Nam sinh thiếu thận bẩm sinh bị từ chối học trường quân sự sẽ học hệ dân sự?

Mồ côi cả cha lẫn mẹ từ sớm, cố gắng học tập và thi vào quân sự theo ước nguyện của bố trước khi mất, Bùi Đình Sơn tưởng chừng đã hoàn thành tâm nguyện khi trúng tuyển vào Học viện Hậu cần.

Nhưng sau khi nhập học, tân sinh viên bị trả về vì kết quả khám sức khỏe đầu năm cho thấy Sơn thiếu thận phải bẩm sinh, không đủ điều kiện sức khỏe theo học quân sự.

Nghị lực của nam sinh nghèo

Nam sinh thiếu thận bẩm sinh bị từ chối học trường quân sự sẽ học hệ dân sự? - ảnh 1

Bùi Đình Sơn hết sức bất ngờ khi bị tạm dừng học tại HV Hậu cần do thiếu thận phải bẩm sinh

Chúng tôi gặp Bùi Đình Sơn (SN 1997, trú xóm 1, Nghi Kim, Tp Vinh, Nghệ An) khi em vừa khăn gói từ Học viện Hậu cần (TP Hà Nội) về nhà. Gương mặt buồn bã, em hoang mang không biết tiếp theo mình phải làm gì, khi trường Học viện Hậu cần từ chối cho theo học, còn hầu hết các trường ĐH khác đã hoàn tất công tác tuyển sinh.

Ngôi nhà nhỏ bé nằm ở ngoại thành TP Vinh, là nơi ở của Sơn và chị gái cùng bà nội. Năm lên 9 tuổi, mẹ Sơn bị ốm nặng rồi qua đời.

Ngày 21-9, em Bùi Đình Sơn (18 tuổi, ở xã Nghi Kim, TP Vinh, Nghệ An) đã ra Trụ sở tiếp công dân của Bộ Quốc Phòng để “cầu cứu” bày tỏ nguyện vọng muốn được “sát hạch” lại sức khỏe để em có thể tiếp tục học tập ở Học viện Hậu cần (Bộ Quốc phòng).

Tại đây, Sơn được hướng dẫn gửi đơn và tâm thư trực tiếp lên Bộ Quốc phòng để được xem xét, giải quyết.

Em Bùi Đình Sơn cùng chị gái mồi côi cả cha lẫn mẹ đang sống với bà Nguyễn Thị Hồng (bà nội, thuộc diện hộ nghèo, bà đang bị một khối u ở lưng).

Một nhà xe biết hoàn cảnh của Sơn quá khó khăn đã cho Sơn đi xe, ăn cơm miễn phí từ Nghệ An ra Hà Nội.

Nguồn PLO

Đến năm học lớp 10, tai họa lại ập đến gia đình nhỏ, bố Sơn trong lúc lái xe công nông lại bị ngã, tụ máu não rồi mất. Từ đó, hai chị em Sơn mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống dưới sự đùm bọc anh em, làng xóm và bà nội già yếu năm nay đã 84 tuổi.

Hoàn cảnh gia đình khó khăn, dù ít tuổi nhưng Sơn luôn thể hiện là người đàn ông gánh vác công việc nặng trong nhà, đỡ đần bà nội và chị gái. Buổi đi học, buổi làm ruộng, mùa màng xong xuôi Sơn lại tranh thủ những lúc nghỉ đi phụ hồ, bốc gạch thuê, kiếm tiền trang trải học hành.

Chị Bùi Thị Thương – chị gái của Sơn hiện đang là sinh viên ĐH Vinh, nhiều lúc nghĩ lại cảnh nhà, thương em, định bỏ học đi làm thuê, nhưng hai chị em lại động viên nhau, cố gắng giành học bổng để tiếp tục học tập.

Riêng Sơn, mặc dù vừa phải tự lập và tự học, nhưng em luôn là học sinh giỏi nhiều năm liền, là một cán bộ lớp, cán bộ đoàn gương mẫu. Tháng 5/2015, Bùi Đình Sơn là 1 trong 3 học sinh của Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (TP Vinh) được kết nạp vào Đảng.

Bố của Sơn là ông Bùi Đình Bình từng lên đường nhập ngũ. Trước khi mất, ông Bình trăn trối và căn dặn con gắng học hỏi để sau này vào trường đại học quân sự và trở thành người chiến sĩ.

Không phụ tâm nguyện của người cha đã mất, trong kỳ thi THPT Quốc gia 2015, Sơn được điểm 27,5 (Toán: 9; Lý: 9; Hóa: 9; và 0,5 điểm vùng). Em đã làm thủ tục xét tuyển vào trường Học viện Hậu cần và đã trúng tuyển và nhận được giấy báo nhập học cuối tháng 8.

Ai cũng mừng cho kết quả sau bao nhiêu năm cố gắng phấn đấu của Sơn. Em thắp nén hương bàn thờ, báo tin cho cha mẹ dưới suối vàng, và chuẩn bị thủ tục, hành lý lên đường vào bộ đội.

