Bác sĩ cấp cứu F0 ở cộng đồng: 'Nhiều trường hợp oái oăm nhưng trên hết vẫn là niềm vui cứu người kịp thời'

Đang học năm thứ 2 nội trú tại Đại học Y Dược TP.HCM, bác sĩ Tài tham gia nhóm cấp cứu F0 cộng đồng do trường tổ chức và làm việc trực tiếp tại quận 8, TP.HCM.

Giảng viên trường y: 'Ăn ngủ online cùng F0, nhiều lúc cũng căng thẳng, stress'

Giảng viên trường y: 'Ăn ngủ online cùng F0, nhiều lúc cũng căng thẳng, stress'

Một tháng qua các giảng viên của trường Đại học Y Dược TP. HCM đã tổ chức các team tư vấn cho F0 online và hỗ trợ F0 tại nhà. Hai team này hoạt động song song, hỗ trợ nhau để kịp thời giúp người bệnh nhanh nhất.

Hơn 1 tháng tham gia hỗ trợ F0 tại cộng đồng, bác sĩ Lê Thế Đức Tài – Trường đại học Y Dược TP.HCM, cho biết bản thân anh đã quen việc tiếp xúc với các ca cấp cứu, nguy kịch hàng ngày nhưng khi đại dịch Covid-19 xảy ra tại TP.HCM có thời điểm anh Tài cảm thấy căng thẳng stress.

Trung bình, nhóm của anh Tài mỗi ngày có khoảng 40 F0 nặng cần hỗ trợ 24/24. Các y bác sĩ chia làm 3 ca để hỗ trợ người bệnh. Nhờ có đội phản ứng nhanh của nhóm mà rất nhiều ca được cấp cứu kịp thời.

Bác sĩ chia sẻ, có nhiều ca cũng oái ăm khiến các anh không biết xử trí như thế nào. Có ca cần hỗ trợ sẽ được nhóm 1 tư vấn online gửi thông tin cho đội phản ứng cộng đồng. Khi nhận ca, các bác sĩ sẽ cùng với xe cứu thương, bình oxy vào nhà người bệnh để hỗ trợ. Vì lái xe cứu thương cũng rành đường, ngõ nào bị phong toả, đường nào bị chặn họ đều biết. Nhưng e ngại nhất là người bệnh ở các hẻm sâu tít tắp bác sĩ chạy bộ ôm bình oxy vào tận nhà. Khi tới nơi, có bệnh nhân lại nằm trên lầu cao. Một thách thức với bác sĩ lần nữa.

Nếu bệnh nhân cần vào viện cấp cứu, nồng độ oxy máu dưới 94 %, bác sĩ lại đưa người bệnh về trạm y tế của tổ phản ứng nhanh đặt tại nhà văn hoá quận 8 để theo dõi người bệnh. Việc đưa người bệnh từ lầu cao xuống là điều các nhân viên y tế sợ nhất.

Có người bệnh họ báo khó thở, tím tái, khi bác sĩ mang bình oxy tới thì họ chẳng có dấu hiệu gì.

Bác sĩ Tài cho biết đa số họ quá lo lắng nên dẫn tới tình trạng khó thở. Lúc này, người bệnh vẫn cố nằng nặc đòi vào viện vì khó thở. Bác sĩ phải giải thích cho người bệnh vì họ lo lắng quá dẫn tới khó thở còn tình trạng hiện tại hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, có bệnh nhân nặng SpO2 tụt nhưng bệnh nhân xin ở nhà vì sợ vào viện. Bác sĩ Tài cho biết dù có oxy để thở tại nhà, người bệnh vẫn cần được đưa vào cơ sở y tế để theo dõi mới đảm bảo không trở nặng.

{keywords}
Team của bác sĩ Tài đang hỗ trợ tại quận 8, TP.HCM.

Những ngày đầu, ngày nào cũng chứng kiến khoảng chục bệnh nhân tử vong mình không cứu được, nhưng bác sĩ Tài cho biết nhân viên y tế dù rất muốn cứu người bệnh cũng đành bất lực. Hiện tại, trạm dã chiến thuộc tầng hai, người bệnh được can thiệp thở oxy mask, HFNC.

Suốt thời gian tham gia cấp cứu tại cộng đồng, bác sĩ Tài cho biết, bài học rút ra cho F0 đó là người bệnh ngay khi có test dương tính cần liên hệ với trạm y tế hoặc có thể liên hệ tới tổng đài 1022, đăng ký theo dõi tại nhà qua hướng dẫn của trường Đại học Y Dược để các bác sĩ, giảng viên của trường hỗ trợ.

