Điều trị tại nhà, F0 lo lắng không được cấp 'thẻ xanh'

Nhiều người là F0 điều trị tại nhà ở TP.HCM lo lắng họ không có “thẻ xanh” chứng nhận đã mắc Covid-19 và điều trị khỏi để được đi lại hoặc đi làm khi hết thời gian giãn cách.

Hiệu quả từ mô hình chăm sóc F0 tại cộng đồng

Hiệu quả từ mô hình chăm sóc F0 tại cộng đồng

Gần 2 tháng qua, mô hình chăm sóc F0 tại cộng đồng của trường Đại học Y Dược TP.HCM đã mang lại hiệu quả, nhiều ca bệnh đã được cấp cứu kịp thời, giảm nguy cơ tử vong rõ rệt.

Anh Nguyễn Văn Đ. (30 tuổi, trú tại Hóc Môn, TP.HCM), cho biết cả gia đình anh 11 người nhiễm SARS-CoV-2 nhưng chỉ có 1 người được trạm y tế test còn lại đều do anh tự test nên anh lo lắng không được chứng nhận đã khỏi Covid-19 để đi làm.

Anh Đ. kể, cuối tháng 8, chị gái sống cùng nhà với anh Đ. được phường test nhanh ngoài cộng đồng. Sau đó, chị gái anh được báo dương tính và làm lại xét nghiệm PCR.

Chị gái anh Đ. có tiền sử bệnh lao nhưng cũng không được vào cơ sở y tế điều trị vì trạm y tế báo quá tải. Còn anh Đ. sau khi các thành viên trong gia đình có dấu hiệu sốt, đau đầu anh tự mua que test về thử. Kết quả cả nhà 11 người đều dương tính. Anh Đ. có gửi kết quả cho y tế phường nhưng chỉ được thông báo theo dõi tại nhà. Dù mẹ anh Đ. nhiều tuổi, có bệnh nền nhưng cũng không được đưa đi bệnh viện theo dõi.

Sau đó, cả gia đình anh Đ. tự theo dõi ở nhà. Anh Đ. tìm được 1 bác sĩ hỗ trợ tư vấn online và được hướng dẫn sử dụng thuốc tại nhà. Nếu người sốt sẽ được uống hạ sốt, khó thở được sử dụng kháng viêm, kháng đông theo đúng phác đồ của Sở Y tế TP.HCM. Anh đo nồng độ oxy máu của mọi người hàng ngày để báo cho bác sĩ theo dõi.

Sau 2 tuần điều trị Covid-19, anh Đ. chỉ mua que thử cho 3 người đó là chị gái, mẹ và anh trai của anh test lại đều âm tính. Còn những thành viên khác, các triệu chứng đã hết. Một số người mất khứu giác, vị giác nhưng vẫn đang bình phục dần.

Anh Đ. thấy gia đình mình thật may mắn. Cả nhà chỉ mình mẹ anh Đ. được tiêm mũi vắc xin AstraZenca vào tháng 8 còn lại đều chưa được tiêm nhưng không có ai bị nặng.

Điều anh Đ. lo nhất đó là vấn đề thẻ xanh khi trở lại làm việc. Theo đó, những người đã mắc Covid-19 hoặc tiêm đủ vắc xin được đi làm, anh Đ. dương tính với Covid-19 nhưng trạm y tế vẫn chưa cập nhật cả gia đình anh mà chỉ một mình chị gái anh trước đó xét nghiệm tại cộng đồng.

{keywords}
Điều kiện để cấp thẻ Covid-19.

Anh là trụ cột gia đình, đã 4 tháng không đi làm nếu thời gian tới chưa được đi làm do không có thẻ xanh thì điều kiện sẽ rất khó khăn – anh Đ than thở.

Anh Đ. đã liên hệ trạm y tế xã xin chứng nhận đã là F0 nhưng vẫn chưa có thông tin cụ thể.

Chị Nguyễn Thị Thảo M. (43 tuổi, Quận 7. TP.HCM) cũng chia sẻ, cả gia đình chị M. có 6 người đều nhiễm Covid-19. Chị được thông báo của công ty nếu thời gian tới người nào từng nhiễm Covid-19 có chứng nhận có thể đi làm trở lại. Tuy nhiên, cả nhà chị M. đều tự xét nghiệm, tự cách ly và báo với y tế phường nhưng vẫn chưa được cấp các gói thuốc nên chị nhờ người quen cung cấp thuốc. Chị M. lo lắng về việc cấp thẻ xanh cho chị và chồng mình khi chị trở lại đi làm.

Về vấn đề này, theo ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP. HCM, người dân là F0 điều trị tại nhà sẽ được chính quyền địa phương cấp chứng nhận đã mắc Covid-19.