Hụt hẫng phát hiện bị thiếu thận bẩm sinh
Nam sinh thiếu thận bẩm sinh bị từ chối học trường quân sự sẽ học hệ dân sự? - ảnh 2

Mặc dù hoàn cảnh khó khăn nhưng Sơn luôn là học sinh giỏi

Sơn đến khám sức khỏe tại BVĐK thành phố Vinh (không siêu âm – PV) với kết quả sức khỏe bình thường, (cao 1.71cm, nặng 65kg, thị lực 10/10). Trước đó, trong đợt sơ tuyển sức khỏe thi vào các trường quân sự vừa qua, Sơn đi sơ tuyển và được Ban chỉ huy quân sự TP Vinh xác nhận là đạt yêu cầu để học các trường quân sự.

Tạm biệt chị gái và bà nội, Sơn một mình ra Hà Nội nhập học. Mọi việc diễn ra thuận lợi, không gặp trục trặc gì. Nhưng sau khi hoàn thành thủ tục nhập học, nhà trường tổ chức kiểm tra sức khỏe.

Kết quả kiểm tra cho thấy, không phát hiện thấy thận phải của em. Dù được kết luận là sức khỏe bình thường nhưng do thiếu 1 quả thận nên em không được tiếp tục học tập, rèn luyện tại Học viện Hậu cần nữa.

Quá bất ngờ và hụt hẫng, Sơn tự mình đi kiểm tra sức khỏe lại một lần nữa tại BV Quân y 108. Kết quả Sơn bị thiếu thận phải bẩm sinh, thận trái bình thường (không phải thiếu thận do mổ cắt – PV).

Không đủ điều kiện tham gia học, em đành trở về quê nhà, ba bà cháu ôm nhau khóc.

“Sự việc quá bất ngờ, bản thân em không biết trước được. Là con nhà nông, em lao động nhiều, trước đến nay sức khỏe em đều rất tốt. Bây giờ về nhà, em thấy rất buồn, vì không thể thực hiện được tâm nguyện của bố, và ước mơ của bản thân mình. Lúc này, các trường khác cũng đã hoàn thành các đợt xét tuyển, nên em không biết đăng ký hồ sơ vào đâu nữa”, Sơn bày tỏ.

Tâm thư gửi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Ngày 20/9, Sơn đã viết đơn và trực tiếp mang đi gửi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Văn phòng tuyển sinh Bộ Quốc phòng, tha thiết mong được xem xét cho trường hợp của mình, để em được tiếp tục học tập, cống hiến...

Trong đơn, Sơn viết: “Hoàn cảnh gia đình khó khăn, mồ côi cha mẹ, bà nội đã già, lại mang trên mình khối u lớn giữa sống lưng... Để được đến trường đi học, cháu lao động kiếm tiền để cố gắng vượt lên hoàn cảnh, để học vì ước mở từ bé là được khoác lên mình màu áo lính, được trở thành con người kỷ luật, trưởng thành, phục vụ quân đội lâu dài...

Nay sự việc xảy ra, cháu rất tuyệt vọng. Từ nhỏ đến lớn, sức khỏe cháu rất tốt, thể lực tốt, không hề có tiền sử bệnh gì. Cháu biết và cũng đã tìm hiểu môi trường huấn luyện ở lục quân là rất vất vả, nhưng cháu sẽ vượt qua được.

Chính vì vậy, cháu kinh mong các lãnh đạo Bộ, cơ quan chức măng xem xét trường hợp của cháu. Nếu được ở lại, cháu hứa và quyết tâm hoàn thành bất cứ mọi nhiệm vụ được giao, học tập thật tốt. Nếu xảy ra vấn đề gì về sức khỏe, cháu và gia đình xin hoàn toàn chịu trách nhiệm”.

Cô Võ Ánh Quỳnh – giáo viên chủ nhiệm của Sơn tâm sự: “Dù hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng Sơn đã không ngừng nỗ lực, 3 năm liền em là học sinh giỏi toàn diện, là người có ý thức tự giác cao, gương mẫu, được bạn bè tín nhiệm. 

Khi biết em đủ điểm để vào Học viện Hậu cần, bản thân tôi cũng như các thầy cô giáo trong trường hết sức vui mừng nhưng giờ Sơn không đủ điều kiện sức khỏe để theo học, tôi rất buồn và tiếc cho em. Tôi cũng mong các cơ quan chức năng có thể xem xét trường hợp của Sơn, để em có cơ hội vào đại học”.


Lãnh đạo Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) cho biết, đối với khối trường quân đội thì yêu cầu về sức khỏe rất quan trọng, việc không đạt sức khỏe theo học là rất nguy hiểm.
Theo lãnh đạo Cục Nhà trường, đối với khối trường quân đội, ngoài học kiến thức các em phải rèn luyện và tập luyện với cường độ rất cao. Sức khỏe không đảm bảo mà vẫn theo học sẽ nguy hiểm tính mạng của các em.

