Đường lên Điện Biên: Những “tử huyệt” thời kỳ kháng Pháp

68 năm đã qua, nhưng những ký ức về một thời Điện Biên khói lửa và những kỳ tích lịch sử trên tuyến đường ra trận năm xưa thì vẫn còn sống mãi với thời gian.

Ngã ba Cò Nòi - Vang mãi khúc tráng ca bất tử

Những thanh niên đi phượt Tây Bắc hiện nay khi đi trên cung đường số 6, không nhiều người  biết được con đường huyền thoại lên Điện Biên này là vô vàn những khúc tráng ca của lớp lớp thế hệ cha anh, khi bằng tuổi họ đã đổ bao máu xương để làm nên chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu năm 1954.

Những địa danh như: Ngã ba Cò Nòi, Đèo Pha Đin, Đèo Lũng Lô… đã đi vào lịch sử kháng chiến chống Pháp nói chung, chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng. 

Ngã ba Cò Nòi thuộc huyện Mai Sơn (tỉnh Sơn La) - “yết hầu” trên tuyến lửa trong Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Nơi đây được coi là “túi bom” khi quân Pháp quyết chặn cho được tuyến vận tải chiến lược của Việt Minh đang ngày đêm tiến về Điện Biên Phủ. Máu của biết bao cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong và nhân dân Sơn La đã đổ xuống nơi đây.

Nhìn trên bản đồ dễ thấy, ngã ba Cò Nòi - nơi giao nhau giữa hai tuyến quốc lộ 13A (nay là quốc lộ 37) và đường 41 (quốc lộ 6 hiện nay), thuộc địa phận xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn là nút giao thông quan trọng bậc nhất, được ví như “yết hầu” trên tuyến lửa. Biết được vai trò chiến lược này, thực dân Pháp đã cho không quân ngày đêm oanh tạc bằng mọi cách, phải biến Ngã ba Cò Nòi thành “bãi lầy”, hòng cắt đứt con đường vận tải, tiếp tế vũ khí, lương thực, dân công…cho chiến trường Điện Biên Phủ.

Với quyết tâm bảo vệ thông suốt con đường huyết mạch, hơn 18.200 lượt thanh niên xung phong được huy động từ khắp các địa phương đã lên đường phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong đó, thường trực tại Ngã ba Cò Nòi khoảng 1.000 người thuộc Đội 34 và Đội 40. Hầu hết các nhân chứng lịch sử từng công tác trên tuyến lửa Cò Nòi năm ấy, giờ đã vào tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng ký ức một thời hoa lửa vẫn còn in đậm trong tâm trí những người đã vào tuổi “gần đất xa trời”.

Ông Lò Văn Pọm, cựu dân quân du kích tại Ngã ba Cò Nòi chia sẻ: “Tôi nhớ nhất ngày 13/3/1954, địch đánh phá ác liệt nhất, chúng ta mất khá nhiều người. Ngày 14, chúng tôi đi tìm thi hài của thanh niên xung phong, có người chỉ được cái tay, cái chân… cũng không biết của ai nữa. Chúng tôi thực sự không cầm được nước mắt. Chúng rải bom, khu này tan nát hết. Bộ đội ta cũng đánh máy bay, cũng có pháo 37 đặt trên các đồi này đánh liên tục”.  

Được biết, để tưởng nhớ, tri ân, tôn vinh công lao to lớn của quân và dân, các anh hùng liệt sĩ thanh niên xung phong, từ năm 2000 đến 2002, tỉnh Sơn La đã xây dựng Khu Di tích tưởng niệm liệt sỹ Thanh niên xung phong tại Ngã ba Cò Nòi. Năm 2004, Di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia. 

Ảnh: Việt Hoàng

Lũng Lô – huyền thoại một con đèo

“Dốc Pha Đin chị gánh, anh thồ - Đèo Lũng Lô anh hò, chị hát - Dù bom đạn xương tan thịt nát - Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh”. Đó là những câu thơ trong bài “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của Tố Hữu để nói lên tinh thần chiến đấu anh dũng, ngoan cường của một thế hệ thanh niên những ngày “tất cả cho chiến dịch Điện Biên Phủ”.

Cũng có vai trò tương tự Cò Nói, đèo Lũng Lô nằm trên Quốc lộ 37, tại ranh giới hai huyện Văn Chấn (Yên Bái) và Phù Yên (Sơn La) cũng là một “tọa độ máu” khi quân Pháp ném xuống đây hàng vạn tấn bom đạn. 

Trước đó, để chuẩn bị cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung ương Đảng quyết định mở con đường 13A bắt đầu từ Bến Hiên (tỉnh Tuyên Quang), vượt qua Bến Âu Lâu (Yên Bái), đi qua đèo Lũng Lô tới ngã ba Cò Nòi (tỉnh Sơn La), nối với đường 41 lên Điện Biên. Tuyến đường mới này công binh và dân công phải mở dài trên 120 km, địa hình chủ yếu là núi cao, vực sâu, đi qua 3 con sông lớn là sông Chảy, sông Hồng và sông Đà.

Với phương châm “qua sông làm cầu, qua núi làm hầm…” nhằm đảm bảo thông suốt mạch máu giao thông ra chiến trường, ngay từ tháng 4/1953, theo yêu cầu của Bộ Tổng tham mưu, tỉnh Yên Bái đã quyết định thành lập cung đường 13; huy động hơn 124.000 lượt dân công tham gia mở đường 13A. Hàng nghìn cây gỗ, hàng vạn cây tre, bương, vầu, cột nhà... đã được người dân đóng góp để lót đường, bắc cầu thông xe, vận tải quân lương vào chiến dịch.

Sau hơn 200 ngày đêm nỗ lực, tuyến đường qua đèo Lũng Lô được thông suốt, nối chiến khu Việt Bắc và các tỉnh Tây Bắc đã giúp hàng vạn ô tô, xe thồ chở vũ khí tiếp ứng đầy đủ, kịp thời cho chiến trường. Tuy nhiên, thực dân Pháp quyết chặn cung đường này khi rải xuống khu vực đèo Lũng Lô tới gần 12.000 tấn bom. Nhưng vượt lên tất cả, với tinh thần tất cả cho tiền tuyến, hàng vạn bộ đội, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến đã ngày đêm bám cầu, giữ đường.

Địch phá, ta lại sửa; địch phá đoạn này, ta mở đoạn khác; địch phá ban ngày, ta mở đường lại vào ban đêm... Cứ như thế, đường luôn thông, hàng luôn qua để tiếp tế cho mặt trận Điện Biên Phủ. Để tưởng nhớ địa chỉ đỏ này ngày 27/4/2011, Đèo Lũng Lô - cung đường huyền thoại, minh chứng hào hùng của lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đã được Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Việt Hoàng

Hà Nội có nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không”

Nhiều hoạt động được TP Hà Nội triển khai nhân dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” (18/12/1972 – 18/12/2022)

Việt Nam - Hàn Quốc chính thức nâng cấp quan hệ lên 'Đối tác Chiến lược Toàn diện'

Tại hội nghị thượng đỉnh ở Seoul, hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận nâng cấp quan hệ song phương lên 'Đối tác Chiến lược Toàn diện'.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Hàn Quốc nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Hàn Quốc nhân kỷ niệm 30 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Việt Nam – Hàn Quốc hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam – Hàn Quốc đang hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2022 nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Việt Nam – Campuchia tiến tới mục tiêu thương mại song phương đạt 10 tỉ USD

Hai Thủ tướng Việt Nam – Campuchia nhấn mạnh hai nước sẽ tiến tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 10 tỉ USD vào cuối năm nay.

Thành lập cơ chế Hội nghị cấp cao Quốc hội Campuchia, Lào, Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Campuchia, Lào, Việt Nam đã ký tuyên bố chung lần đầu tiên thành lập cơ chế Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước CLV vào ngày 20/11.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp các lãnh đạo cấp cao Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gặp gỡ các lãnh đạo cấp cao Campuchia và thảo luận về mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.

Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ Việt Nam – Áo

Hội thảo kỷ niệm Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ giữa Áo và Việt Nam được tổ chức tại Áo với sự tham gia của Đại sứ Việt Nam Nguyễn Trung Kiên.

Kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Bằng hoài bão cứu nước cứu dân mãnh liệt, bản lĩnh và sự mẫn cảm chính trị ở tuổi 21 của một tầm nhìn xa, cách đây 110 năm, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu ra đi tìm đường cứu nước.

Timor-Leste sắp trở thành thành viên thứ 11 của ASEAN

Trong tuyên bố chung ngày 11/11/2022, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nhất trí về nguyên tắc để kết nạp Timor-Leste vào ASEAN, trở thành thành viên thứ 11 của khối.

Đang cập nhật dữ liệu !