Lễ vật, bài cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp 2021 cầu bình an, thịnh vượng

Cúng ông Công ông Táo là một nghi lễ truyền thống của người dân Việt Nam vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm.

Lễ vật cúng ông Công ông Táo đầy đủ gồm những gì?

Thời gian cúng ông Công ông Táo có thể bắt đầu từ ngày 21 và kết thúc trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ – 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp, bởi theo quan niệm dân gian đây được coi là thời điểm các Táo quy tụ để chuẩn bị chầu trời.

Nếu gia đình nào có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên.

Lễ vật cúng Táo công theo truyền thống gồm có: mũ ông Công gồm hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công ông Táo thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Những đồ mã này sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.

Bài cúng ông Công ông Táo năm 2021
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo bao gồm: Tiền lễ, hương hoa, trầu cau, rượu thuốc, ngũ quả (chọn 5 loại quả). Mâm cỗ với các món truyền thống như gà luộc, xôi hoặc bánh chưng, cơm canh...

Một mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thường gồm các thứ sau: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, thịt vai luộc (hoặc thịt gà luộc), 1 bát canh, 1 đĩa xào, 1 đĩa giò, 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống), 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa, 1 tập giấy tiền, vàng mã.

Theo quan niệm dân gian, để ông Công ông Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc cúng một hoặc 3 con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông) sau lễ cúng. Ở miền Trung, cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo năm 2021
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Bài cúng ông Táo về trời ngày 23 tháng Chạp

* Theo cuốn Tập tục và Nghi lễ dâng hương do Hòa thượng Thích Thanh Tứ, trụ trì chùa Quán Sứ hiệu đính.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy ngài Đông trù tư mệnh Táo Phủ thần quân

Tín chủ con là:

Ngụ tại:

Nhân ngày 23 tháng Chạp năm Canh Tý, tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, vật phẩm, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Đông trù tư mệnh Táo Phủ thần quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, ngài là vị chủ, ngũ tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin tôn thần gia ân châm chước, ban lộc ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già an ninh khang thái.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Bài cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin

Gia chủ viết văn khấn vào một tờ giấy sớ màu đỏ hoặc màu vàng

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Sự tích bánh chưng bánh giầy và sự biến mất của bánh giầy trên mâm cỗ Tết

Sự tích bánh chưng bánh giầy và sự biến mất của bánh giầy trên mâm cỗ Tết

Sự tích bánh chưng bánh giầy gắn liền với thời đại trị vì của vua Hùng. Hai thức bánh tượng trưng cho trời tròn, đất vuông này đã trở thành món ăn truyền thống đậm đà giá trị bản sắc dân tộc Việt Nam.

Ngọc Khánh (giới thiệu)

Lừa đảo trực tuyến đang nhắm đến trẻ em và người cao tuổi

Không chỉ là nạn nhân trực tiếp của các vụ lừa đảo trực tuyến, trẻ em và người già còn có thể bị các đối tượng xấu sử dụng thông tin cá nhân để tấn công lừa đảo những người thân của họ.

Á hậu tiết lộ bí quyết gắn kết tình cảm vợ chồng khi hôn nhân căng thẳng

Sau sinh, Á hậu Ngọc Khánh có dấu hiệu trầm cảm, chồng của cô cũng căng thẳng do con khó nuôi. Để hâm nóng tình cảm, cả hai đặt ra quy tắc nắm tay nhau trong lúc ngủ.

Tạm giữ kẻ tống tiền người tình đã có chồng bằng clip ân ái

Trong thời gian yêu nhau, Phạm Viết Khoa đã quay lại nhiều video clip ân ái với người tình rồi dùng nó để đe dọa, tống tiền người tình.

Có môn nào dạy cho người ta bớt buông lời cay nghiệt không?

Thiên hạ vẫn đang bàn đủ thứ chuyện về giáo dục, môn nào chính, môn nào phụ, nên học môn nào, bỏ môn nào; nhưng có môn nào dạy cho người ta bớt buông lời cay nghiệt không?

Lời chúc Ngày Gia đình Việt Nam hay, ý nghĩa

Nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, hãy gửi tới người thân yêu của chúng ta những lời chúc tốt đẹp nhất.

6 tác động xấu đối với đàn ông khi quá lâu không làm 'chuyện ấy'

Một số nghiên cứu chỉ ra đàn ông quan hệ tình dục đều đặn có thể tăng cường sức khỏe, tăng tuổi thọ. Như vậy, nếu họ lười làm "chuyện ấy" có thể gặp một số bất lợi về cả thể chất lẫn tinh thần.

Những điều kiêng kỵ và nên làm trong tết Đoan ngọ 2023

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, trong tết Đoan ngọ, ngoài chuẩn bị mâm cúng chu đáo để dâng lên tổ tiên, thần linh mọi người cần chú ý những việc sau để nhận về may mắn, tránh xui xẻo.

Khung giờ vàng cúng tết Đoan ngọ năm 2023

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, có 4 khung giờ đẹp để cúng tết Đoan ngọ năm 2023.

Tết Đoan ngọ 2023 rơi vào ngày nào?

Hàng năm, tết Đoan ngọ diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch. Năm 2023, tết Đoan ngọ rơi vào thứ Năm, ngày 22/6 dương lịch.

Thoát khỏi địa ngục bạo hành sau đám cưới cổ tích làm dâu hào môn

Từ câu chuyện của Thủy Hương, chuyên gia tâm lý cảnh báo, mỗi phụ nữ khi bị bạo hành thì đừng cam chịu. Hãy phá vỡ sự im lặng, tìm đến trợ giúp pháp lý, chuyên gia tâm lý hoặc cơ quan công an để được tư vấn, bảo vệ kịp thời.

Đang cập nhật dữ liệu !