Đức, Pháp “chê bai” ý định rời EU của Anh
Hôm nay, lời kêu gọi một thỏa thuận mới trong EU Thủ tướng Anh David Cameron đã vấp phải sự phản đối mãnh liệt từ các nhà lãnh đạo chính phủ ở Berlin và Paris. Hai nước này cho rằng cuộc khủng hoảng nợ đã kéo 17 nước trong Khối đồng tiền chung châu Âu xích lại gần nhau hơn và sẽ không có vấn đề gì xảy ra nếu Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu.
Thủ tướng Anh David Cameron trong một diễn đàn thảo luận về vấn đề Anh và Châu Âu ngày hôm qua (23/01) |
“Một chính sách thiên kiến nhằm mục đích tư lợi không phải là lựa chọn tốt”, Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle nói với các phóng viên tại Berlin ngày hôm nay (24/01). Còn Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Pháp Bernard Cazeneuve thì bác bỏ về một viễn cảnh Châu Âu không có nước Anh.
Kế hoạch bỏ phiếu vào năm 2017 của Anh để trưng cầu dân ý liệu có nên rời khỏi EU hay không đang khiến nước này ngày càng trở nên bị cô lập và cho thấy những cải cách gần đây trong việc xây dựng cộng đồng chung châu Âu chủ yếu được xây dựng xung quanh Đức và Pháp. “Đức muốn có một cải cách đầy tham vọng của liên minh kinh tế và tiền tệ trong những quyết định tương lai về đồng tiền chung của chúng ta”, ông Westerwelle nói, “Chúng ta không cần giảm bớt số lượng thành viên, chúng ta cần hội nhập”.
Khi đưa châu Âu vào chiến dịch hai năm tới của mình, ông Cameron đang đẩy phong trào chống châu Âu ở Anh vào một tình huống khó có thể kiểm soát được, ông Martin Schulz – Chủ tịch Quốc hội châu Âu cho biết. Ông cho rằng Thủ tướng Anh “đang chơi một trò chơi nguy hiểm về chiến thuật và những lý do xuất phát từ trong nước”.
Phần còn lại của khối “khó có thể chấp nhận chính sách ‘ra vào’ thiếu ổn định này”, Michel Petite, một luật sư và là cựu lãnh đạo của dịch vụ pháp lý trong Ủy ban châu Âu cho biết trong sự kiện thường niên của Diễn đàn Kinh tế thế giới đang diễn ra ở Davos, Thụy Sỹ.
Ông Cameron từng trải qua những nguy cơ của việc đứng ngoài quan sát cái gọi là “Chủ nghĩa bài xích châu Âu” ở nước mình khi ông xử lý một thỏa thuận chống thâm hụt ngân sách của châu Âu, một trong những biện pháp khống chế khủng hoảng nợ hiện nay. Ông đã tham gia một hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 12/2011, thỏa thuận với lãnh đạo phe đối lập để hiệp định và chỉ tìm được một đồng minh duy nhất là Cộng hòa Séc.
Hiện nay, có khá nhiều sự đồng tình trong việc rời khỏi châu Âu của các nước trong khối. Ý kiến này của ông Cameron đã tìm được sự ủng hộ của Đan Mạch, nước cùng tham gia EU một lúc với Anh và chia sẻ với Anh quyền hợp pháp của đồng euro.
Nước Anh sẽ “cô độc”
“Nếu Anh quyết định rời khỏi EU, nước này sẽ trở nên đơn thương độc mã”, Bộ trưởng Nội vụ Đan Mạch phụ trách châu Âu cho biết qua một cuộc phỏng vấn điện thoại ở Copenhagen, “Lợi ích của Đan Mạch là càng gần với cốt lõi của châu Âu càng tốt”.
Lời kêu gọi “hồi hương” tới các cường quốc đã gặp sự kháng ngự mạnh mẽ nhất trong Nghị viện châu Âu, nơi có quyền thông qua các pháp luật về doanh nghiệp, bao gồm cả các quy định thị trường tài chính mà quan trọng nhất là Anh, trung tâm ngân hàng của châu Âu.
Cuộc bầu cử trực tiếp đầu tiên diễn ra vào năm 1979, khi mà quyền lực của quốc hội thuộc về Hội đồng pháp luật của EU với các chính phủ quốc gia được tăng cường trong các điều ước quốc tế, đã phê duyệt nước Anh và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1993 và 2009. Hội đồng này thường xuyên tuyên bố là cấp lập pháp lớn nhất và duy nhất của người dân châu Âu thuộc khối EU.
Thủ tướng Anh, David Cameron đã thách thức lại tuyên bố này, nói rằng không có một “sự trình diễn độc nhất của châu Âu” và nghị viện quốc gia sẽ vẫn là đại diện của 27 ý chí phổ biến khác nhau. Cuộc khủng hoảng nợ cũng xuất phát từ đó, với việc số phận của đồng euro được Quốc hội của EU từ Berlin tới Athens xác định.
Ông Cameron kêu gọi một “giải pháp mới” yêu cầu trả lại cho nước Anh những gì nó đã có: miễn việc phải chi tiền cho việc giải cứu Khu vực đồng euro hoặc ít nhất quyết định giải cứu này không được xác định cho đến khi chính phủ Anh tiến hành đánh giá các cường quốc trong EU.
Quy định chung
Các chỉ trích về yêu cầu của Cameron tập trung vào quan điểm Anh với vị trí là thị trường độc lập sẽ không có chỗ đứng trong nền kinh tế trị giá 17 nghìn tỷ USD của EU. Anh sẽ chỉ được tham gia bởi vì nó thực hiện đúng các quy định chung và chấp thuận các điều khoản khác trong khu vực.
Vấn đề Anh và EU là một trong những chủ đề nóng nhất hiện nay trong các cuộc thảo luận của Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang diễn ra tại Davos, Thụy Sỹ. |
“Nền kinh tế Anh phụ thuộc rất lớn với phần còn lại của châu Âu”, John Nelson, Chủ tịch của Lloyd ở London, thị trường bảo hiểm lâu đời nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn tịa Davos. “Những gì chúng ta đang có rất quan trọng. Dự đoán và hy vọng của tôi là việc phổ biến ý thức sẽ rời khỏi EU sẽ dừng lại và chúng ta sẽ ở lại đây”.
Thủ tướng Ý Mario Monti đã đồng ý với quan điểm này và ông hy vọng cử tri Anh sẽ đồng ý để nước Anh ở lại khu vực. “Nếu có một ngày cuộc trưng cầu diễn ra, tôi nghĩ rằng các công dân Anh sẽ chọn ở lại trong EU và tiếp tục đóng góp để tạo ra tương lai cho chính họ”, ông nói, “Tôi nghĩ rằng EU không cần những người châu Âu không nhiệt thành. Chúng ta rất cần những người châu Âu sẵn sàng”
Một số người khác, trong đó có Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius, lại đang tìm cách tận dụng lợi thế của những cuộc bút chiến ở Anh, nói với các doanh nghiệp và đề nghị họ chuyển việc kinh doanh về nơi có thể duy trì được thị trường trong khối EU. “Nếu Anh rời châu Âu, chúng tôi sẽ trải thảm đỏ cho các bạn”, Fabius nói với nhóm doanh nghiệp Anh gần đây và kể lại trên đài Thông tin của Pháp ngày hôm nay.