Ăn gì mau lại sức hậu Covid-19?
F0 cần hạn chế thức uống có nhiều ga, không nên ăn các thực phẩm nhiều cholesterol (nội tạng động vật, óc)… Nên ăn ít nhất 3 bữa cá/1 tuần, 3 quả trứng/1 tuần và uống thêm sữa từ 1-2 cốc/ngày để nhanh lấy lại sức.
Dinh dưỡng lành mạnh giúp nâng cao đề kháng và hồi phục sức khỏe. Lựa chọn các loại thực phẩm an toàn tốt cho sức khỏe sẽ giúp chúng ta nuôi dưỡng cơ thể và phòng chống bệnh tật một cách lâu dài.
Những bệnh nhân Covid-19 có thể bị sốt nhiễm trùng, suy hô hấp trong một khoảng thời gian dài. Vì vậy, sau thời gian điều trị tình trạng sức khỏe bệnh nhân bị suy giảm, cơ quan hô hấp, tiêu hóa bị suy yếu, người bệnh có nguy cơ bị suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau.
Người bệnh bị suy dinh dưỡng làm giảm khối cơ và suy giảm chức năng, ảnh hưởng xấu tới mô mỡ và khối xương, làm cho cơ thể bệnh nhân bị suy kiệt. Đồng thời suy dinh dưỡng còn ảnh hưởng tới sức đề kháng, đáp ứng miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Ảnh minh hoạ |
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ nhanh chóng giúp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, phục hồi sức khỏe cho người bệnh.
Chia sẻ với phóng viên, TS. BS Nguyễn Thị Vân Anh, nguyên Giám đốc TTYT Quận Hai Bà Trưng cho rằng, phục hồi sau nhiễm Covid giúp cơ thể có một sức khỏe tốt, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp người bệnh hồi phục nhanh.
Theo đó, lúc này người bệnh cần được cung cấp đủ về số lượng và đảm bảo tỷ lệ các chất sinh năng lượng (đạm, chất bép, chất bột đường); ăn đủ 3 bữa chính, có thể bổ sung 1-2 bữa phụ; ăn đa dạng các loại thực phẩm, thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm.
Tăng cường thực phẩm giàu đạm (protein): Các loại từ thịt, cá, trứng, sữa, đậu, hạt. Ăn nhiều cá như cá thu, cá mòi, cá hồi, ít nhất 1 lần 1 tuần. Nên ăn ít nhất 3 bữa cá/tuần, 3 quả trứng/tuần, sữa từ 1-2 cốc/ngày
Trẻ mắc Covid-19 nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Trẻ mắc Covid-19 không nên ăn các loại gia vị cay nóng như hạt tiêu, hành tây, tỏi; hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo no, nội tạng động vật; tuyệt đối tránh thức ăn đã bị dị ứng hoặc các thức ăn lạ.
Thực phẩm giàu tinh bột: Nên ăn đủ lượng ngũ cốc như cơm, bún, phở, mỳ
Rau và trái cây: Cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất giúp hỗ trợ miễn dịch. Các loại nước sinh tố hoa quả, ngoài cung cấp nước, chúng còn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép, nước soài, rau má,… để cung cấp lượng vitamin C, A là cần thiết cho cơ thể.
Bên cạnh đó, người vừa khỏi Covid-19 cũng cần được bổ sung đa vitamin, đa vi chất bằng các vitamin tổng hợp, bổ phổi, bổ gan nếu ăn uống kém không đủ khả năng cung cấp.
Đặc biệt F0 vừa khỏi cũng cần lưu ý đến việc phơi nắng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin D; uống đủ nước theo nhu cầu lứa tuổi.
“Lưu ý với người đói vi chất dinh dưỡng: Để hỗ trợ cho đường tiêu hóa thì nên bổ sung thêm probiotic mỗi ngày 2 lần (sữa chua, men vi sinh), đa vi chất để có cảm giác đói thèm ăn, ăn ngon hơn, giúp cơ thể mau bình phục. Các vitamin và khoáng chất chống oxy hóa có tác dụng tốt với người sau điều trị bệnh là vitamin A, C , D, E và chất khoáng như sắt, kẽm,… có vai trò trong chống viêm, chống nhiễm trùng.
Ăn các loại rau màu xanh sẫm và hoa quả màu đỏ hoặc vàng có chứa nhiều vitamin A, C, E. Ngoài ra, rau quả còn góp giúp cho tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol, hạn chế táo bón. Nhu cầu rau xanh và hoa quả là từ 400 - 600 g/người/ngày”, TS. BS Vân Anh bày tỏ.
Bác sĩ cũng cho rằng các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng F0 vừa mới khỏi bệnh cũng cần hạn chế các chất béo có nguồn gốc từ gia cầm,động vật có vú; Hạn chế ăn mặn, các loại thực phẩm có nhiều muối (giò, chả, xúc xíc, đồ hộp, đồ khô, các thực phẩm muối chua…); Hạn chế thức uống có nhiều ga, không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn; Không nên ăn các thực phẩm nhiều cholesterol (nội tạng động vật, óc)… Nên ăn ít nhất 3 bữa cá/1 tuần, 3 quả trứng/1 tuần và uống thêm sữa từ 1-2 cốc/ngày.
Thay vào những thực phẩm hạn chế ăn uống, F0 vừa khỏi bệnh cần tăng cường, thường xuyên vận động thể lực. Ngủ đủ giấc, cố gắng ngủ và thức dậy đúng giờ. Lắng nghe cơ thể, nghỉ ngơi nhiều hơn so với bình thường, tránh lo quá mức về sức khỏe…
Nên bổ sung vitamin khoáng chất, chất chống oxy hóa, chống viêm và kháng si sinh tự nhiên từ các loại rau, củ, quả tươi, đặc biệt là các loại rau thơm như: Hành, tía tô, kinh giới, diếp cá, ớt chuông, húng quế, mùi tây, bạc hà…
Cắt giảm hoặc loại bỏ đường và rượu khỏi chế độ ăn uống vì chúng gây ra ức chế hệ thống miễn dịch.
Có thể kết hợp các vị thuốc để nấu ăn, tạo ra những món ăn bài thuốc có tác dụng bổ khí huyết, bổ ngũ tạng như: Cháo bát bảo, Thập toàn đại bổ thang hầm gà (chim, thịt heo)…
N. Huyền
Người trẻ khỏe hãy quên đi chuyện tiêm vắc xin mũi 4?
Nếu tiêm vắc xin mũi 4, chỉ dành cho những người bệnh nền, suy giảm miễn dịch còn lại người trẻ khoẻ, trẻ từ 12 đến 18 tuổi không cần tiêm mũi 4
F0 ở Hà Nội tự 'bơi' trong đại dịch, loay hoay để được công nhận
Dù biết mình đang dương tính nhưng có những hôm tôi vẫn phải đeo khẩu trang, đi găng tay, dùng kính chắn giọt bắn đi chợ, mua thuốc về phục vụ cả nhà.
Tiêm 3 mũi vắc xin, đã khỏi Covid-19 vẫn tái nhiễm SARS-CoV-2?
Chị Vũ Thanh (36 tuổi, trú tại Tân Bình, TP.HCM) cho biết vừa mắc Covid-19 đầu tháng 2 thì đến nay lại dương tính lần nữa.