Gen Z sợ 'rỗng túi' vì các sự kiện đám cưới, tiệc tùng

Gen Z lo ngại đám cưới và các sự kiện xã hội cản trở mục tiêu kiếm tiền, tiết kiệm tiền của bản thân nhưng các chuyên gia cũng chỉ ra sai lầm từ thói quen khó bỏ của họ.

Nếu đã từng là khách mời tại một hoặc một vài đám cưới, bạn sẽ biết rằng đi chúc mừng cặp đôi hạnh phúc có thể tốn một khoản kha khá. Với chị em, đôi khi không chỉ là tiền mừng trong phong bì mà đi kèm với đó là những bộ váy mới, giày mới, túi mới để trưng diện cùng bạn bè đến chúc mừng cô dâu chú rể, đó là chưa kể đến những bữa tiệc trước và sau lễ cưới chính thức.

Theo một cuộc khảo sát gần đây, 48% thế hệ Gen Z cho rằng việc chi tiêu cho đám cưới của bạn bè và các thành viên trong gia đình, lễ chào đón, thôi nôi em bé, tiệc sinh nhật hoặc các lễ kỷ niệm khác đang cản trở các mục tiêu cá nhân của họ, cụ thể hơn là mục tiêu kiếm tiền và tiết kiệm tiền.

Gen Z cho rằng đám cưới và các sự kiện xã hội khác ảnh hưởng đến mục tiêu tiền bạc cá nhân của họ như mua nhà, mua xe, kết hôn, có con...

Một vài yếu tố nằm 'ngoài tầm kiểm soát' khiến người trẻ khó quản lý tài chính của bản thân:

Tuổi tác 

Yếu tố khách quan đầu tiên kể đến là tuổi tác. Phần lớn thế hệ này ở độ tuổi 20, đúng vào thời điểm tìm kiếm tình yêu, lập gia đình, kết hôn, đồng thời tìm việc làm.

Họ phải dành thời gian tham dự các sự kiện xã hội liên quan đến cá nhân, công việc và đám cưới bạn bè. Do vậy, khoản chi tiêu cho việc này cũng đáng kể, việc tiết kiệm bị hạn chế hơn.

Suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra khiến Gen Z bị ảnh hưởng, tổn thương nhiều hơn. Ngay cả những bạn trẻ có được một số tiền tiết kiệm nào đó họ cũng nói rằng phải lấy ra sử dụng thường xuyên.

Brandon Goldstein, một nhà lập kế hoạch tài chính tại công ty bảo hiểm, tham dự 10 đám cưới trong năm nay cho biết: "Kết quả cho thấy nhiều bạn trẻ không có khoản tiết kiệm, thường xuyên hết tiền, phải dựa vào thẻ tín dụng hoặc gia đình để xin hỗ trợ tài chính".

Thói quen chi tiêu 

Tuy nhiên nguyên nhân một phần của tình trạng Gen Z lo ngại tài chính cũng bao gồm yếu tố chủ quan từ chính thói quen chi tiêu, không quản lý tiền bạc của giới trẻ.

Giới trẻ kêu ca phàn nàn bị cản trở mục tiêu kiếm tiền nhưng vấn đề tiền bạc không chỉ là vấn đề trong mùa cưới. 50% giới trẻ cho biết họ bị mất ngủ vì căng thẳng tài chính nhưng 70% không sử dụng biện pháp để quản lý tiền của mình.

Brandon Goldstein cho biết anh thường yêu cầu khách hàng điền vào bảng dự toán ngân sách trước khi đưa ra bất kỳ lời khuyên nào về cách đạt được mục tiêu tài chính.

Điều quan trọng là phải biết được đồng tiền của mình đi về đâu, chi vào khoản nào, dự toán sẽ dùng bao nhiêu, nhưng không nhiều bạn trẻ làm điều này.

"Mọi người sợ hãi khi nhìn thấy những con số thực tế", Brandon Goldstein nói.

Có thể sẽ rất khó khăn khi ngồi xuống và xem số tiền bạn đã chi tiêu cho dịch vụ hằng ngày như đi lại, ăn uống bên ngoài, mua sắm quần áo, giày dép, túi xách... Nhưng điều quan trọng là phải biết tiền của bạn sẽ đi đâu và bạn có thể chi tiêu bao nhiêu cho mục đó một cách hợp lý hơn.

Theo Brandon Goldstein, người trẻ hãy lên kế hoạch trước và quyết định đám cưới hay sự kiện nào bạn nhất thiết phải tham dự. Sau đó, hãy lập một kế hoạch tiết kiệm trước để bạn không mắc nợ hay rơi vào tình trạng lấy chỗ nọ bù chỗ kia khi đi ăn mừng.

"Tôi chỉ đi du lịch mỗi năm một lần và tôi sẽ phải cắt bỏ khoản đó trong năm nay để dành số tiền đó cho đám cưới này", Brandon Goldstein nêu ví dụ.

Để giải quyết vấn đề căng thẳng tiền bạc, một số người trẻ lựa chọn việc phải làm thêm nhiều hơn nhưng với một số người điều này là quá sức. 

Hoàng Dung (tổng hợp)

Lễ khai giảng ‘đa sắc màu’ của hệ thống trường TH School

Bắt đầu năm học 2023 - 2024 với chủ đề “Going Beyond - Không ngừng vươn xa”, các em học sinh mới của TH School tự tin bước trên thảm đỏ trong tiếng chuông rộn ràng, trên tay là những lá cờ nhiều màu sắc đại diện cho các quốc gia quê hương mình.

Điểm chuẩn đại học các ngành khối D năm 2023 dự kiến ra sao?

Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn các ngành khối D năm 2023 tương tự năm ngoái, nếu tăng hoặc giảm cũng không quá nhiều.

72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh ĐH duy nhất

Thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 sáng nay, 22/7.

Học phí loạt trường đào tạo Kinh tế có tiếng ở phía Bắc

Các trường Kinh tế phía Bắc có mức học phí đa dạng, từ hơn 10 triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo các chương trình đào tạo như đại trà, chất lượng cao hay liên kết quốc tế.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn

Tối 21/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp.

Đạt 25 điểm khối A nên chọn ngành gì?

Đạt 25 điểm khối A00 thi tốt nghiệp THPT nên chọn ngành gì là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm. VietNamNet đưa ra một số gợi ý để thí sinh, phụ huynh có thể tham khảo khi đăng ký xét tuyển đại học.

Điểm chuẩn khối Khoa học tự nhiên năm 2023 dự kiến ra sao?

Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra những dự kiến về điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2023 căn cứ vào phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố.

Top 10 trường có điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 cao nhất lên tới 29,25 ở HV Báo chí và Tuyên truyền hay 27,55 ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng miễn 100% học phí cho học sinh

Năm học 2023- 2024, Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập.

Trường ĐH Ngoại thương lấy điểm sàn 23,5

Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 23,5 điểm.

Đang cập nhật dữ liệu !