Giải thích về việc khi sơ tuyển ở địa phương thì đạt nhưng khi kiểm tra tại trường (sau khi nhập học được kiểm tra sức khỏe lại -PV) lại phát hiện ra sức khỏe không đạt, lãnh đạo này cho hay: Việc sơ tuyển ở địa phương chỉ ở mức độ tương đối bởi trang thiết bị còn hạn chế, khi trúng tuyển nhập học thí sinh sẽ được kiểm tra tổng thể ở mức độ sâu với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại nên sẽ phát hiện được nếu sức khỏe không đạt. Hàng năm không ít trường hợp cũng phải xóa tên ra khỏi danh sách trúng tuyển vì lý do sức khỏe khám lại không đạt.

Chia sẻ về hướng giải quyết đối với trường hợp của em Bùi Đình Sơn, lãnh đạo này cho biết: Do em không đạt sức khỏe nên sẽ không được phép theo học hệ quân sự. Nếu có em có nguyện vọng theo học hệ dân sự thì nhà trường có thể xem xét để tạo điều kiện. Việc này cũng khá thuận lợi bởi HV Hậu Cần có cả hệ quân sự và dân sự.

Theo tìm hiểu, trường hợp thí sinh bị loại ra khỏi hệ quân sự khối trường quân sự do sức khỏe không đảm bảo sau khi kiểm tra lại không chỉ có em Bùi Đình Sơn mà còn có một số thí sinh khác. Tuy nhiên, có em đăng ký vào trường mà chỉ có hệ quân sự. Chính vì thế, để tạo điều kiện cho thí sinh, Bộ Quốc phòng đã có văn bản đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho các em chuyển sang theo đúng nguyện vọng 1, tức là chỉ cần bằng điểm là có thể vào học tại các trường theo nguyện vọng 1 chứ không phải xét nguyện vọng 2 hoặc Bộ Quốc phòng sẽ tạo điều kiện để thí sinh được học hệ dân sự trong các trường quân sự.

Một cán bộ của Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho hay: Cục đã nhận được văn bản đề nghị của Bộ Quốc phòng, hiện văn bản này đã được trình lãnh đạo Bộ GD-ĐT xem xét quyết định. Tuy nhiên lãnh đạo Bộ GD-ĐT vẫn chưa có ý kiến về việc này.

Nguồn Dân trí

Hồ Lài/Nguồn GDTĐ

Giao lưu văn hóa sưu tập tem nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ

Chương trình Giao lưu văn hóa sưu tập tem sẽ giúp học sinh Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) thêm yêu quê hương đất nước, góp phần phát triển phong trào sưu tập tem trong trường học.

Nữ sinh Trường Newton và hành trình giành học bổng toàn phần đại học top đầu thế giới

Tháng Tư luôn là giai đoạn sôi động nhất của việc apply học bổng của các học sinh có khát vọng tìm kiếm những môi trường giáo dục lý tưởng trên phạm vi toàn cầu.

Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp

Vừa qua, Trường THCS- THPT Newton đã tổ chức hội thảo “Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp”.

Tuyển sinh 2022: Thí sinh trúng tuyển đại học xác nhận nhập học từ hôm nay

Từ hôm nay (18/9), Bộ GD&ĐT sẽ mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; hạn cuối xác nhận nhập học là 17h ngày 30/9/2022.

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh triển khai phương án phòng, chống virut Corona

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản số 132/SGDĐT-CTTT gửi Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện về việc triển khai phòng, chống dịch bệnh do virut Corona gây ra.

Hải Phòng: Nhiều trường học "nhắc nhở" phụ huynh phòng chống vi rút Corona

Trong ngày 30, 31/1, nhiều trường học tại thành phố Hải Phòng đã có thông báo gửi đến phụ huynh, học sinh về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona.

Dọn phòng, bố ngỡ ngàng phát hiện Bộ luật “phải tuân chỉ” của con trai lớp 5

Một học sinh lớp 5 (ở Thanh Hóa) đã tự đề ra bộ luật 21 điều “phải tuân chỉ” riêng cho bản thân khiến cha mẹ vô cùng ngỡ ngàng.

Diễn biến mới nhất vụ hàng chục học sinh ở Đắk Lắk mang "hàng nóng" đi hỗn chiến

Vụ hàng chục học sinh tham gia chuẩn bị đánh nhau tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, các số liệu của nhà trường cung cấp cho báo chí và cơ quan chức năng đã "vênh" nhau một cách khó hiểu.

"Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 của Hà Nội đưa ra yêu cầu hoàn toàn phi lí"

Đó là chia sẻ của TS. Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên trườn THPT Chu Văn An (Hà Nội) về đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 của Hà Nội.

Xã hội càng "trí tuệ nhân tạo" sẽ càng cần "nhân văn số"

Ở Việt Nam, rô-bốt đã làm thay chức năng của nhân viên trong thư viện. Như vậy, để thấy viễn cảnh rô-bốt thay thế hoàn toàn con người trong một số lĩnh vực kỹ thuật không còn xa nữa. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là rô-bốt có thể thay thế mọi lĩnh vực...

Đang cập nhật dữ liệu !