Đông dược Thế Gia: Nâng cao giá trị của các loại quả, thảo dược Việt Nam

Biến những loại quả, dược liệu thô ở Việt Nam thành sản phẩm tinh có giá trị xuất khẩu là ước mơ đang dần được hiện thực hóa bởi Công ty TNHH Đông dược Thế Gia.

“Gia đình tôi vốn nhiều năm làm ngành y dược, có hệ thống chuỗi nhà thuốc ở Hà Nội. Nhận thấy nhiều loại quả, cây thuốc Việt Nam có giá trị rất tốt nhưng lại chưa phát huy được tiềm năng, giá trị, thế nên chúng tôi ấp ủ mong muốn biến những loại quả, dược liệu thô thành sản phẩm tinh có giá trị cao, hướng tới cả xuất khẩu”, bà Hà Thị Hằng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đông dược Thế Gia (gọi tắt là Đông dược Thế Gia) mở đầu câu chuyện với chúng tôi.

{keywords}
Tổng Giám đốc Hà Thị Hằng giới thiệu sản phẩm với khách đến thăm công ty. Ảnh: B.M

Bà Hằng dẫn chứng, tỉnh Yên Bái hiện có hơn 10.000 ha trồng táo mèo. Loại quả này khá khó ăn, nếu dùng để ngâm rượu thì cũng chỉ tiêu thụ được số lượng ít. Để nâng cao giá trị của táo mèo, Đông dược Thế Gia đã nảy ra ý tưởng từ quả táo mèo đó chế biến ra các sản phẩm như trà táo mèo, nước đóng lon, kẹo dẻo, kẹo C… Trong đó, đáng chú ý là sản phẩm trà táo mèo, chiết xuất từ quả táo mèo tươi, có tác dụng giải khát, an thần, ngủ ngon, tiêu hóa tốt. Sắp tới sẽ có thêm sản phẩm trà táo mèo dành cho người bị tiểu đường.

Hoặc từ các cây tinh dầu, đặc trưng là cây quế của tỉnh Yên Bái với sản phẩm thường được bán là tinh dầu quế, Đông dược Thế Gia đã nghiên cứu làm ra bộ sản phẩm xịt mát xa và dầu mát xa Quốc Kỳ.

“Nếu không vì dịch bệnh Covid-19 thì trên trang Taobao của Trung Quốc đã có bán loại sản phẩm này của chúng tôi”, bà Hằng cho biết.

Và rồi một nhà máy đã được xây dựng tại huyện Văn Chấn (Yên Bái) khoảng 4 năm về trước, với chủ trương gần vùng nguyên liệu, đặc biệt là các cây thuốc nam, cây dược liệu.

{keywords}
Dây chuyền sản xuất trà táo mèo đóng lon của Đông dược Thế Gia. Ảnh: B.M

“Hiện 50 – 60% sản phẩm của Đông dược Thế Gia có nguồn nguyên liệu từ Yên Bái. Tất cả các sản phẩm từ tinh dầu quế, quế chi, thiên niên kiện đều lấy ở đây. Táo mèo thì lấy ở Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Bên cạnh việc thu mua của các hộ dân, chúng tôi cũng triển khai cả vùng trồng dược liệu của công ty. Chúng tôi muốn vừa tham gia gây dựng rừng phòng hộ lại vừa có sản phẩm để mình kinh doanh”, bà Hằng kể.

Một điểm đáng chú ý là nhà máy của Đông dược Thế Gia đã giúp rất nhiều hộ dân ở Yên Bái nâng cao thu nhập. Bởi trước kia, họ chỉ bán được các loại quả, dược liệu ở dạng thô, giá trị sản phẩm không cao, mà nhiều khi lại rất khó tiêu thụ. Từ khi bán cho nhà máy, họ được đảm bảo mức giá tốt hơn, sản lượng tiêu thụ ổn định hơn.

“Tính đến nay, chúng tôi đã có gần 10 sản phẩm, trong đó cả sản phẩm đạt OCOP 4 sao như Trà táo mèo Shan Thịnh, Xịt massage Quốc Kỳ… Sắp tới, chúng tôi sẽ đưa ra thị trường khoảng 50 – 60 sản phẩm. Các sản phẩm của Đông dược Thế Gia dùng hoàn toàn nguyên liệu, dược liệu của Việt Nam. Đáng chú ý, sản phẩm Quốc Kỳ sẽ đẩy mạnh cho xuất khẩu, phục vụ khách du lịch”, vị nữ Tổng Giám đốc tự hào bày tỏ.

Với định hướng xuất khẩu các sản phẩm có giá trị cao, Đông dược Thế Gia đã và vẫn đang nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến. 5 dây chuyền sản xuất hiện đại đã được đầu tư và vận hành.

Chuyên tâm vào sản xuất, để mở rộng kênh phân phối, Đông dược Thế Gia đã  ký hợp đồng hợp tác với Bưu điện từ cuối năm 2020, bắt đầu thực hiện từ đầu 2021. 3 sản phẩm gồm trà táo mèo, xịt massage, dầu massage đã được bán qua kênh bưu điện. Sau 3 tháng thử nghiệm thì tín hiệu khách hàng về các sản phẩm khá tốt. Nhiều khách hàng đã quay lại mua thêm vì thấy sản phẩm có tác dụng phù hợp, thích hợp với người tiêu dùng. Trước mỗi tháng Công ty bán được khoảng 200.000 hộp. Sau khi qua Bưu điện, sản lượng dần tăng.

Mới đây, Đông dược Thế Gia đã ký hợp đồng với Công ty Phát hành Báo chí Trung ương để triển khai phân phối sản phẩm tại 12.000 điểm giao dịch của mạng lưới Bưu điện Việt Nam, trong đó khoảng 4.000 điểm được triển khai ngay trong năm 2021.

“12.000 điểm giao dịch bưu điện sẽ giống như kho hàng của công ty ở khắp 63 tỉnh, thành trên cả nước, phục vụ cả online cả offline. Chẳng hạn, khi khách hàng ở TP.HCM đặt hàng trên sàn thương mại điện tử thì Bưu điện tại TP.HCM sẽ vận chuyển nhanh hơn, cước chuyển phát cũng giảm hơn rất nhiều. Chúng tôi luôn cam kết đưa ra thị trường sản phẩm đảm bảo chất lượng. Hy vọng bưu điện sẽ hỗ trợ đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tốt nhất”, Tổng Giám đốc Đông dược Thế Gia chia sẻ thêm.

Bình Minh

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !