Những ai dễ bị xơ phổi hậu Covid-19?

Trong các di chứng hậu Covid-19 thì vấn đề xơ phổi được xếp vào hàng nguy hiểm và người bệnh cần phải điều trị phục hồi phổi kéo dài


Di chứng hậu Covid-19
 
Theo PGS Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, nhiều nghiên cứu sau giai đoạn Covid-19 cấp tính người bệnh có thể gặp phải hàng loạt triệu chứng mới hoặc triệu chứng này có từ ngay ban đầu nhiễm SARS-CoV-2 có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng sau khi nhiễm Covid-19 cấp tính.
 
Theo WHO, hậu Covid-19 xảy ra ở người có tiền sử nhiễm Covid-19 kéo dài ít nhất là trong vòng 2 tháng không lý giải bằng các nguyên nhân khác gây ra tình trạng này thì được coi là hậu Covid-19.
 
Các triệu chứng phổ biến như mệt mỏi, khó thở, rối loạn chức năng nhận thức, các triệu chứng khác ảnh hưởng tới cuộc sống của bệnh nhân. Triệu chứng này có thể khởi phát khi khỏi bệnh hoặc có từ ngay ban đầu nhiễm virus.
 

Hơn 200 triệu chứng hậu Covid-19 nhưng chỉ 4 nhóm người này mới cần đi khám

Hơn 200 triệu chứng hậu Covid-19 nhưng chỉ 4 nhóm người này mới cần đi khám

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có khoảng 200 triệu chứng liên quan đến hội chứng hậu Covid-19, nhưng không phải tất cả người bệnh khỏi Covid-19 đều cần phải thăm khám hậu Covid-19. Chỉ 4 nhóm người này mới cần đi khám...

Tổn thương của virus thường gây ra biến chứng đa cơ quan, khi virus xâm nhập vào các thụ thể ACE2 thì chúng gây tổn thương phổi, não, tim, gan, lách, đường tiêu hoá và tổn thương ở mạch máu. Vì vậy, có nhiều cơ quan trong cơ thể bị tổn thương do ảnh hưởng của virus SASR-CoV-2.
 
Theo thống kê của Viện quốc gia chăm sóc sức khoẻ của Anh quốc thì triệu chứng hậu Covid-19 kéo dài từ giảm thị lực, tổn thương gây đỏ mắt, tổn thương về thần kinh như chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi không rõ lý do, rối loạn về cơ xương khớp, tổn thương ở mũi ví dụ bệnh nhân thay đổi hoặc mất khứu giác, đau họng, các triệu chứng hô hấp như ho, đau ngực, khó thở.
 
Đặc biệt là 50 % người bệnh hậu Covid-19 tồn tại khó thở dù đã khỏi Covid-19. Ngoài ra, các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm, yếu cơ, mệt cơ… nhất là những người ở giai đoạn cấp tính bị nặng. 

{keywords}
Những di chứng sau viêm phổi do SARS-CoV-2 được ghi nhận trên phim CT scan ngực sau 6 tháng theo dõi.
A-dãn phế quản co kéo (mũi tên). B- xẹp phổi dạng đường (mũi tên). C- xơ phổi dạng tổ ong. D và E- dày màng phổi tạng (mũi tên)

 
Theo WHO có khoảng 20 % các trường hợp bệnh nhân sau nhiễm Covid-19 có thể gặp biểu hiện hậu Covid-19 kéo dài.
 
Về cơ quan hô hấp, PGS Giáp cho biết biểu hiện hay gặp nhất đó là khó thở ở các mức độ khác nhau từ nhẹ tới thở oxy. Người bệnh có cơn ho kéo dài, ho không ngừng, tổn thương phổi kéo dài, tổn thương xơ phổi, tắc động mạch phổi, suy giảm chức năng hô hấp của bệnh nhân gây ảnh hưởng cho sức khoẻ của người bệnh.

Lý giải di chứng ở cơ quan hô hấp, BS Giáp cho biết bệnh nào sau giai đoạn cấp tính người bệnh vẫn cần có giai đoạn hồi phục và Covid-19 cũng tương tự. Virus SARS-CoV-2 có cơ chế gây tổn thương ở phổi vì khi xâm nhập vào cơ thể, cơ quan trong cơ thể kích hoạt phản ứng viêm thì có thể tạo ra tế bào xơ non ở phổi. Ngoài ra, do tình trạng đáp ứng viêm, rối loạn đông máu tạo ra cục máu đông gây tình trạng tắc mạch ở phổi và các cơ quan khác.
 
Xơ phổi điều trị bao lâu?
 
Xơ phổi sau Covid-19 có phục hồi được không, theo PGS Giáp một bệnh nhân nữ 59 tuổi mắc Covid-19 khi nhập viện bệnh nhân có các tổn thương dạng kính mờ và đông đặc. Sau đó bệnh nhân suy hô hấp tiến triển nặng. Bệnh nhân đã phải điều trị kéo dài 2 tháng.
 
Hiện tổn thương đông đặc đã biết mất nhưng tổn thương kính mờ, giãn khí quản vẫn tồn tại. Đến nay sau 7 tháng thì tổn thương phổi đã được xoá mờ. Vì vậy, tổn thương phổi có thể được hồi phục hoàn toàn không để lại di chứng.  
 
