F0 âm tính có cần đi khám hậu Covid-19, nếu đi thì nên vào thời điểm nào?

Theo BS Đinh Thế Tiến, F0 sau khi khỏi Covid-19 không có triệu chứng bất thường, không bệnh lý nền, đã tiêm đủ vắc xin thì không nhất thiết phải đi khám hậu Covid.

Những ngày gần đây, số ca mắc Covid-19 ở Hà Nội tăng chóng mặt, ngày sau luôn cao hơn ngày hôm trước. Cá biệt như ngày 6/3, Thủ đô đã ghi nhận gần 30.000 ca mắc Covid-19. Trong số này, hầu hết bệnh nhân được theo dõi và điều trị tại nhà.

Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn nếu không có biểu hiện bất thường sau khi khỏi có cần thiết phải đi khám hậu Covid-19 hay không?

Chị Nguyễn L. P. (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, chị mắc Covid-19 cách đây 10 ngày. Đến nay chị đã test nhanh còn 1 vạch. Chị cho biết trong quá trình mắc bệnh chị bị ho, rát họng, đau nhức người trong 4 ngày đầu. Sau đó các triệu chứng đó giảm đi.

Người phụ nữ này băn khoăn không biết "có nên mặc kệ nó mà sống tiếp" hay vẫn phải đi khám hậu Covid-19? Nếu đi thì nên đi vào thời điểm nào? 

Trao đổi với phóng viên Infonet, Ths.BS Đinh Thế Tiến, phụ trách phòng khám hậu Covid-19 Bệnh viện đa khoa Đức Giang cho biết, những ngày gần đây, số bệnh nhân đến khám gia tăng. Trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân đến khám sau khi đã khỏi Covid-19.

{keywords}
Ths. BS Đinh Thế Tiến, BV Đa khoa Đức Giang đang tư vấn cho bệnh nhân khám hậu Covid-19

Với bệnh nhân sau khi khỏi Covid-19 mà không có triệu chứng bất thường, không bệnh lý  nền, đã tiêm đủ vắc xin thì không nhất thiết phải đi khám hậu Covid-19.

Tuy nhiên, trên thực tế có trường hợp cho biết sau khi khỏi bệnh đã đi khám sức khoẻ hậu Covid-19 qua xét nghiệm máu thì phát hiện nhiễm trùng huyết khối phải tiêm thuốc. Chị này cho biết kể từ lúc bị Covid-19 cho đến khi khỏi không có dấu hiệu đau đớn hay khó chịu gì.

Vậy với trường hợp này được sẽ được giải thích như thế nào?

Giải thích trường hợp này, Ths. BS Ths.BS Đinh Thế Tiến cho rằng đây là trường hợp rất hiếm. Bởi trên thực tế, biến cố huyết khối hay gặp trên nhóm bệnh nhân: khi mắc Covid-19 phải thở oxy hoặc thở máy, có bệnh nền liên quan đến huyết khối từ trước (nhồi máu não, bệnh huyết khối mạch chi, hoặc xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim), hoặc bệnh nhân có các bệnh lý rối loạn đông máu khác.

“Vì thế người dân cũng không nên quá lo lắng đến độ ám ảnh bị hậu Covid. Thực tế thì số lượng người có biến chứng hoặc di chứng hậu Covid không quá nhiều. Từ thực tiễn tại Bệnh viện Đức Giang cho thấy, bệnh nhân bị hậu Covid-19 chủ yếu là viêm đường hô hấp trên, ho, hoặc lo lắng stress. Vì vậy chúng ta không nên quá lo lắng. Một số triệu chứng như hụt hơi, mệt mỏi sau Covid- 19 dần sẽ tự hồi phục”, BS Thế Tiến lưu ý.

Ăn gì mau lại sức hậu Covid-19?

Ăn gì mau lại sức hậu Covid-19?

F0 cần hạn chế thức uống có nhiều ga, không nên ăn các thực phẩm nhiều cholesterol (nội tạng động vật, óc)… Nên ăn ít nhất 3 bữa cá/1 tuần, 3 quả trứng/1 tuần và uống thêm sữa từ 1-2 cốc/ngày để nhanh lấy lại sức. 

