"Đuổi học 1 năm là sự bất lực của giáo dục, cần bỏ hình phạt này"

Những ngày qua tôi thấy các phụ huynh xôn xao bàn tán về chuyện sắp tới sẽ không còn hình thức kỷ luật học sinh là đuổi học 1 năm. 

Nhiều phụ huynh lo lắng không còn biện pháp kỷ luật cứng rắn để răn đe sẽ khiến học sinh “nhờn luật”.

Tuy nhiên, ở góc độ một nhà quản lý giáo dục, tôi rất ủng hộ việc phải bỏ quy định đuổi học học sinh 1 năm khi các em mắc lỗi và cũng không khó để chúng ta giáo dục tốt những học sinh cá biệt.

Hơn ai hết, nhà trường chính là nơi phải tìm ra nguyên nhân sâu xa của những hành vi vi phạm của học sinh để có biện pháp giáo dục thích hợp, giúp học sinh tiến bộ chứ không phải các em làm sai là đuổi học.

{keywords}
Ảnh minh họa

Bản chất của việc đình chỉ học một thời gian hay đuổi học thì cũng là hình thức kéo dài thời gian kỷ luật để các em có thời gian suy ngẫm lại lỗi lầm của mình và rút kinh nghiệm. Đó cũng là thời gian giúp các em có điều kiện cùng với gia đình, nhà trường giáo dục thay đổi nhưng chúng ta lại quên làm công tác tư vấn tâm lý học đường khiến đa số những học sinh sau khi bị đuổi học khó hòa nhập với các bạn.

Việc tạm dừng học tập trên lớp dưới 2 tuần thay vì đuổi học thì thôi thấy là cần thiết mà vẫn đảm bảo quyền học tập của học sinh thay vì đuổi học các em 1 năm.

Bởi lẽ nhà trường là cơ sở giáo dục đặc thù không phải là cơ quan hành pháp, chỉ coi trọng các hình phạt nghiêm khắc mà quên rằng vì sao các em làm như vậy. Nhiệm vụ của nhà trường là giáo dục để giúp học sinh thay đổi tích cực, đó mới là điều quan trọng”.

Hơn nữa theo tôi, việc đưa ra quyết định đuổi học 1 năm với các em dường như là bước đường cùng, là quyết định cuối sau rất nhiều nỗ lực từ phía nhà trường, gia đình nhằm giúp đỡ các em sửa sai mà vẫn không thành công. Hình thức kỷ luật đuổi học 1 năm với các em là quá nặng.

Có lẽ, hơn ai hết, các bậc phụ huynh đều thấy rằng việc nuôi, dạy một học sinh nên người mới là điều khó còn đẩy trách nhiệm giáo dục học sinh cho xã hội lại là câu chuyện đơn giản.

Câu hỏi đặt ra là sau khi rời khỏi môi trường giáo dục lành mạnh, ai là người giúp đỡ, dạy dỗ các em trở thành những người tốt, có ích cho xã hội hay thả nổi các em?

Học sinh là tuổi cắp sách đến trường, tất nhiên các con sẽ nhiều khi có cử chỉ, hành động, lời nói không đúng chuẩn, cần phải giáo dục, nhưng thế mới cần đến nhà trường.

Nếu đuổi học thì vô hình trung nhà trường đuổi các em ra khỏi môi trường giáo dục. Đó là hình phạt nặng, thể hiện sự bất lực trong việc giáo dục các em.

Trong khi hiện nay học sinh bị ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường sống, từ hoàn cảnh gia đình. Nhiều em có hoàn cảnh rất đặc biệt như cha mẹ thường xuyên cãi nhau, đánh nhau, ly hôn, phải ở với ông bà hoặc cha mẹ mải lo làm ăn không có thời gian quan tâm, dạy dỗ con cái.

Những trường hợp như trên rất cần sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, giáo dục từ các thầy cô giáo trong nhà trường. Nếu học sinh có sai phạm mà bị buộc thôi học 1 năm là một hình thức đẩy các em vào bước đường cùng. Và rất có thể sau 1 năm đó, chúng ta còn khó dạy em học sinh đó hơn.

Tôi nghĩ khi học sinh vi phạm, điều quan trọng nhất đối với người có trách nhiệm là tìm hiểu nguyên nhân sai phạm để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp để các em nhận ra cái sai và không bao giờ tái phạm.

Quy định về xử lý kỷ luật học sinh theo Thông tư 08 các hình thức kỷ luật chưa hướng tới mục đích để học sinh tự giác nhận thức khuyết điểm và có cơ hội khắc phục, sửa chữa.

Dự thảo thông tư về kỷ luật trong đó xóa bỏ hình thức đuổi học 1 năm sẽ xóa bỏ các kiểu xử phạt tiêu cực, xúc phạm nhân phẩm học sinh, tăng cường đưa ra các giải pháp giúp học sinh điều chỉnh hành vi, sửa chữa khuyết điểm.

Trong đó, quan trọng nhất là các nhà trường không "đứng ngoài" mà vẫn phải phối hợp với gia đình học sinh và địa phương có kế hoạch hỗ trợ giáo dục học sinh, giám sát quá trình thực hiện của học sinh. 