Các trường hợp có thể bị xơ hoá phổi sau Covid-19: Bệnh nhân tuổi cao, nam giới, thời gian nằm viện trong giai đoạn cấp kéo dài, người bệnh mắc các bệnh đồng mắc khác như bệnh phổi trước đó, người bị bệnh tổn thương phổi ở giai đoạn cấp nặng có cơn bão cytokien, có huyết khối, thở oxy, thở máy thì nguy cơ để lại di chứng xơ phổi cao hơn trường hợp khác.
 
Ngoài ra, rất nhiều bệnh nhân hậu Covid-19  có tổn thương bất thường trên phim như khó thở, có ho sẽ kéo theo xơ phổi do hậu Covid-19 có thể kéo dài sau 3 tháng.
 
Với người bệnh thở máy tỷ lệ xơ phổi sau 3 tháng chiếm hơn 70% các trường hợp. Nếu giai đoạn cấp người bệnh bị tổn thương ở đáy vùng phổi phải thì giai đoạn sau vẫn kéo dài tổn thương đó. Ngoài ra, còn các tổn thương viêm phổi tổ chức hoá sau Covid-19.
 
BS Giáp khuyến cáo người bệnh khỏi Covid-19 nên tái khám sau 1 tháng, 3 tháng sau nhiễm bệnh để thăm dò chức năng hô hấp đánh giá có tổn thương phổi hay không để phát hiện các triệu chứng sau nhiễm Covid-19.
 
Khánh Chi 

F0 tại nhà tắm gội sẽ bị 'bão cytokine', các bác sĩ phân tích gì?

F0 tại nhà tắm gội sẽ bị 'bão cytokine', các bác sĩ phân tích gì?

Nhiều người cho rằng khi đang mắc Covid-19 (F0) thì bạn không nên tắm gội vì có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ, di chứng hậu Covid-19; thậm chí có dấu hiệu 'bão cytokine'. Thực hư thông tin này thế nào?

Trẻ em mắc Covid-19 có cần tiêm vắc xin?

Trẻ em mắc Covid-19 có cần tiêm vắc xin?

Những ngày này, số lượng trẻ em mắc Covid-19 tăng vọt, điều này khiến nhiều bậc phụ huynh cho rằng như thế con đã có miễn dịch và không cần tiêm vắc xin. Vậy, trẻ em mắc Covid-19 có cần tiêm vắc xin hay không?

Ho nặng tưởng như gãy xương sườn, F0 tại nhà phải làm sao, thuốc ho nào hiệu quả?

Ho nặng tưởng như gãy xương sườn, F0 tại nhà phải làm sao, thuốc ho nào hiệu quả?

Chỉ sau 2 ngày mắc Covid-19, chị Nga bị ho như xé vải, ho đến tức hết lồng ngực, lan xuống cơ bụng, xuyên qua lưng, nhiều lúc như muốn gãy cả xương sườn…

Dấu hiệu trẻ em nhiễm chủng Omicron như thế nào?

Dấu hiệu trẻ em nhiễm chủng Omicron như thế nào?

Theo các bác sĩ, đến nay để xác định nhiễm biến thể Delta hay Omicron thì cần làm các xét nghiệm giải trình tự gen, nhưng ở góc độ nào đó dấu hiệu của Omicron vẫn nhẹ hơn biến thể Delta. Trẻ em nhiễm biến thể Omicron như thế nào?

 

Chế độ ăn kiêng của Đại học Harvard giúp sống lâu khỏe mạnh

Rau quả chiếm một nửa lượng thức ăn trong đĩa, phần còn lại dành cho ngũ cốc và protein lành mạnh.

Ai không nên ăn dâu tây?

Dâu tây là loại quả mọng, có màu đỏ tươi đẹp mắt, rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ nhưng vẫn có những người không nên ăn.

Để giảm 1kg cần đốt cháy bao nhiêu calo?

Đốt cháy calo là cách tốt nhất để giảm cân. Tuy nhiên, để giảm được 1kg cân nặng, trung bình bạn phải mất từ 7 tới 10 ngày.

Vì sao nên uống một ly chanh tươi và mật ong vào buổi sáng?

Chanh tươi có tác dụng kéo nước vào lòng ruột làm mềm phân, giảm táo bón. Buổi sáng, một ly nước ấm chanh tươi và mật ong sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Uống nước suối, 2 tháng sau bệnh nhân cấp cứu vì ho ra máu

Bệnh nhân ngạt mũi, ho ra máu nên đến khám ở bệnh viện, phát hiện dị vật ký sinh trong khí quản từ 2 tháng trước.

Sự thật về 'chất độc' trong hành, tỏi mọc mầm

Hành tỏi để lâu có thể bị mọc mầm, nhiều người lo lắng ăn thực phẩm này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Chiêu lừa đảo 'con cấp cứu ở viện' lan đến Thái Nguyên

Các đối tượng đều xây dựng kịch bản con đi học bị chấn thương sọ não, tình trạng hôn mê phải cấp cứu ngay khiến nhiều phụ huynh hốt hoảng, lo lắng chạy tới bệnh viện.

Hơn 200 học sinh ở một thị trấn tại Lào Cai phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt

Trong 1 tuần, từ 7-13/3, gần 240 học sinh bốn trường học ở thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên (Lào Cai), phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt mỏi.

Những người không nên uống trà xanh

Người có vấn đề về dạ dày, bệnh tim, thiếu máu, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ không nên uống trà xanh.

Căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang ở đỉnh dịch

Hơn 20 giường tại 4 buồng dành riêng cho trẻ nhiễm virus hợp bào (RSV) tại khoa Hồi sức hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội, luôn kín bệnh nhi.

Đang cập nhật dữ liệu !