“Nhất là không, không là nhất” từng được viết là “Nhit la Khuam, Khaum là nhit”

Cả trăm năm nay, chữ quốc ngữ được nói nhiều, viết nhiều, khen nhiều, chê nhiều. Nhưng có khen, chê thì cũng phải viết, phải in bằng thứ chữ ấy.

Theo nhà nghiên cứu độc lập Nguyễn Trường Thăng, ngay từ thế kỷ 17, các giáo sỹ phương Tây đã cố gắng khởi thảo việc Latin hóa chữ viết của Trung Hoa và Nhật Bản. Nhưng điều lạ lùng là họ đã thất bại tại hai quốc gia này và lại thành công ở Việt Nam.

Alexandre de Rhodes - hay còn gọi là linh mục Đắc Lộ, một giáo sỹ Dòng Tên, người có đóng góp lớn trong việc hình thành chữ quốc ngữ ngày nay - trong lá thư năm 1625 từng viết:  Ainao (Hải Nam), Tumquim (Đông Kinh) .. nói được nhưng chưa viết giỏi.

Linh mục Gaspar Luis năm 1626 từng viết tiếng Việt: Bendâ (Bến đá), Bodê (Bồ đề), Nhit la Khuam, Khaum là nhit ( Nhất là không, không là nhất). Cũng trong năm 1626, Francesco Busomi viết: xán tí (Thượng đế), thien chu (Thiên chủ), ngaoc huan (Ngọc hoàng).

Giai đoạn từ 1631 – 1648, các chữ viết vẫn liền nhau, đôi lúc cách nhau. Thư của Alaxandre de Rhodes trong giai đoạn này viết: Chúacanh (Chúa Canh) , Chúa bàng (Chúa Bằng), Chúa oũ (Chúa ông), dau thic ( Đạo Thích), Ghe an ( Nghệ An), Oũghebo ( Ông nghè bộ).

Đến thời điểm 1651, Alaxandre de Rhodes cho xuất bản tại nhà in đa ngữ Roma tác phẩm chữ quốc ngữ: Từ điển Việt- Bồ-La. Không chỉ viết sách, linh mục Đắc Lộ còn viết ngữ pháp tiếng Việt. Tuy tiếp thu một phần những công trình của các vị tiền bối, nhưng ông đã có công lớn trong việc tổng hợp, hoàn chỉnh lối ký âm tiếng Việt.

So với chữ Việt được ký âm trước đó, đây là giai đoạn tiến bộ vượt bậc. Các nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, ư. Các nguyên âm kép: ai, ay, ao, au, âu, eo, êu, ia, iê, io,iô, iơ, iu, iư, oa, oe, oi, ôi, ơi, ua, uâ, uê, ui, uy, uô, uơ, ưa, ưi, ươ, ưu.

Các nguyên âm ba  trước đó chưa thấy: iai, iay, iây, iao, iau, iâu, ieo, iêo, ioi, iôi, iơi, ioũ, (iua), iưa, iươ, iuô, oai, uay, uây, uie,uôi, ươi,ươu, chỉ thiếu: uyê  (viết là uiê), iua , dư nguyên âm ba  ioũ.

Các phụ âm:  B, C,D,Đ, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, X. Các phụ âm kép: BL, CH, GH, KH, ML, NG, NGH, NH, PH, TH, TL, gần giống như ngày nay ngoại trừ phụ âm V, BL, Tl… 

Từ điển Annam- LaTinh doPigneau de Béhaine (Bỉ Nhu Bá Đa Lộc) biên soạn. Ảnh: Wikipedia.

Sau giai đoạn trên, việc ký âm chữ Việt càng ngày càng hoàn thiện. Cuốn Lịch sử chữ quốc ngữ của Đỗ quang Chính trang 93 có in tài liệu viết tay của Igesico Văn Tín viết ngày “muờy hay tháng chinh D. C. J. ra dờy một nghìn sáu tram nam muơy chinh’’ ( 12/09/1659 ).

Ngoài Alexandre de Rhodes, ngày nay các nhà nghiên cứu chú ý đến linh mục người Bồ Đào Nha Francisco Pina, đến Việt Nam năm 1617, đã sống tại các vùng Hội An (Quảng Nam), Nước Mặn (Quy Nhơn), Thuận Hóa (vùng đất từ Quảng Bình đến Thừa Thiên – Huế), được coi là người đầu tiên chuyên chú về việc khai sinh chữ quốc ngữ.

Francisco Pina sinh năm 1585, là linh mục đầu tiên nói thạo tiếng Việt, và cũng là người đầu tiên truyền đạo mà không cần dùng đến thông ngôn.

Nhắc đến Francisco Pina, Alexandre de Rhodes ghi lại những kỷ niệm sau:

“Chúng tôi khởi hành từ Macao vào tháng 10 năm 1624 và sau 19 ngày thì tới Đàng Trong, tất cả đều hồ hởi bởi hoạt động tốt. Ở đó chúng tôi gặp cha Pina, ngài rất thông tạo tiếng xứ này, một thứ tiếng khác hẳn tiếng Tàu. Tiếng mới này còn thông dụng ở Đàng Ngoài, ở Cao Bằng, ở Đàng Trong và người ta còn nghe và hiểu ở ba xứ lân bang khác. Đối với tôi, thú thật vừa tới Đàng Trong và nghe dân xứ này nói, nhất là phụ nữ, tôi tưởng như nghe chim hót và tôi không bao giờ mong có thể học được….Vì thế mà tôi thấy cha Fernandez và cha Buzomi phải dùng thông ngôn để giảng, chỉ có cha Francois de Pina không cần thông ngôn vì nói rất thạo. Tôi nhận thấy bài ngài giảng có ích nhiều hơn bài các vị khác. Điều này khiến tôi tận tuỵ học hỏi, tuy vất vả, thế nhưng khó ít mà lợi nhiều. Tôi liền chuyên chú vào việc. Mỗi ngày tôi học một bài và siêng năng như khi xưa vùi đầu vào khoa thần học ở Rôma”

Những khám phá gần đây về linh mục Pina cho thấy ông mới là người được xác nhận có công đầu trong việc khai sinh ra chữ quốc ngữ. Tiếc rằng ông là người vắn số khi bị đuối nước tại cù lao Chàm (Hội An) năm 1625 bởi một tai nạn lật thuyền.

