EU công bố hạn ngạch nhập khẩu nông sản và gạo Việt Nam theo EVFTA

Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố và nêu rõ phương thức quản lý về hạn ngạch nhập khẩu đối với một số sản phẩm nông nghiệp và gạo của Việt Nam, theo thỏa thuận của Hiệp định EVFTA.

EVFTA dự kiến sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8 và theo thỏa thuận này, nông sản, đặc biệt là gạo Việt Nam, sẽ được miễn thuế nhập khẩu vào EU. Tuy nhiên, các mặt hàng này có hạn ngạch nhập khẩu hàng năm.

Thông báo của EC cho biết hạn ngạch nhập khẩu vào EU đối với một số nông sản Việt Nam được áp dụng bắt đầu từ ngày 1/8 như sau: trứng gia cầm từ ngày 1/8 đến 31/12 là 208 tấn và hạn ngạch mỗi năm là 500 tấn; tỏi (167 tấn, 400 tấn); ngô (2.083 tấn, 5.000 tấn); bột sắn (12.500 tấn, 30.000 tấn); cá ngừ (4.792 tấn, 11.500 tấn); surimi (208 tấn, 500 tấn); đường (8.333 tấn, 20.000 tấn); đường đặc biệt (167 tấn, 400 tấn); nấm (146 tấn, 350 tấn)…

Riêng với gạo, EC đưa ra một quy định riêng và với hạn mức hàng năm là 80.000 tấn, trong đó có 20.000 tấn gạo chưa xay xát, 30.000 tấn gạo xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. Để đảm bảo việc tiêu thụ và tránh bị dồn ứ mặt hàng gạo trên thị trường, EC cũng đã đưa ra hạn ngạch nhập khẩu cụ thể cho từng loại gạo đối với từng giai đoạn trong năm.

{keywords}
 

Theo cam kết trong EVFTA, nhiều mặt hàng nông sản, đặc biệt là gạo sẽ được miễn thuế nhập khẩu vào EU nhưng phải chịu hạn ngạch xuất khẩu hàng năm. Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội mới, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề thách thức.

Với cam kết trong EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm (cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu khoảng 100.000 tấn gạo vào EU hàng năm). Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 - 5 năm.

Thống kê của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho thấy, 5 tháng qua, gạo là mặt hàng có giá trị tăng trưởng cao nhất trong các sản phẩm nông nghiệp, đạt khoảng 1,4 tỷ USD, tăng 18,9%, giữa lúc tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Riêng tháng 5/2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 11,7% về lượng và 35,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019, đạt 750.000 tấn, trị giá 395 triệu USD.

Đáng chú ý, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 5/2020 tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm qua, bình quân đạt 527 USD/tấn, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu gạo tăng mạnh sau khi Chính phủ cho xuất khẩu bình thường trở lại từ ngày 1/5, không chỉ tăng về lượng, mà giá xuất đi còn bật tăng cao nhất từ trước tới nay.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu gạo của nước ta đã tăng 13% so với cùng kỳ năm 2019, đạt bình quân 485 USD/tấn. Với mức giá cạnh tranh và xuất khẩu đang tăng mạnh trở lại, Việt Nam có cơ hội lớn để vượt qua Thái Lan về xuất khẩu gạo toàn cầu ngay trong năm nay.

Với những thuận lợi về thị trường, đặc biệt là nhu cầu gạo của thế giới tăng cao từ khi Covid-19 bùng phát, các doanh nghiệp thương mại gạo nước ta đang có cơ hội tăng sản lượng và giá xuất khẩu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định, ngành gạo đặt mục tiêu xuất khẩu 6,7 triệu tấn trong năm 2020, tuy nhiên, con số này có thể lên 8 triệu tấn. Với mức giá xuất khẩu trung bình 480 USD/tấn, kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2020 của Việt Nam có thể đạt 3,9 tỷ USD.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu gạo đã có bước chuyển tích cực. Hiện lượng gạo cao cấp và gạo thơm chiếm trên 60% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam; phân khúc gạo trung bình và phẩm cấp thấp chỉ còn chiếm khoảng 12%. Cách đây 10 năm, tỷ lệ xuất khẩu gạo cao cấp, gạo thơm chiếm chưa đến 10%.

Trong tuần qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng sau khi những trận mưa lớn dấy lên lo ngại về hoạt động thu hoạch, trong khi giá gạo Thái lan giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng vì đồng bath mất giá và nhu cầu yếu.

Theo Reuters, giá gạo tấm 5% của Việt Nam lên mức cao nhất trong 3 tuần, tăng từ 415 - 450 USD/tấn của tuần trước lên khoảng 425 - 457 USD vào tuần này.

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !