Đồng bào dân tộc thiểu số Hà Giang: Nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Nhờ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, được ví như trao “cần câu” cho hộ nghèo, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Hà Giang đã có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
Đổi thay nếp nghĩ, cách làm
Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có 6/11 huyện, thành phố thuộc diện huyện nghèo được thụ hưởng chính sách theo Nghị Quyết 30a của Chính phủ, là tỉnh có 19 dân tộc cùng sinh sống, chủ yếu là các dân tộc thiểu số như: Mông, Nùng ,Tày, La Chí, Pà Thẻn, Lô Lô, Sán Dìu… trình dộ dân trí thấp.
Thôn Bản Máy, xã Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì vốn là vùng đất khô cằn. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt. Dù đã chăm chỉ làm ăn, nhưng do chưa được hướng dẫn ứng dụngkhoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất nên thu nhập của đa phầnđồng bào thôn Bản Máy còn bấp bênh, tỉ lệ hộ nghèo cao. Từ ba năm trở lại đây (2019-2021), với nguồn lực hỗ trợ từ cácchính sách dân tộc, điển hình là Quyết định 2086/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025 (gọi tắt là QĐ 2086), đời sống của người dân Bản Máy đã có những chuyển biến mới.
Được hỗ trợ tiền và tham gia Hợp tác xã (HTX) trồng rau dinhdưỡng, bà Lùng Thị Mí, ở cụm dân cư Hoa Si Pan, thôn Bản Máy đã biết áp dụng KHKT vào sản xuất. Ba năm liền (từ 2019 đến nay),vườn rau dinh dưỡng của gia đình bà (gồm su hào, bắp cải) cho thu nhập gần 7 triệu đồng/vụ.
Bà Lùng Thị Mí là một trong số 37 hộ đồng bào dân tộc Phù Lá ở thôn Bản Máy được hỗ trợ từ nguồn vốn của QĐ 2086. Với tổng nguồn vốn 500 triệu đồng các hộ dân đã được hỗ trợ cải tạo khu vệ sinh, cấp giống cây su hào, bắp cải, phân bón; tham gia mô hình trồng rau dinh dưỡng. Theo ông Lục Xuân Hương, Bí thư Chi bộ thôn Bản Máy, nguồn vốn từ Quyết định 2086 còn hỗ trợ cho 28 hộ gia đình ở cụm dân cư Hoa Si Pan 28 con bò. Bên cạnh đó Chi bộ, chính quyền thôn đã vận động nhân dân chuyển đổi 25ha cây trồng kém hiệu quả sang trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò; trồng mới 5ha hồng không hạt, 1ha mận máu, 235 trụ cây thanh long.
Rời xã Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì, chúng tôi ngược lên huyện Mèo Vạc. Cùng cán bộ xã Pải Lủng, chúng tôi đến thăm hộ gia đình anh Lầu Mí Sáng, thôn Thình Lủng.
Năm 2020, gia đình anh được hỗ trợ 1 con bò sinh sản từ nguồn vốn Chương trình 135. Nhờ chăm sóc đúng quy trình, được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật, bò của gia đình anh Sáng đã sinh sản được hai con bê con.
Theo ông Lý Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Pải Lủng, năm 2020 xã có 21 hộ gia đình nghèo, được hỗ trợ bò từ dự án nhân rộng mô hình nuôi bò sinh sản, với tổng kinh phí 260 triệu đồng thuộc Chương trình 135, qua đó giúp các hộ nghèo trên địa bàn xã có thêm động lực để thay đổi dần tư duy về sản xuất, chăn nuôi, từng bước nâng cao ý thức vươn lên xóa đói giảm nghèo.
Với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở Hà Giang đã có bước chuyển mới. Ảnh: Minh Thu |
Khi chính sách đi vào cuộc sống
Nhằm tạo điều kiện hỗ trợ người dân vươn lên thoát nghèo bền vững, tỉnh Hà Giang được đầu tư 151,771 tỷ đồng để thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế (tiền giống, phân bón, chuyển đổi cây trồng), gồm: giống ngô, đậu tương, lạc, hồng không hạt, cây lê, cây dược liệu, phân bón, giống lợn, dê, bò, bồ câu... có năng suất và giá trị kinh tế cao; hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi, tạo diện tích nuôi trồng thủy sản, mua giống trồng cỏ để chăn nuôi gia súc; tập huấn khuyến nông… cho gần 112.000 lượt hộ nghèo hưởng lợi; tổ chức dạy nghề cho 8.157 lao động nông thôn và hỗ trợ giống cây tam giác mạch để thu hút khách du lịch đến với các địa phương. Ngoài ra, tỉnh còn được hỗ trợ đầu tư 18,832 tỷ đồng, giao cho 7 huyện nghèo xây dựng 65 mô hình giảm nghèo nuôi trâu, bò, dê, lợn, gà đen theo hình thức luân chuyển và có thu hồi cho 1.546 hộ nghèo hưởng lợi.
Theo báo cáo từ Sở lao động – Thương binh và Xã hội Hà Giang, trong 6 tháng đầu năm 2021, tỉnh tiếp tục duy trì các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 (thu hồi 24 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, 6 mô hình giảm nghèo nhân rộng). UBND tỉnh tạm cấp kinh phí mua 580.200 liều vacxin tiêm phòng vụ I năm 2021 trên gia súc cho 7 huyện nghèo và vacxin lở mồm long móng cho huyện Vị Xuyên với kinh phí 5,683 tỷ đồng.
Đồng thời, từ đầu năm 2021 đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục thực hiện cho vay 13 chương trình tín dụng cho hộ nghèo, hộ chính sách, hộ nghèo người dân tộc thiểu số với 14.066 lượt khách hàng vay vốn, doanh số cho vay đạt 604,9 tỷ đồng.
Bên cạnh việc chuyển đổi trồng cây ăn quả tạo thu nhập cho đồng bào, tỉnh Hà Giang cũng đã tập trung tuyên truyền, quảng bá, sản phẩm đặc trưng, phát triển sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) và các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh trên sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Hà Giang. Tập trung tuyên truyền, quảng bá thông qua việc tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về huyện miền núi năm 2021; trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại Trung tâm giới thiệu nông sản của tỉnh và điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP…
Cùng với đó, tỉnh đã và đang tập trung nghiên cứu các giải pháp về xóa đói giảm nghèo, các mô hình sản xuất hàng hóa, cây trồng trong nông nghiệp, mô hình phát triển du lịch bền vững trên công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt chú trọng việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa gắn trực tiếp với đồng bào dân tộc.
Coi công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về chương trình giảm nghèo là “chìa khóa” thành công của kế hoạch. Thông qua công tác tuyên truyền, các đơn vị chuyên trách của địa phương đã phổ biến, quán triệt các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo và tổ chức thực hiện sâu rộng, đồng bộ với hình thức tổ chức thực hiện tuyên truyền phong phú, các gương điển hình, kinh nghiệm, mô hình giảm nghèo thành công của các địa phương, cộng đồng và người nghèo đã tạo hiệu ứng khích lệ, lan tỏa. Công tác tuyên truyền đã góp phần thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo bền vững.
Minh Thu
Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”
Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.
Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến
Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.
Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!
Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.
Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.
Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Nhiều mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, vươn lên thoát nghèo.
Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch
Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.
Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số
Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.
Gắn kết tình quân dân
Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.
Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng
Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.
Tình người trong đại dịch
Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.