Gen Z thẳng thắn nói chuyện 'tiền và tình' trước khi về chung nhà

Thế hệ trẻ ngày nay quan tâm nhiều đến 'sức khoẻ tài chính' bên cạnh các mối quan hệ yêu đương lãng mạn. Họ nói chuyện cởi mở về tiền bạc và cho rằng giấu giếm chuyện tiền bạc cũng là một điều không chung thủy.

Khi yêu nhiều người ngại ngùng khi nhắc đến vấn đề tiền bạc, thậm chí có thể bỏ qua. Thế nhưng đây có lẽ là một trong những cuộc nói chuyện hệ trọng nhất bạn nên thực hiện trước khi quyết định về chung một nhà.

Giấu giếm chuyện tiền bạc cũng được coi là không chung thủy

Katerina, sống ở San Diego, California, Mỹ chia sẻ câu chuyện của bản thân trên diễn đàn về tình yêu và được nhiều người đồng cảm, ủng hộ.

Sau 4 năm yêu đương, hẹn hò, bạn trai của Katerina đã cầu hôn cô ở bãi biển Pisco lãng mạn. Quá hạnh phúc, phấn khích, cặp đôi nhanh chóng chuyển về sống chung cùng nhau và lên kế hoạch tổ chức đám cưới. Tuy nhiên từ đây bắt đầu xuất hiện một số vấn đề liên quan đến tiền bạc khiến Katerina 'giật mình, ngã ngửa'.

Cô gái trẻ chia sẻ rằng: "Anh ấy không thích nói chuyện về tiền bạc, đó là chủ đề anh ấy luôn né tránh. Hoặc anh ấy sẽ không nói gì, hoặc làm ra vẻ như có nhiều tiền, nói chung đó là chủ đề khiến anh ấy không thoải mái".

Khi ngày cưới gần đến, Katerina bắt đầu cảm thấy lo lắng vì phát hiện chồng tương lai đặt mua hàng trực tuyến quá nhiều, phần lớn món hàng phục vụ cho sở thích cá nhân của anh ấy như đạp xe, leo núi, chơi golf, tập gym...

"Trước giờ tôi không biết mọi thứ anh ấy mua sắm vì anh hay giấu đi. Nhưng sau đó, tôi nhận ra phần lớn thời gian, món hàng liên quan đến sở thích cá nhân. Nhiều món đồ anh ấy không hề đụng đến hoặc nhanh chóng cho vào sọt rác", Katerina nói.

Cô gái trẻ sốc khi phát hiện tiền tiết kiệm của vị hôn phu của mình là con số không, anh ấy chi gần 2.000 USD mỗi tháng cho những khoản mua sắm ngẫu nhiên.

"Tôi cảm thấy như mình bị lừa. Tôi thấy điều này giống như một sự phản bội, nói dối, che giấu bản thân, tiền bạc. Tôi không thể chấp nhận", Katerina buồn rầu chia sẻ.

Một tháng trước khi đám cưới, Katerina đưa ra quyết định khó khăn là huỷ bỏ hôn ước, chia tay người tình lâu năm của mình. Cô gái trẻ tìm đến bác sĩ trị liệu, ổn định tâm lý, thay đổi cách sống nhưng chưa thoải mái khi nói về tình yêu.

Thẳng thắn được lòng trước còn hơn khủng hoảng trong hôn nhân

Xu hướng mới trong giới trẻ nổi lên được nhiều người ủng hộ đó là việc nói chuyện cởi mở, thẳng thắn về vấn đề tiền bạc, tài chính trước khi quyết định kết hôn.

Esther Lee, một chuyên gia trong lĩnh vực cưới xin của công ty The Knot, cho biết: "Giấu giếm chuyện tiền bạc, tài chính trong tình yêu, hôn nhân là một vấn đề nghiêm trọng. Nó là giảm giá trị niềm tin trong mối quan hệ và ảnh hưởng đến vấn đề giao tiếp, cuộc sống".

Thế hệ gen Z ngày nay đã quan tâm nhiều đến 'sức khoẻ tài chính' trong mối quan hệ yêu đương. Người trẻ đang dần nói chuyện thẳng thắn, cởi mở hơn về tiền bạc, tài chính, kiếm tiền, tiết kiệm sớm, thậm chí là hợp đồng hôn nhân. Giấu giếm chuyện tiền bạc cũng được coi là không chung thủy.

Nghiên cứu Tài chính năm 2022 của The Knot cho thấy 43% những người khảo sát nhận định việc giấu giếm, không trung thực về tiền bạc, chi tiêu là hành vi phá vỡ tình cảm.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng ngày càng có nhiều cặp đôi ký hợp đồng tiền hôn nhân bất kể tình trạng tài chính của họ như thế nào, chứ không hẳn chỉ dành cho giới siêu giàu như Tom Brady và Gisele.

Báo cáo mới của Harris Poll cho thấy 15% người trưởng thành ở Mỹ tham gia khảo sát đã ký hợp đồng tiền hôn nhân, tăng từ mức chỉ 3% vào năm 2010; 35% người chưa lập gia đình nói rằng sẽ ký hợp đồng tiền hôn nhân trong tương lai.

Gen Z là những người đã trải qua các giai đoạn bất ổn tài chính trên khắp thế giới, đại dịch toàn cầu, lạm phát gia tăng... Vậy nên nhóm đối tượng này quan tâm hơn về vấn đề tiền bạc.

Với Katerina, cô đã học bài học đáng giá sau mối tình tan vỡ và cho rằng bản thân sẽ nói nhiều hơn về tiền bạc với người mới trong tương lai. Katerina nói: "Vấn đề tiền bạc, tài chính phải được thảo luận, minh bạch trước khi tiến tới cam kết nghiêm túc. Tôi có thể bị hủy hoại cuộc đời mình nếu kết hôn với anh ấy".

Hoàng Dung (lược dịch)

Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ

Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

Đang cập nhật dữ liệu !