Gia đình 15 người F0, người 80 tuổi, người nhiều bệnh nền vượt qua Covid-19 như thế nào?
Cả gia đình cụ bà V.T.T, (trú tại quận 6, TP.HCM) 15 người đã vượt qua Covid-19 một cách 'ngoạn mục' dù bản thân cụ T. đã 80 tuổi, con trai cụ cũng có nhiều bệnh nền đi kèm.
Thẻ xanh Covid-19 cho F0 tự điều trị: Sắp có cách hợp lý nhất, người dân không cần lo lắng
TP.HCM đang xây dựng lộ trình tiến tới việc cấp "thẻ xanh Covid-19" cho người được tiêm đầy đủ vắc xin, đủ thời gian tạo kháng thể và F0 trong vòng 6 tháng. F0 tự điều trị tại nhà có thể xét nghiệm kháng thể chứng minh đã mắc bệnh.
Chị Trần M. cháu nội cụ T. kể, cả gia đình ban đầu có cô của chị M. dương tính Covid-19 từ ngày 25/8 rồi sau đó lần lượt các thành viên trong nhà đều nhiễm virus. Vì 4 thế hệ sống chung trên mảnh đất của cha ông để lại, nhà cửa liền sát nhau, sinh hoạt chung nên khi có người là F0 thì nguy cơ lây cho mọi người cũng rất cao.
Lúc đó, cả nhà như ngồi trên đống lửa. Cụ T. tuổi cao, lại hay xúc động, khi biết mình là F0, lúc nào cụ T. cũng khóc vì sợ bệnh nặng.
Trạm y tế phường đến phát thuốc và động viên cụ T. đi bệnh viện dã chiến nhưng gia đình xem xét lại và xin cho cụ cách ly tại nhà để con cái tiện chăm sóc.
Những ngày cả gia đình là F0 lúc nào cũng như “thời chiến”. Người khoẻ chăm sóc người yếu, con cháu tập trung vào động viên cụ T. để cụ thêm niềm vui. Sau thời gian sốt, cụ T. bị khó thở nên được hỗ trợ thở oxy tại nhà.
Chị M. kể chị liên hệ với PGS BS Đỗ Quang Hùng – nguyên trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ BV Chợ Rẫy để nhờ hỗ trợ tư vấn. Vì gói thuốc an sinh của trạm y tế phường phát chỉ có gói A bao gồm thuốc hạ sốt, thuốc bổ nên chị M. phải đi mua thêm thuốc kháng viêm, kháng đông để cho bà chị uống. Vì theo dõi và dùng kháng đông, kháng viêm từ lúc có triệu chứng khó thở nên sau đó sức khoẻ của cụ T. cải thiện. Mừng nhất là cụ đã có xét nghiệm âm tính.
Chị M. gửi các thông tin của gia đình nhờ bác sĩ tư vấn. |
Các thành viên khác thì cũng tương tự, ai có triệu chứng ho, sốt thì sử dụng thuốc theo triệu chứng. Ngoài ra, mọi người bổ sung thêm vitamin C. Hàng ngày, cả nhà nấu nồi nước nóng rồi chia nhau ra để cùng xông mũi. Có thể xông tinh dầu hoặc xông bằng tỏi, khò họng ngày 2,3 lần.
Chị M. cho biết nếu ai có kết quả âm tính sẽ được chuyển sang “vùng xanh” đó là căn nhà bên cạnh và theo phương châm người khoẻ hơn chăm người yếu.
Hàng ngày, chị M. bảo người thân đo SpO2 rồi bắt đầu gửi cho bác sĩ. Bà nội của chị có lúc SpO2 tụt xuống còn 89 %, nhưng may mắn được bác sĩ hỗ trợ từ xa nên đã vượt qua.
Ba của chị M. là người phát hiện dương tính cuối cùng. Chị M. kể ba chị có nhiều bệnh nền, đã từng phẫu thuật 6 lần. Xét nghiệm lúc đầu âm tính, đến khi có triệu chứng tê bì chân tay, người tê từ đầu tới chân, xét nghiệm lại dương tính. Bác sĩ cho biết ba của chị đã ở giai đoạn nặng vì có hiện tượng đông máu. Ngay lập tức, ông được cho sử dụng thuốc kháng đông, kháng viêm nên các triệu chứng giảm dần. Cả nhà ai cũng lo vì ba của M. nhiều bệnh nền nếu bệnh nặng thì không biết như thế nào.
Chị M. lo lắng không ngừng. Cả đêm không ngủ được vì sợ người thân trở nặng. Nhất là trước đó bên ngoại nhà chị cũng có người qua đời vì Covid-19. Nỗi ám ảnh bệnh tật khiến cả nhà ban đầu đều mất bình tĩnh. Thậm chí, em chị M, đang đi tình nguyện tại BV Dã chiến ở Bình Dương, nghe tin cả gia đình 15 người nhiễm Covid-19 đã ngã quỵ vì sợ điềm xấu xảy ra với cả nhà.
Nhưng may mắn, sau 20 ngày từ người đầu tiên nhiễm Covid-19, đến nay cả nhà đều có xét nghiệm âm tính.
Vượt qua dịch bệnh, chị M. cho rằng cần bình tĩnh và tìm được bác sĩ tư vấn theo dõi ngay từ đầu là tốt nhất. Hơn nữa, điều chị thấy may mắn đó là gia đình ở gần nhau, nếu vào viện chị lo mọi người sẽ suy nghĩ nhiều có thể trở nặng hơn.
Thanh niên nhiễm Covid-19 khi đi làm từ thiện, vừa âm tính lập tức lên đường hỗ trợ bà con
Anh Phạm Hữu Tình (Bạch Đằng, Tân Bình, TP.HCM) thành F0 khi tham gia công việc thiện nguyện. Dù đã tiêm 1 mũi vắc xin nhưng anh vẫn bị bệnh hành dữ dội, may mắn phổi không bị tổn thương. Vừa âm tính anh lại tham gia hỗ trợ bà con
K.Chi