Gia tăng người mắc đột quỵ, có dấu hiệu này bạn nên đến viện sớm

Đột quỵ là một căn bệnh cấp tính do vỡ mạch máu não hoặc tắc mạch. Nếu không được cấp cứu kịp thời người bệnh đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí là tử vong.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ mới mỗi năm. Trên thế giới, cứ bốn người trên 25 tuổi thì có một người sẽ trải qua một cơn đột quỵ trong cuộc đời của họ.

Mỗi năm, hơn 62% tổng số ca đột quỵ xảy ra ở những người dưới 70 tuổi và 47% cơn đột quỵ xảy ra ở nam giới. Đối với năm 2021 và 2022, chiến dịch sẽ tập trung vào việc nâng cao nhận thức về các dấu hiệu của đột quỵ và nhu cầu tiếp cận kịp thời với điều trị đột quỵ chất lượng.

Tại Việt Nam theo báo cáo mới nhất được thực hiện bởi Trung tâm đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai được thực hiện tại 10 Trung tâm đột quỵ trên toàn quốc từ Đồng bằng Sông Cửu Long, miền Trung và phía Bắc với 2.310 bệnh nhân tham gia cho thấy, tỷ lệ nam gặp đột quỵ nhiều hơn nữ, gấp 1,5 lần so với nữ (ở nước ngoài nữ bị đột quỵ nhiều hơn nam).

Tại Bệnh viện Hà Đông (Bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội), BSCKII Nguyễn Thành Trung – Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện cho biết, từ đầu năm đến nay, khoa đã  điều trị thành công cho 230 ca đột quỵ.  

Ảnh minh hoạ 

Đây là con số không nhỏ, điều này trùng với cảnh báo của các chuyên gia  xu hướng người bị đột quỵ ngày một gia tăng tại nước ta.

Bằng chứng là theo nghiên cứu của Trung tâm đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, độ tuổi trung bình người dân Việt Nam hiện nay bị đột quỵ khoảng 65 tuổi; độ tuổi dưới 45 chiếm 7,2%.

Ngoài ra, tỷ lệ đột quỵ nhồi máu não chiếm 85%, chảy máu não khoảng 15%, nhưng tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ đột quỵ nhồi máu não là 76% chảy máu não là 24%.

Theo PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm đột quỵ, 78% số người bị đột quỵ tham gia nghiên cứu là do tăng huyết áp. Đáng ngại, tỷ lệ người bị đột quỵ được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong 6 giờ đầu vẫn còn thấp, mới có 33% số người được nghiên cứu.

Câu hỏi được nhiều người dân quan tâm là làm thế nào để nhận biết những dấu hiệu tình trạng đột quỵ sớm, cách nào để phòng ngừa?

Trả lời những băn khoăn này, BSCKII Nguyễn Thành Trung, trưởng Khoa cấp cứu, Bệnh viện Hà Đông cho biết, theo khuyến cáo của WHO có một số dấu hiệu nhận biết tình trạng đột quỵ sớm.

Một là, khuôn mặt bị mất cân đối, yếu liệt mặt, một bên mặt bị chảy xệ, cười méo mó. Có thể bảo bệnh nhân cười và quan sát.

Hai là, đột ngột cử động khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể. Hãy bảo bệnh nhân giơ tay lên và so sánh, nếu hai tay không thể nâng qua đầu cùng lúc thì có khả năng người đó bị đột quỵ.

Ba là, đột ngột nhức đầu dữ dội hay chóng mặt, bệnh nhân không yếu liệt chi nhưng không thể ngồi hay đi đứng được như người bình thường.

Bốn là, đột ngột mất thị lực - mờ mắt, nhìn không rõ

Năm là, giọng nói bị thay đổi, nói ngọng, dính chữ. Có thể yêu cầu người đó nói những câu đơn giản, nếu không thể nhắc lại được thì người đó có dấu hiệu bị đột quỵ.

BS Thành Trung cũng nhấn mạnh bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Đặc biệt những người có các yếu tố nguy cơ như: người mắc bệnh tăng huyết áp, mắc bệnh đái tháo đường; rối loạn lipid máu.

Hoặc người mắc các bệnh lý tim mạch như bệnh van tim, rung nhĩ, động mạch cảnh… cũng dễ bị đột quỵ.

Người có chế độ ăn uống không hợp lý như ăn mặn, uống rượu; ít vận động; béo phì; dùng thuốc ngừa thai; hút thuốc lá hoặc lạm dụng thuốc: cocain, thuốc phiện, amphetamine; từng bị chấn thương đầu, cổ; có tiền sử gia đình bị đột quỵ... cũng là những căn nguyên dễ khiến xảy ra tình trạng đột quỵ.

Mặc dù đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng theo các bác sĩ, người dân có thể chủ động phòng ngừa bằng cách thường xuyên tầm soát sức khoẻ để phát hiện các yếu tố bất thường.

“Việc tầm soát đột quỵ sẽ tìm các nguyên nhân tạo ra cục máu đông làm tắc mạch não hoặc nguyên nhân làm vỡ mạch não để theo dõi và điều trị kịp thời.

Tầm soát đột quỵ nhằm kiểm soát và điều trị những bệnh mạn tính vốn là nguy cơ chính gây đột quỵ như điều trị tăng huyết áp; phát hiện sớm và điều trị bệnh tim; điều trị bệnh đái tháo đường; điều trị rối loạn chuyển hóa mỡ; điều trị hẹp động mạch chủ có triệu chứng; điều trị chống kết tập tiểu cầu hoặc kháng đông tùy trường hợp”, BSCKII Nguyễn Thành Trung nêu.

Đồng thời, để chủ động phòng chống đột quỵ, mọi người cần thay đổi lối sống như cai thuốc lá, cai rượu, giảm stress, có chế độ ăn lành mạnh, giảm mặn, giảm đường, giảm béo, duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp, tập thể dục thường xuyên…

Đối với những người mắc các bệnh lý có nguy cơ dẫn đến đột quỵ (huyết áp, tim mạch…) thì cần phải tuân thủ điều trị của bác sĩ, thực hiện nghiêm túc các chỉ định của thầy thuốc.

BS Thành Trung nhấn mạnh, việc không tuân thủ điều trị các bệnh lý nguy cơ của đột quỵ không những làm gia tăng khả năng đột quỵ mà còn đẩy nhanh các biến chứng nặng nề như suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim.

N. Huyền 

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !