Giá lợn hơi "lên đỉnh": Không thể giữ mãi 1 giá khi bên ngoài tăng vọt!

Bản chất của giá thịt lợn hiện nay là vấn đề cung cầu, họ không thể giữ mãi một giá khi giá bên ngoài cao vọt lên. Nhiều địa phương như Bắc Giang phản ánh tình trạng cả lợn giống và lợn thịt thiếu đến 50% thậm chí trên 50%.

Theo khảo sát của PV, giá lợn hơi tại nhiều địa phương đã gần chạm mốc 100.000 đồng/kg.

{keywords}
Bộ Công Thương: Giá thịt lợn không giảm là do cung, cầu

Giá lợn hơi cao nhất là tại các tỉnh miền Bắc, phổ biến ở mức 93.000-95.000 đồng/kg. Cụ thể, tại Bắc Giang giá lợn hơi 93.000 đồng/kg, Hưng Yên, Phú Thọ 94.000 đồng/kg. Riêng tại Hà Nam giá lợn hơi ở mức 95.000-96.000 đồng/kg.

Tại miền Trung-Tây Nguyên giá lợn hơi cao nhất đạt 93.000 đồng/kg, tăng 3 giá so với ngày hôm qua. Còn tại miền Nam, giá lợn hơi cũng đều trên mức 90.000 đồng/kg.

Trước tình hình giá lợn hơi tăng chóng mặt, ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng, chiều 14/5, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai kêu gọi các doanh nghiệp kéo giảm giá heo bằng cách giảm khâu trung gian, tích cực tăng đàn, giảm giá thành để thể hiện trách nhiệm với xã hội.

Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra vào chiều ngày 15/5, trả lời câu hỏi của PV về việc vì sao giá thịt lợn không hề giảm dù Thủ tướng đã yêu cầu phải đưa giá lợn hơi về 60-70 nghìn đồng/kg. Lý do giá thịt lợn vẫn neo cao là do doanh nghiệp không chịu hạ giá hay do khâu trung gian ăn lãi quá nhiều?

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết bản chất của giá thịt lợn hiện nay là vấn đề cung cầu. Nguồn cung thiếu là nguyên nhân khiến giá thịt lợn không thể giảm.

“Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2019 so với 2018 thiếu 20-21% tổng đàn lợn cũng như sản lượng thịt cung cấp cho thị trường. 3 tháng đầu năm 2020 lại tiếp tục giảm 20% nữa so với cùng kỳ năm 2019. Đó là con số được cung cấp nhưng nhiều địa phương như Bắc Giang còn phản ánh tình trạng cả lợn giống và lợn thịt thiếu đến 50% thậm chí trên 50%”, Thứ trưởng Hải nói.

Cũng theo Thứ trưởng, hiện vẫn còn khoảng 17-18 tỉnh địa phương chưa công bố hết dịch khiến người nông dân chưa thể yên tâm để tái đàn.

Mặt khác, một số hộ muốn tái đàn thì họ không còn vốn tái đàn bởi con giống rất đắt. Giá một con lợn giống lên tới 2.5 -3 triệu/con và ngày hôm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã chính thức cho phép việc nhập khẩu lợn giống đời bố mẹ.

Việc tái đàn là biện pháp tối ưu, bền vững, cơ bản nhất nhưng không phải một lúc có thể bù đắp được lượng thiếu hụt.

“Theo tính toán của các địa phương, nhất là các doanh nghiệp, nếu không có gì đột biến thì sớm nhất phải hết năm nay lượng lợn cung cấp ra thị trường mới tương đương trước khi có dịch”, Thứ trưởng Hải cho biết.

Ngoài biện pháp tái đàn là nhập khẩu thịt lợn nhưng Thủ tướng yêu cầu là phải tính toán từng tháng nguồn cung trong nước được bao nhiêu, còn lại nhập khẩu bao nhiêu, nếu nguồn cung trong nước tăng lên thì phải giảm nhập khẩu để bảo vệ người chăn nuôi trong nước.