Nói chung, vào giai đoạn hình thành chữ quốc ngữ 1615-1659, các linh mục Dòng Tên thuộc nhiều quốc tịch đã cùng nhau cộng tác hình thành chữ quốc ngữ trong những bước đi chập chững. Trong đó, dấu ấn Bồ Đào Nha rất rõ với Pina, Gaspar d’Amaral, Barbosa, Gaspar Luis… Nhưng cũng không thể bỏ qua người Ý với Borri, Majorica, Marini.. Nhất là người Avignon (Pháp) với Alexandre de Rhodes và người Thụy sĩ với Onofre Borges.

Sang giai đoạn Pigneau de Béhaine (Bỉ Nhu Bá Đa Lộc) 1772-1773 và Taberd 1838, năm 1838, linh mục Taberd cho xuất bản cuốn từ điển Annam- Latinh tại Sérempore, trong đó có dựa vào từ điển của linh mục Bá Đa Lộc.

Từ điển Annam-Latinh của Bỉ Nhu Bá Đa Lộc bắt đầu được soạn thảo năm 1772 và hoàn thành năm 1773. Cuối năm 1999, cuốn từ điển này được tác giả Hồng Nhuệ chuyển ra chữ quốc ngữ và được in tại NXB Trẻ.  

Kể từ khi người Pháp cai trị đất nước Việt Nam, chữ quốc ngữ càng ngày càng có vị trí vững chắc, từ những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ, đến tác phẩm của Trương Vĩnh Ký; từ Đông Dương và Nam Phong tạp chí đến Phan Khôi với phong trào thơ mới; từ nhóm Tự Lực Văn Đoàn, Văn học hiện thực phê phán đến nền văn học hiện đại ngày nay, chữ quốc ngữ đã tiến những bước dài, đã xây dựng một nền văn chương quốc ngữ đồ sộ hôm qua, hôm nay, cũng như trong tương lai.

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, các nhà trí thức, các sĩ phu yêu nước đã sớm thấy sự tiện lợi của chữ quốc ngữ để phát triển đất nước. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã thấy rõ tầm quan trọng của chữ quốc ngữ trong chiến dịch diệt giặc dốt, là phương tiện phát huy học thuật,… Kể từ ngày đó, chữ quốc ngữ, nền văn chương quốc ngữ tiếp tục khẳng định vị trí đặc biệt của mình giữa lòng dân tộc.

Hiền Anh

Giao lưu văn hóa sưu tập tem nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ

Chương trình Giao lưu văn hóa sưu tập tem sẽ giúp học sinh Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) thêm yêu quê hương đất nước, góp phần phát triển phong trào sưu tập tem trong trường học.

Nữ sinh Trường Newton và hành trình giành học bổng toàn phần đại học top đầu thế giới

Tháng Tư luôn là giai đoạn sôi động nhất của việc apply học bổng của các học sinh có khát vọng tìm kiếm những môi trường giáo dục lý tưởng trên phạm vi toàn cầu.

Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp

Vừa qua, Trường THCS- THPT Newton đã tổ chức hội thảo “Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp”.

Tuyển sinh 2022: Thí sinh trúng tuyển đại học xác nhận nhập học từ hôm nay

Từ hôm nay (18/9), Bộ GD&ĐT sẽ mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; hạn cuối xác nhận nhập học là 17h ngày 30/9/2022.

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh triển khai phương án phòng, chống virut Corona

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản số 132/SGDĐT-CTTT gửi Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện về việc triển khai phòng, chống dịch bệnh do virut Corona gây ra.

Hải Phòng: Nhiều trường học "nhắc nhở" phụ huynh phòng chống vi rút Corona

Trong ngày 30, 31/1, nhiều trường học tại thành phố Hải Phòng đã có thông báo gửi đến phụ huynh, học sinh về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona.

Dọn phòng, bố ngỡ ngàng phát hiện Bộ luật “phải tuân chỉ” của con trai lớp 5

Một học sinh lớp 5 (ở Thanh Hóa) đã tự đề ra bộ luật 21 điều “phải tuân chỉ” riêng cho bản thân khiến cha mẹ vô cùng ngỡ ngàng.

Diễn biến mới nhất vụ hàng chục học sinh ở Đắk Lắk mang "hàng nóng" đi hỗn chiến

Vụ hàng chục học sinh tham gia chuẩn bị đánh nhau tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, các số liệu của nhà trường cung cấp cho báo chí và cơ quan chức năng đã "vênh" nhau một cách khó hiểu.

"Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 của Hà Nội đưa ra yêu cầu hoàn toàn phi lí"

Đó là chia sẻ của TS. Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên trườn THPT Chu Văn An (Hà Nội) về đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 của Hà Nội.

Xã hội càng "trí tuệ nhân tạo" sẽ càng cần "nhân văn số"

Ở Việt Nam, rô-bốt đã làm thay chức năng của nhân viên trong thư viện. Như vậy, để thấy viễn cảnh rô-bốt thay thế hoàn toàn con người trong một số lĩnh vực kỹ thuật không còn xa nữa. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là rô-bốt có thể thay thế mọi lĩnh vực...

Đang cập nhật dữ liệu !