Giúp học sinh lấy lại động lực khi quay trở lại trường

Sau thời gian dài học online, khi quay trở lại trường học trực tiếp, học sinh rất cần sự đồng hành, hỗ trợ và thấu hiểu của thầy cô, nhà trường.

Dành thời gian giúp học sinh bù đắp kiến thức

Chia sẻ của cô Nguyễn Thị Xuân Hương, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, Đắk Lắk: Trong thời gian dài học online, học sinh chịu nhiều thiệt thòi so với học trực tiếp. Đơn cử, nhiều môn học ở trường trung học phổ thông đòi hỏi tư duy trừu tượng, có sự tương tác cũng như quan sát, sự mô tả trực tiếp từ thầy cô giáo, một số môn cần có thực hành mới hiểu sâu; điều này là khó khăn khi học trực tuyến.

Bên cạnh đó, học online khiến học sinh giảm cơ hội làm việc nhóm, nếu có cũng khó tương tác được nhiều, dẫn đến kĩ năng làm việc nhóm bị yếu đi.

“Lượng kiến thức mà các em tiếp thu được ở nhiều môn học khi học online chỉ ở mức 70-80% so với học trực tiếp”. Đưa nhận định này, cô Nguyễn Thị Xuân Hương cho biết, nhà trường đã họp bàn và lên phương án kĩ lưỡng để bù đắp cho học sinh khi các quay quay trở lại trường.

Trước hết là động viên cán bộ, giáo viên, để thầy cô tận tâm và tận lực hơn trong việc dạy học. Nhà trường xây dựng kho tài liệu gồm các bài giảng là video của những phần kiến thức trọng tâm. Tài liệu được soạn kĩ, chi tiết, được tải lên trang web của nhà trường để học sinh vào học thêm, khuyến khích học theo nhóm và có kênh giải đáp thắc mắc về các vấn đề bài học.

Nhà trường đồng thời triển khai các hoạt động nhằm hướng dẫn cho học sinh tự học và nâng cao năng lực tự học; để các em khai thác tốt hơn các bài giảng, cũng như những tài liệu mà cán bộ nhà trường cung cấp trên trang web của trường.

Liên quan đến nội dung này, ông Đỗ Tường Hiệp, Phó Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk cho biết: Trên cơ sở tình hình dịch bệnh Covid-19 tại địa phương, căn cứ vào kế hoạch năm học của trường và việc đánh giá, phân tích kết quả giáo dục học kỳ I, nhà trường điều chỉnh, bổ sung kế hoạch giáo dục năm học của học kỳ II năm học 2021-2022 để tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh, sinh viên trước ngày 14/2/2022.

Nhà trường chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học/giáo dục phù hợp với từng lớp học, từng đối tượng học sinh; căn cứ vào kết quả phân loại học sinh để có phương pháp dạy học phù hợp và có các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ, động viên, khuyến khích học sinh vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ học tập; có kế hoạch phụ đạo bổ sung kiến thức cho những học sinh yếu, kém, đặc biệt là những học sinh cuối cấp học.

Học sinh Trường Liên cấp Tây Hà Nội tham gia câu lạc bộ Đọc sách - Kịch nghệ.

Bù đắp thiếu hụt kĩ năng xã hội, hoạt động phát triển thể lực

Sau Tết Nguyên Đán, học sinh lớp 7 - 12 của Hà Nội đã quay trở lại trường học sau gần một năm học trực tuyến. Song song với việc đảm bảo các biện pháp an toàn dịch tễ, trường Liên cấp Tây Hà Nội đã triển khai kế hoạch bù đắp kiến thức và kĩ năng thiếu hụt cho học sinh.

Thầy Nguyễn Văn Chắp, Hiệu trưởng Trường Liên cấp Tây Hà Nội, thông tin: Trong thời gian học trực tuyến ứng phó với tình hình dịch bệnh, nhà trường vẫn giữ nguyên tiến độ chương trình dạy và học, học sinh được học đầy đủ các môn học chính và tham gia kiểm tra đánh giá thường xuyên.

Quay trở lại trường, bên cạnh việc rà soát, đánh giá và phân định từng nhóm học sinh cụ thể để bù đắp kiến thức, trường Tây Hà Nội nhận thấy thiếu hụt lớn nhất chính là kĩ năng xã hội và các hoạt động phát triển thể lực, năng khiếu. Cả ngày chỉ quanh quẩn trong nhà và coi thiết bị điện tử như một người “bạn thân”, toàn bộ hoạt động thể chất và tinh thần của học sinh gần như bị bỏ bẵng.

“Với mục tiêu mỗi ngày đến trường là một ngày vui, trường Liên cấp Tây Hà Nội triển khai chuỗi câu lạc bộ năng khiếu Happy Day. Thay vì các môn văn thể mĩ vẫn được coi là “phụ”, trường Tây Hà Nội đã dành nguyên buổi chiều kế tuần để triển khai các câu lạc bộ Happy Day mà học sinh được quyền lựa chọn để tham gia từng tháng.

Có thể kể đến như: câu lạc bộ Múa, Nhạc cụ, Nấu ăn (tiểu học); câu lạc bộ Hòa tấu - Hợp xướng, Debate (trung học cơ sở); câu lạc bộ phát triển nghề nghiệp (trung học phổ thông)…

Happy Day với rất nhiều hoạt động thú vị, đa ngôn ngữ, đa lĩnh vực giúp các em phát huy tối đa năng khiếu và sở trường của mình. Tham gia Happy Day, học sinh vừa được vui chơi giải trí, kết nối bạn bè, lại vừa “lượm” về được rất nhiều kiến thức và kỹ năng bổ ích. Nhà trường hi vọng rằng, đây là sẽ “cú hích” giúp học sinh bù đắp kiến thức và các kỹ năng xã hội, hướng tới giáo dục toàn diện cho toàn bộ học sinh” - thầy Nguyễn Văn Chắp chia sẻ.

Theo giaoducthoidai.vn

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Đang cập nhật dữ liệu !