“Chúng ta phải theo cơ chế thị trường, giữa cung và cầu. Bộ Công Thương đang phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT. Bộ đã chỉ đạo các thương vụ của Việt Nam ở các nước giới thiệu đầu mối nhập khẩu đảm bảo về giá cả, chất lượng cho doanh nghiệp trong nước. Cá nhân tôi mong muốn cuối năm nay tình hình về lợn quay lại bình thường như khi chưa có dịch năm 2018. Chúng tôi cũng chỉ đạo QLTT phối hợp các lực lượng như 389, các địa phương để tăng cường kiểm tra kiểm soát việc đầu cơ trục lợi, vận chuyển lợn trái phép, kể cả việc xuất khẩu lợn ra các nước và ngược lại mang lợn sống ở các nước vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đang phối hợp với các nhà phân phối, hệ thống siêu thị để tổ chức các chương trình khuyến mại, bình ổn giá mặt hàng thịt lợn. Vừa qua như Big C làm rất tốt nhưng chỉ có mức độ vì vẫn là vấn đề cung cầu, họ không thể giữ mãi một giá mà giá bên ngoài cao vọt lên. Họ có thể chấp nhận trong một thời điểm nào đó giá thịt lợn không tăng thậm chí hơi lỗ, ví dụ như trong tháng 4 Big C phải bù hơn 17 tỷ đồng cho chương trình bình ổn giá thịt lợn, họ phải lấy lợi nhuận của mặt hàng khác bù vào nhưng không thể bù mãi. Cuối cùng quay lại vẫn là vấn đề nguồn cung”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Trước đó, tại hội nghị trực tuyến bàn giải pháp thúc đẩy chăn nuôi lợn sáng 6/5, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cũng đã chỉ rõ, giá thịt lợn vẫn tăng vì cung - cầu thịt lợn mất cân đối. Nguyên nhân khiến nguồn cung giảm mạnh là do dịch tả lợn châu Phi. Chưa kể, lợn giống giờ giá rất cao, chi phí chăn nuôi tăng cũng khiến giá thành tăng theo.

Bên cạnh đó, 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn chỉ chiếm 35% thị phần lợn thịt. 65% còn lại do doanh nghiệp nhỏ, trang trại, hộ nông dân chưa xuống giá. Vì thế, chưa đủ sức để kéo giá bình quân lợn hơi xuống 70.000 đồng/kg.

Muốn giải quyết vấn đề cung cầu, đưa giá thịt lợn về mức hợp lý, theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, cần tái đàn, tăng đàn lợn theo hướng bền vững, an toàn. Với tốc độ tái đàn, tăng đàn như hiện nay, khoảng cuối quý III, đầu quý IV sẽ đủ cung thịt lợn, giúp mặt hàng này giảm giá.

 Diệu Thùy

Điều gì phía sau tin đồn ông lớn CP ngừng bán lợn hơi?

Điều gì phía sau tin đồn ông lớn CP ngừng bán lợn hơi?

Sau loạt nghi ngờ và lo lắng giá thịt lợn có thể tăng vọt sau khi có tin CP ngưng bán lợn hơi, đại gia chăn nuôi này đã lên tiếng tăng cường bán lợn mảnh trực tiếp đến các điểm bán thịt lợn nhằm giảm bớt trung gian

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.

Thị trường bất động sản Thủ đô sẵn sàng bước vào chu kì mới

Chu kì mới của thị trường bất động sản dần khởi động với sự trỗi dậy của những địa hạt đầu tư mới. Tại Hà Nội, sự khởi sắc của thị trường đang gọi tên điểm đến mới của dòng tiền: khu vực đông bắc Thủ đô.

Đặc quyền độc nhất chỉ có tại 2 tòa phức hợp đa tiện ích The Sola Park

Sở hữu loạt tiện ích đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu sinh sống - làm việc - giải trí trong 1 tòa tháp, đảm bảo an ninh an cư - đó là những đặc quyền chỉ có tại 2 tòa phức hợp The Avenue và The Sky, thuộc dự án The Sola Park.

Lý do căn hộ studio được nhà đầu tư săn đón

Căn hộ studio được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhờ tính thanh khoản cao, đáp ứng nhu cầu của người trẻ tuổi độc thân, ưa chuộng lối sống đơn giản, tự do, hiện đại.

TCA phân phối sản phẩm bảo hiểm FWD

Ngày 22/10/2024, Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam và Công ty Cổ phần TC Advisors (TCA) đã ký thoả thuận hợp tác, theo đó TCA trở thành Đại lý tổ chức phân phối sản phẩm bảo hiểm cho FWD Việt Nam.