Giải pháp thu phí không dừng do doanh nghiệp Việt phát triển giúp tiết kiệm thời gian

Với hệ thống thu phí điện tử không dừng - ePass, Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC) giúp tạo sự tiện lợi cho người dân trong thanh toán, đồng thời đáp ứng mục tiêu phát triển chính phủ số, kinh tế số tại Việt Nam.
Giải pháp ePass do VDTC phát triển giúp tiết kiệm thời gian lưu thông trên đường cao tốc.

Cao tốc Tiên Yên - Móng Cái được đầu tư theo hình thức BOT có chiều dài 63,26 km, rộng 25,25m, 4 làn xe, vận tốc tối đa 120km/h, là đoạn tuyến cuối cùng của chuỗi cao tốc dọc tỉnh dài 176 km, kết nối đồng bộ, hiện đại, liên thông, tổng thể với cao tốc Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn, tạo thành tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam (gần 600 km). Hiện tại toàn tuyến có tổng cộng 4 trạm thu phí, trong đó có 2 trạm ở đầu và cuối tuyến Tiên Yên - Móng Cái. Hai trạm còn lại ở các nút giao Đầm Hà, Hải Hà. Toàn tuyến có 28 cửa và đều được trang bị hệ thống thu phí tự động.  

Với vị thế là tuyến cao tốc duy nhất ở Việt Nam kết nối đồng bộ 3 sân bay quốc tế (Nội Bài - Cát Bi - Vân Đồn); hệ thống cảng biển, logistics, các khu kinh tế cửa khẩu với cửa khẩu quốc tế Móng Cái..., tỉnh Quảng Ninh kỳ vọng tuyến đường sẽ tạo ra các hành lang giao thông gắn với hành lang kinh tế, đô thị, mở ra không gian phát triển mới.  

Vừa qua, Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC) và UBND tỉnh Quảng Ninh  đã phối hợp cùng Công ty Đầu tư và Phát triển hạ tầng Vân Đồn (thuộc tập đoàn Sungroup) khai trương thu phí tuyến cao tốc Tiên Yên – Móng Cái bằng hình thức dịch vụ thu phí tự động không dừng (ETC). Theo đó, từ ngày 5/10, các trạm thu phí trên tuyến cao tốc Tiên Yên – Móng Cái sẽ đảm bảo sử dụng dịch vụ thu phí theo hình thức ETC trên toàn tuyến.

Sau 5 ngày triển khai khảo sát, thiết kế, kết nối và chạy thử nghiệm, thành công tích hợp hệ thống, VDTC với thương hiệu ePass chính thức là đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối Backend bao gồm phần mềm xử lý và lưu trữ dữ liệu cho hệ thống thu phí ETC trên tuyến cao tốc Tiên Yên – Móng Cái. 

Với nền tảng công nghệ mới nhất gồm hệ thống tính cước thời gian thực (OCS); công nghệ ảo hóa (Cloud) và công nghệ nhận diện ảnh (OCR), hệ thống kết nối thu phí không dừng của VDTC sẽ giúp thời gian xử lý giao dịch thu phí chỉ còn 0.2 giây, phương tiện qua trạm sẽ tiết kiệm thời gian hơn 60 lần so với sử dụng cách soát vé thủ công. Hệ thống hoạt động ổn định, đảm bảo tính đồng bộ và khả năng kết nối liên thông với hệ thống thu phí không dừng trên toàn quốc. Theo ghi nhận trong ngày 5/10, việc vận hành các trạm thu phí trên cao tốc diễn ra thuận lợi, phương tiện lưu thông thông suốt, đạt hiệu quả bước đầu triển khai. 

Phát biểu tại sự kiện khai trương, ppng Bùi Trình – Tổng Giám đốc VDTC chia sẻ: “Với hệ thống ePass, VDTC đặt mục tiêu đẩy mạnh tiến độ phổ cập dịch vụ thu phí không dừng, giúp quản lý, khai thác hệ thống đường bộ nói chung và hệ thống đường cao tốc nói riêng, vừa tạo sự tiện lợi cho người dân trong thanh toán, vừa đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển chính phủ số, kinh tế số của Bộ Giao thông Vận tải cũng như Chính phủ.”