Theo ông Hưng, các trường hợp F0 điều trị tại các bệnh viện hoặc cơ sở thu dung đều được cấp giấy xuất viện. Còn người theo dõi tại nhà sẽ liên hệ với cơ sở y tế địa phương để được hỗ trợ.

Điều kiện là F0 đó là những trường hợp được phát hiện có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, kể cả là test nhanh hay PCR khẳng định thì đều được xác định là F0. Trên cơ sở này, chính quyền địa phương và y tế cơ sở sẽ lập danh sách F0 đang cách ly tại nhà để thực hiện chăm sóc và điều trị, phát túi thuốc an sinh và theo dõi bằng lực lượng y tế tại địa phương.

Theo Trung tâm kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, tính đến 06 giờ ngày 11/9/2021, có 292.403 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TP.HCM được Bộ Y tế công bố, trong đó 291.930 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 473 trường hợp nhập cảnh.

Hiện đang điều trị 39.433 bệnh nhân, trong đó: có 2805 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.790 bệnh nhân nặng đang thở máy và 21 bệnh nhân can thiệp ECMO. Trong ngày 11/9 có 3.392 bệnh nhân xuất viện, tổng số xuất viện cộng dồn từ 01/01/2021 đến nay là 147.416 bệnh nhân. 
 
Số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà là 96.270 người, trong đó có 64.622 trường hợp thực hiện cách ly tại nhà ngay khi phát hiện và 31.648 trường hợp cách ly sau xuất viện. Số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại các cơ sở cách ly tập trung quận, huyện là 25.580 người.
 

Những tình huống kết nối F0 khiến bác sĩ bối rối

Những tình huống kết nối F0 khiến bác sĩ bối rối

Có thời kỳ cao điểm, Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM mỗi ngày nhận được hơn 6.000 cuộc gọi của người bệnh và người nhà cần hỗ trợ. Có những lúc tổng đài viên trực nghe cũng bối rối, phát khóc.

K.Chi 

Uống nước suối, 2 tháng sau bệnh nhân cấp cứu vì ho ra máu

Bệnh nhân ngạt mũi, ho ra máu nên đến khám ở bệnh viện, phát hiện dị vật ký sinh trong khí quản từ 2 tháng trước.

Sự thật về 'chất độc' trong hành, tỏi mọc mầm

Hành tỏi để lâu có thể bị mọc mầm, nhiều người lo lắng ăn thực phẩm này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Chiêu lừa đảo 'con cấp cứu ở viện' lan đến Thái Nguyên

Các đối tượng đều xây dựng kịch bản con đi học bị chấn thương sọ não, tình trạng hôn mê phải cấp cứu ngay khiến nhiều phụ huynh hốt hoảng, lo lắng chạy tới bệnh viện.

Hơn 200 học sinh ở một thị trấn tại Lào Cai phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt

Trong 1 tuần, từ 7-13/3, gần 240 học sinh bốn trường học ở thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên (Lào Cai), phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt mỏi.

Những người không nên uống trà xanh

Người có vấn đề về dạ dày, bệnh tim, thiếu máu, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ không nên uống trà xanh.

Căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang ở đỉnh dịch

Hơn 20 giường tại 4 buồng dành riêng cho trẻ nhiễm virus hợp bào (RSV) tại khoa Hồi sức hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội, luôn kín bệnh nhi.

37 công nhân bị ngộ độc methanol, một người tử vong

Nhiều công nhân ở Bắc Ninh bị ngộ độc methanol sau khi tiếp xúc với cồn trong quá trình làm việc. Trong đó, một người đã tử vong.

Chọn màu món ăn bổ dưỡng từng bộ phận cơ thể

Cá hồi có màu hồng tốt cho não, cà rốt màu cam giúp mắt nhìn rõ hơn trong bóng tối.

Muốn tăng chiều cao cho trẻ, cha mẹ đừng bỏ qua 6 bí quyết này

Làm thế nào để cải thiện chiều cao cho các bé là câu hỏi thường gặp của nhiều bậc phụ huynh. Chiều cao của trẻ phát triển mạnh trong một thời kỳ nhất định, bỏ qua giai đoạn này, trẻ sẽ mất đi cơ hội phát triển chiều cao tối ưu.

Chó lên cơn co giật sau khi cắn nhân viên phòng khám thú y

Khi chăm sóc, điều trị chó tại phòng khám, chị T. bị con vật cắn vào tay. Sau đó, con chó này có biểu hiện co giật, tự cắn lưỡi, chảy máu miệng rồi chết.

Đang cập nhật dữ liệu !