Khi có bác sĩ theo dõi từ đầu, đa số người bệnh và người nhà đều an toàn vượt qua. Những ca trở nặng đột ngột thường do người bệnh chủ quan khi nặng quá mới cầu cứu bác sĩ.

Theo cách làm việc của các chuyên gia trường Đại học Y Dược TP.HCM, các ca F0 sẽ được theo dõi từ xa, hướng dẫn dùng thuốc, hướng dẫn đo SpO2 mỗi ngày, tập thở… Sau khi có ca trở nặng thì các bác sĩ sẽ báo cho đội cấp cứu cộng đồng sẽ đến trực tiếp hỗ trợ. Nếu người bệnh cần vào viện sẽ được đưa vào bệnh viện, chưa cần vào viện sẽ được báo lại cho bác sĩ thuốc nhóm 1 tư vấn và theo dõi tiếp.

{keywords}
Các đội phản ứng nhanh giúp đỡ người bệnh. 

Bác sĩ Tài cho biết người bệnh là F0 phải nhớ bất cứ ai cũng đều phải đo SpO2. Nhiều người chủ quan nghĩ rằng đo SpO2 chỉ dành cho người già, người có bệnh nền, hay chỉ đo khi mệt là không đúng. Có những ca bệnh bị tụt SpO2 thầm lặng, người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường nhưng đột ngột có thể thiếu oxy máu gây tử vong.

Có ca cấp cứu, khi đội của bác sĩ Tài tới thì người thân báo đã tử vong dù trước đó bệnh nhân ăn cơm bình thường, xong đi ngủ và không dậy được nữa. Đây là trường hợp thật sự đáng tiếc.

Đến nay tại quận 8, TP.HCM, bác sĩ Tài cho biết, số ca tử vong đã giảm hẳn. Ngay tại địa bàn đội phản ứng nhanh quận 8, trước đó có hàng chục ca tử vong thì vài ngày nay đã không còn ca tử vong. Đây là tín hiệu đáng mừng vì số ca tử vong cộng đồng giảm, người bệnh đã hiểu hơn về bệnh.

Thời gian căng thẳng nhất của bác sĩ Tài đó là cuối tháng 8/2021 đến nay những áp lực căng thẳng, những lời cầu cứu của người bệnh đã giảm, nhiều bệnh nhân được ra viện hơn. Mong được ký giấy ra viện cho người bệnh là niềm vui của các y bác sĩ.

K.Chi  
 
 
 

Bác sĩ viện công ở TP.HCM phải luân phiên về tuyến dưới ít nhất 2 tháng

Bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian luân phiên xuống tuyến dưới sẽ được ưu tiên lựa chọn xét cử đi đào tạo, quy hoạch cán bộ.

Tác dụng, tác hại của uống cà phê mỗi ngày

Nghiên cứu mới cho thấy cà phê thôi thúc bạn vận động nhưng lại ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Giả danh bác sĩ bệnh viện lớn yêu cầu người bệnh chi tiền triệu mua thuốc

Ông T. nhận 2 cuộc gọi tự xưng là bác sĩ Bệnh viện 108 và Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả, yêu cầu ông mua 3 gói thuốc với giá 1,2 triệu đồng để uống trước khi chạy thận.

Sốc phản vệ sau 5 phút uống thuốc say xe

Sau 5 phút uống thuốc chống say xe dạng nước, người phụ nữ bị khó thở, nôn, hoa mắt chóng mặt, nổi mày đay, mẩn ngứa toàn thân phải đi cấp cứu.

Việt Nam sắp đạt 100 triệu dân vào tháng 4

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người. Dấu mốc này sẽ đưa nước ta trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.

Hàng chục học sinh Hà Nội phải nhập viện sau chuyến dã ngoại

Chiều 28/3, khoảng 60 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (Hà Nội) nghi bị ngộ độc thực phẩm sau chuyến dã ngoại. Rất nhiều em phải vào cấp cứu tại các bệnh viện.

Kết quả kiểm nghiệm mới nhất trong vụ ngộ độc cá muối ủ chua

Các chuyên gia đã phát hiện trực khuẩn sinh độc tố thần kinh Botulinum type E trong một mẫu cá ủ chua.

Cách tốt nhất giúp kéo dài tuổi thọ

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ là ăn 30 loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác nhau mỗi tuần.

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Tác dụng, tác hại của ăn dưa cà hằng ngày

Dưa cà được muối chua có thể giảm nguy cơ tổn thương tim mạch nhưng lại gây hại cho dạ dày, gan, thận nếu ăn quá nhiều.

Đang cập nhật dữ liệu !