Nếu bệnh nhân khoẻ mạnh, không có triệu chứng sau Covid-19 nhưng cẩn thận thì sau 4 tuần có thể đi kiểm tra sức khoẻ với các hạng mục: Chụp phim phổi, khám tai mũi họng, kiểm tra chức năng gan, chức năng thận, các xét nghiệm bilan phản ứng viêm, và chức năng đông máu, huyết khối…

“Thông thường tùy tình trạng bệnh nhân, bệnh lý nền, và diễn biến trong khi Covid-19 thì bác sĩ mới quyết định phải khảo sát những gì. Đơn giản nhất thì chỉ cần nghe phổi, xem họng, hoặc nội soi tai mũi họng”, BS Thế Tiến cho hay.

Hiện nhiều bệnh viện đang đua nhau giới thiệu các gói khám hậu Covid-19 với giá tiền từ vài trăm lên đến vài triệu đồng. BS Thế Tiến cho rằng các gói khám hậu Covid-19 đắt tiền “đang lạm dụng nỗi sợ của bệnh nhân”.

“Việc lắng nghe cơ thể, tái khám để tầm soát là cần thiết, nhưng tùy từng tình trạng cụ thể mới quyết định có nên làm thăm dò gì. Việc áp dụng một gói khám cứng nhắc là không hợp lý. Thăm khám cũng tương tự với việc khám sức khỏe nội khoa thông thường mà thôi”, BS Thế Tiến cho hay.

Tại bệnh viện Đức Giang, theo BS Thế Tiến, không phải F0 nào khỏi bệnh đến khám hậu Covid-19 cũng phải xét nghiệm, chụp chiếu mà các bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng lâm sàng hiện tại, tuổi tác, bệnh lý nền và tiến trình điều trị dương tính trước đó của họ.

Đơn cử, nhiều trẻ em khám hậu Covid-19 nhưng không cần chụp chiếu, lấy máu xét nghiệm vì các em chỉ mắc ở mức độ rất nhẹ, thời gian mắc ngắn, khám lâm sàng không thấy dấu hiệu khó thở, ho trong khi năng lượng hoạt động các em vẫn rất tốt. Sau khi cân nhắc lợi ích - nguy cơ thì bác sĩ cho rằng không cần phải lấy máu xét nghiệm hay chụp chiếu, chỉ dặn bố mẹ theo dõi sát, nếu trẻ có triệu chứng sẽ tái khám và làm xét nghiệm liên quan triệu chứng.

Quan trọng nhất để sức khoẻ nhanh hồi phục sau khi mắc Covid-19, BS Thế Tiến nhấn mạnh, người bệnh cần giữ  tinh thần lạc quan, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý. Trong giai đoạn này đừng quá hốt hoảng, cố gắng chia nhỏ công việc, chia nhỏ các bài tập hoặc hoạt động hằng ngày, làm mọi thứ có nhịp độ và nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt

“F0 vừa khỏi bệnh cần lắng nghe cơ thể, thường sẽ mất đến một vài tuần để hết tình trạng mệt mỏi thiếu năng lượng. Do đó, việc người bệnh tập thở, tập thiền, thực hành lối sống tích cực sẽ giúp mọi người vượt qua được cảm giác thiếu năng lượng mệt mỏi”, BS Thế Tiến cho hay.

Theo BS Tiến, một số nhóm F0 sau khi khỏi bệnh (âm tính) cần lưu ý vấn đề khám hậu Covid-19 như:

- Nhóm người có bệnh nền (như tăng huyết áp, mạch vành, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá...);

- Nhóm người từ 60 tuổi trở lên bởi họ có nguy cơ có nhiều bệnh đồng mắc chưa khởi phát nhưng sau khi mắc Covid-19 có thể thúc đẩy tình trạng nặng hơn;

- Nhóm người phải nhập viện khi mắc Covid-19 (bị suy hô hấp, phải can thiệp thở oxy trở lên, sốt cao phải nhập viện…).

 N. Huyền 

Hai người bất ngờ hôn mê sâu sau bữa ăn trưa

Hai bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) trong tình trạng suy hô hấp, hôn mê sâu.

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Đang cập nhật dữ liệu !