Sau hơn 3 năm thi công, hiện tại tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa, Hà Nội) đã hoàn thành được hơn 80% khối lượng công việc, toàn bộ mặt bằng đường.
Theo quy hoạch của quận Đống Đa (Hà Nội), đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài có chiều dài 1,3km với điểm đầu là ngã tư Huỳnh Thúc Kháng - Nguyễn Chí Thanh và điểm cuối là nút giao Voi Phục. Tổng kinh phí đầu tư của dự án là gần 350 tỷ đồng.
Theo hồ sơ phê duyệt, dự án này được thực hiện từ năm 2018 đến 2020, trong đó, khối lượng công việc cần giải phóng mặt bằng là 67 hộ dân (khoảng 3.960m2 đất) và 16 tổ chức (khoảng 30.000m2 đất).
Tuy nhiên, do bị vướng mặt bằng, có 9 hộ dân chưa đồng ý nhận tiền để bàn giao mặt bằng khiến dự án chậm tiến độ, buộc dự án phải điều chỉnh thời gian hoàn thành đến năm 2022. Hiện tại, 9 hộ dân đã đồng ý bàn giao mặt bằng cho dự án.
Theo một quản lý công trường xây dựng này cho biết, đơn vị đang dồn toàn bộ nhân lực, máy móc, vật liệu..., tập trung thi công gấp rút những đoạn vừa được bàn giao mặt bằng. Về công tác thảm nhựa mặt đường thì khoảng 3 tuần nữa sẽ hoàn thành, kèm theo đó là lát đá vỉa hè 2 bên đường và trồng cây xanh.
Đoạn cuối tuyến đường qua nút giao Voi Phục cũng đang gấp rút thi công, hệ thống đèn chiếu sáng, cây xanh đã cơ bản hoàn thành, đơn vị nhà thầu đang tập trung thi công trải thảm mặt đường và lát đá vỉa hè.
Trước đó, từ ngày 1/11, lực lượng chức năng quận Đống Đa đã tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đối với các hộ dân trên địa bàn phường Láng Thượng để phục vụ thực hiện Dự án xây dựng đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.
Quá trình thực hiện, các hộ dân có khiếu nại chủ yếu về giá đất cụ thể làm căn cứ bồi thường, trong đó các hộ cho rằng giá đất bồi thường UBND TP Hà Nội phê duyệt cho Dự án quá thấp, chưa sát với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường.
Vụ tai nạn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bột phát từ va chạm nhỏ giữa xe bán tải và ô tô khách, sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không có chuyện để cả xe và hành khách ở làn đường 120km/h rồi tranh cãi phải trái.
Theo đại diện Cục CSGT (Bộ Công an), từ các vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên đường cao tốc thời gian gần đây cho thấy, một bộ phận tài xế đang thiếu kỹ năng khi điều khiển phương tiện.
Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.
Các đại biểu Quốc hội tiếp tục băn khoăn về quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Một số đại biểu còn chỉ ra không uống rượu có người vẫn có nồng độ cồn.
Sở GTVT Hà Nội đề xuất triển khai thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, nhưng một số ý kiến cho rằng khi hệ thống giao thông công cộng không đủ mạnh, người dân ít có lựa chọn.
Tại các điểm Cảnh sát 141 (Công an Hà Nội) làm nhiệm vụ gần đây có tình trạng nhiều "quái xế" rất liều lĩnh, tụ tập, lạng lách, chạy xe tốc độ cao, tìm cách thông chốt.
Liên quan đến quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hiện vẫn còn 2 quan điểm khác nhau.
Theo PGS. TS. Phạm Việt Cường, về nguyên tắc lượng cồn trong cơ thể sẽ phân hủy hết sau khoảng 6 - 8 giờ. Vậy nên người uống rượu, bia từ tối hôm trước mà sáng hôm sau vẫn có thể bị phạt vi phạm nồng độ cồn thì chứng tỏ người đó uống rất nhiều.
Các tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, QL45 - Nghi Sơn… đủ điều kiện nâng tốc độ lên 90km/h.
Quá trình tuần tra kiểm soát tại đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội), Tổ Cảnh sát hóa trang Y9/141 đã bắt giữ nhóm thanh niên đi xe không biển số, lạng lách đánh võng và tàng trữ gậy 3 khúc.