}
Nặn tò he là một nghề độc đáo tạo nên bản sắc riêng của làng nghề Hà Nội. Ảnh: Ngô Dương

Tại Hội thảo góp ý xây dựng khung chương trình và giải pháp thúc đẩy chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 do Bộ NN&PTNT tổ chức mới đây, ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh văn phòng thường trực, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố Hà Nội cho biết: Giai đoạn 2021-2025, thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, Hà Nội xác định nhiệm vụ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình mỗi xã một sản phẩm vẫn là nhiệm vụ chính trị, trọng tâm trong cả nhiệm kỳ, do vậy ngày 17/3/2021, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình số 04 Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025. Chương trình số 04 xác định mục tiêu Chương trình OCOP đến năm 2025 là phấn đấu đánh giá, phân hạng thêm ít nhất 2.000 sản phẩm OCOP trở lên; Triển khai Đề án “Trung tâm thiết kế sáng tạo và giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch sinh thái của quốc gia tại Hà Nội”; Mỗi huyện, thị xã xây dựng ít nhất 01 trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch.

Bên cạnh đó là hỗ trợ phát triển Trung tâm bảo tồn nghề gốm tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm nhằm xây dựng thành trung tâm bảo tồn, phát triển sản phẩm gốm quốc gia của Việt Nam. Thành phố cũng công nhận thêm trên 50 làng nghề, nghề truyền thống; có ít nhất 100 làng nghề, nghề truyền thống được hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể, 100% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận thuộc danh mục được đánh giá tác động môi trường. Đồng thời với các hoạt động trên là xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025; Đề án Quy hoạch phát triển làng nghề Hà Nội giai đoạn 2021-2030, định hướng đến 2040.

Để có thể bảo tồn, phát triển làng nghề bền vững, theo ông Nguyễn Văn Chí, Hà Nội xác định triển khai thực hiện đồng bộ nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, như tăng cường công tác công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước, của thành phố về vai trò, ý nghĩa của sự phát triển ngành nghề nông thôn và bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, thống nhất về nhận thức và hành động.

Thành phố cũng tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề, nhân cấy nghề, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo nghề, chú trọng các nghề truyền thống, cổ truyền. Tổ chức các cuộc thi tay nghề, phong tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi; Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật, tổ chức sản xuất, quản lý doanh nghiệp cho chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất tại làng nghề.

Cùng với các hoạt động trên là việc tập trung phát triển làng nghề gắn với phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng để phục vụ hiệu quả sản xuất, kinh doanh và xúc tiến thương mại; Khôi phục, bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống; kết hợp phát triển làng nghề với du lịch; đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật để sáng tác mẫu mã, nâng cao trình độ tay nghề cho thợ trẻ, gắn với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn và đầu tư xử lý môi trường làng nghề để đảm bảo phát triển bền vững...; Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp trong các làng nghề, khuyến khích hình thành các mô hình liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp và các hộ sản xuất nhằm tìm kiếm thị trường, thiết kế mẫu mã, bao bì, quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm.

Ngô Dương

Làm gì để giá lợn hơi ổn định, mang lại lợi nhuận cho các HTX?

Giá lợn hơi duy trì ở mức dưới 60.000 đồng/kg trong thời gian dài trong khi chi phí chăn nuôi ở mức cao.

HTX bán hàng qua kênh online, đơn hàng tăng gấp 3-4 lần

Giờ đây các HTX đã được hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn, livetream bán hàng, xuất khẩu nông sản qua kênh thương mại điện tử vô cùng tiện lợi

Tiền Giang: Tích cực hỗ trợ kinh tế tập thể phát triển bền vững

Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Tiền Giang luôn phát huy tốt vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể (KTTT), tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các HTX thành viên.

Hà Nội chọn 19 HTX thí điểm tham gia đề án mô hình HTX kiểu mới hiệu quả

UBND Thành phố Hà Nội chọn 19 hợp tác xã thí điểm tham gia đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và đầu tư cho HTX

Các hoạt động tập huấn, thông tin về ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và đầu tư cho hợp tác xã (HTX) tạo cơ hội cho HTX và doanh nghiệp, nhà đầu tư hợp tác, liên kết sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Sơn La: Đẩy mạnh phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, năm 2022 Sơn La đặt mục tiêu có thêm 5 xã về đích NTM, tăng 5 xã so với đầu năm 2021.

Hà Nội đặt mục tiêu 100% HTX nông nghiệp đăng ký xây dựng NTM nâng cao

Hà Nội vừa ban hành kế hoạch củng cố, kiện toàn HTX nông nghiệp trong đó đặt mục tiêu đến năm 2025,  100% HTX ở xã đăng ký xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Bắc Giang: HTX thể hiện tốt vai trò cầu nối cho nông dân

Nhiều HTX  trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết các hộ nông dân với nhau để chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung quy mô lớn.

Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển các mô hình HTX nông nghiệp

Nhờ những chủ trương kịp thời, nhiều HTX nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh đã ứng dụng khoa học kỹ thuật cung cấp ra thị trường những sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận.

HTX - nền tảng xây dựng Nông thôn mới vượt bậc ở Bắc Giang

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang luôn chú trọng củng cố, kiện toàn và phát triển mạng lưới các HTX trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những tiêu chí trong xây dựng NTM mới tại địa phương.

Đang cập nhật dữ liệu !