Với mong muốn được góp phần hiện đại hóa nền giao thông quốc gia, bắt kịp xu hướng về chuyển dịch về công nghệ, giao thông trên thế giới và khu vực, VDTC tiếp tục nâng cấp và phát triển sản phẩm dịch vụ ePass để tạo ra hệ sinh thái các sản phẩm giao thông số thông qua xúc tiến triển khai các dự án giao thông thông minh trên các tuyến đường cao tốc và trong tương lai là các bãi đỗ xe, bến cảng, sân bay…

Là dự án có ý nghĩa quan trọng, tuyến cao tốc Tiên Yên – Móng Cái khi đưa vào khai thác sẽ tạo bệ phóng cho du lịch nói riêng, kinh tế - xã hội nói chung của tỉnh Quảng Ninh phát triển bứt phá. Theo kế hoạch, cao tốc sẽ phục vụ trung bình 10.000 - 15.000 lượt phương tiện qua lại mỗi ngày.

Hiện ePass, hệ thống thu phí không dừng thuộc VDTC, đã ghi nhận hơn 1,7 triệu khách hàng đã đăng ký sử dụng dịch vụ. Với lợi thế sở hữu hệ sinh thái các điểm giao dịch của Viettel, khách hàng của ePass có thể được dễ dàng phục vụ tại hàng nghìn điểm dịch vụ phủ sóng khắp Việt Nam gồm hệ thống 39 trạm, chuỗi 819 cửa hàng Viettel, hệ thống 333 siêu thị Viettel Store và các Trung tâm đăng kiểm.

Ngoài ra, với đa dạng các hình thức thanh toán, bao gồm các kênh nạp tiền như Momo, Viettel Money, VNPay, thẻ nội địa, thẻ quốc tế, Mobile Banking (tất cả các ngân hàng có thể nạp tiền), kênh tiền mặt tại trạm, chủ phương tiện có thể trải nghiệm sự đơn giản và thuận tiện trong việc thanh toán và sử dụng dịch vụ.

Minh Tú

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chuỗi giải pháp giúp doanh nghiệp ở khu công nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian

Với chuỗi giải pháp mới do Viettel Post và Vietnam Airlines hợp tác triển khai, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp có thể tiết kiệm đến 30% chi phí so với tự vận hành và tối ưu 30% thời gian so với cách làm truyền thống.

Kỳ lân công nghệ Việt Nam tập trung ở 2 lĩnh vực Fintech và Game online

Đại diện Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông cho biết, Việt Nam có 4 kỳ lân công nghệ gồm VNG, Sky Mavis, VNPay và Momo, song tập trung ở 2 lĩnh vực trò chơi trực tuyến (Game online) và công nghệ tài chính (Fintech).

Thúc đẩy phát triển “kỳ lân” công nghệ số Việt Nam

Theo Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông, Bộ TT&TT, một giải pháp then chốt góp phần hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghệ số và kỳ lân công nghệ số là huy động vốn và phát triển thị trường, sản phẩm cho các doanh nghiệp này.

Công nghiệp công nghệ số sẽ là ngành đi đầu trong cách mạng 4.0

Bộ TT&TT đã xác định định hướng đến năm 2025 công nghiệp công nghệ số là ngành đi đầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước.

Thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất đã sẵn sàng thương mại hóa

Hiện các thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất đã được lắp đặt trên mạng lưới để cung cấp dịch vụ mạng cho người dân sử dụng ở một số khu vực như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM.

FPT, Viettel nhận Bằng khen của Bộ TT&TT vì thành tích xuất sắc trên thị trường quốc tế

Hai doanh nghiệp Viettel, FPT vừa được trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT vì đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường quốc tế năm 2022.

Việt Nam đã có 70.000 doanh nghiệp công nghệ số

Theo số liệu của Bộ TT&TT, tổng số doanh nghiệp công nghệ số đăng ký hoạt động năm 2022 ước đạt 70.000 doanh nghiệp, tăng 9,6% so với năm ngoái và đạt mục tiêu Bộ đã đề ra cho năm nay.

100% doanh nghiệp đã khai báo online qua nền tảng Cửa khẩu số

Qua 7 tháng triển khai, 100% các doanh nghiệp khai báo trực tuyến trên nền tảng Cửa khẩu số trước khi phương tiện đến các cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh của Lạng Sơn.

Tổng giám đốc FPT chia sẻ hành trình đưa công nghệ Việt ra biển lớn

Kể lại câu chuyện của 20 năm trước, CEO FPT Nguyễn Văn Khoa cho biết, một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp công nghệ này thành công tại thị trường nước ngoài chính là sự quyết tâm dấn thân.

Đang cập nhật dữ liệu !