Với những học sinh cá biệt đa số các em đều sống rất nội tâm nên cũng không quá khó để giáo dục các em nếu chúng ta làm tốt việc tổ chức tư vấn tâm lý cho học sinh mắc khuyết điểm đang gặp khó khăn tâm lý.

Trong quá trình kỷ luật bằng những hình thức kỷ luật tích cực, trường sẽ có bộ phận theo dõi, giúp đỡ và dùng biện pháp giáo dục tích cực để “chuyển hóa” học sinh chứ không thả nổi học sinh sau khi đình chỉ, khiển trách các em như trước đây. Đó chính là cách chúng ta kéo những học sinh cá biệt lại gần thay vì việc đẩy các em ra xa và đó cũng chính là sứ mệnh của cơ sở giáo dục.

Cô Lê Thị Loan - Học viện Quản lý Giáo dục

Ngày 12/4/2019, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên với mục đích chính là:

Điều chỉnh cách ứng xử của các thành viên trong cơ sở giáo dục theo chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc, phù hợp với đặc trưng văn hóa của địa phương và điều kiện thực tiễn của cơ sở giáo dục; ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính giáo dục trong cơ sở giáo dục.

Xây dựng văn hóa học đường; đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.

Bộ Quy tắc ứng xử này đưa ra những chuẩn mực ứng xử cụ thể của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên, nhân viên, người học, cha mẹ người học và khách tới cơ sở giáo dục.

Hiện nay Bộ GD&ĐT lại đang đưa ra dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông, thay thế Thông tư 08 được ban hành từ năm 1988. Trong đó có những điểm đổi mới như mức kỷ luật cao nhất áp dụng trong nhà trường là “tạm dừng học tập trên lớp” thay thế cho cụm từ “đuổi học”; bỏ hình thức kỷ luật đuổi học 1 năm với học sinh….

Những nội dung trên cho thấy nỗ lực của Bộ GD&ĐT nhằm tạo chuyển biến căn bản, xây dựng một môi trường văn hóa học đường tốt đẹp hơn.

Sẽ xử lý hiệu trưởng 'bêu tên' học sinh chưa đóng bảo hiểm do vi phạm quy tắc ứng xử

UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang chỉ đạo các phòng liên quan hoàn thiện hồ sơ để xử lý thầy Phan Đình Thống, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Lâm do vi phạm Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục.

Hiệu trưởng lên tiếng sau vụ nam sinh nhảy từ tầng 3 nghi do bị bạn trêu đùa

Một nam sinh lớp 9 Trường THCS Đức Giang (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nhảy từ tầng 3 của trường nghi do bị các bạn trêu đùa, chế giễu khiến dư luận xôn xao.

Tổ chức Halloween phổ biến tại các trường học có phù hợp văn hóa học đường?

Nhiều người dùng mạng xã hội đang rần rần phản đối chuyện tổ chức Halloween phổ biến tại các trường học và cho rằng đây là lễ hội phương Tây, hình ảnh rùng rợn không phù hợp văn hóa học đường.

Nhà sàn, trang phục dân tộc vào trong tiết học về truyền thống văn hóa

Thầy cô giáo, phụ huynh học sinh của Trường Mầm non xã Thành Sơn đã sử dụng những vật dụng có sẵn tại địa phương như tre, luồng để làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ và chung tay xây dựng góc học tập truyền thống.

Tranh cãi nảy lửa về việc cấm tổ chức Halloween trong trường học: Chuyên gia nói gì?

Những ngày qua, trên mạng xã hội liên tiếp xuất hiện đề nghị cấm tổ chức Halloween trong trường học vì những hình ảnh mang tính rùng rợn. Quan điểm này ngay lập tức đón nhận nhiều ý kiến đồng tình.

Bạo lực học đường ở Nghệ An: Xử lý nghiêm khắc, giáo dục kịp thời

Chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt, một số học sinh đã bị bạn đánh hội đồng, gây thương tích. Những vụ việc này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng bạo lực học đường ở Nghệ An.

Chuyên gia giáo dục nói gì về xử lý tận gốc bạo lực học đường?

Giáo dục trong gia đình và giáo dục nhà trường, xã hội cần gắn chặt với nhau, giáo dục cho học sinh có ý thức, phát triển nhân cách hài hòa.

Kết luận học sinh lớp 1 ở Đà Nẵng bị bầm tím tay chân là 'do bạn đánh'

Qua điều tra, xác minh, cơ quan chức năng kết luận vụ học sinh lớp 1 ở Đà Nẵng bị bầm tím tay chân sau khi đi học về là do bị bạn cùng lớp đánh bằng thước kẻ khi kèm học bài.

Nguyên nhân ban đầu vụ 6 nam sinh dùng mũ bảo hiểm đánh bạn ở Đắk Lắk

Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt trên mạng xã hội mà 2 nam sinh đã xích mích, xô xát dẫn đến đánh nhau. Sau đó 1 nam sinh gọi thêm 5 bạn khác đến đánh đối phương.

Xây dựng môi trường học đường xanh- sạch- đẹp- thân thiện giữa đại ngàn Tây Bắc

Ai đến thăm Trường Mầm non Tân Lập - điểm chính (tại xã Tân Lập, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cũng đều ấn tượng với môi trường học đường "xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện" nơi đây.

Đang cập nhật dữ liệu !