Hà Nội: Đường nát bét, ngập như ao làng giữa phố, Sở và quận bất lực không thể sửa

Nằm giữa 2 quận Cầu Giấy và Thanh Xuân (Hà Nội), ngay cổng sau trường chuyên Amsterdam và trường mầm non, đường Nguyễn Xuân Linh đã xuống cấp nhiều năm, gập ghềnh như ruộng cày, lầy lội, ngập nước bất kể nắng mưa nhưng không được sửa chữa

Phố Nguyễn Xuân Linh nối từ phố Trần Duy Hưng ra đường Lê Văn Lương dài chưa tới 1km, xuống cấp nghiêm trọng nhiều năm nay. Mặt đường xuất hiện la liệt ổ gà, ổ voi, mưa thì ngập, nắng thì bụi.

Đặc biệt đoạn trước cổng trường Mầm non Hoa Sen, cổng sau trường chuyên Amsterdam, mặt đường hư hỏng rất nặng, sụt lún những vũng lớn, trời mưa nhỏ cũng khiến cả đoạn đường dài ngập úng như những ao nước. Rất nhiều người lưu thông qua đây bị ngã xe, đặc biệt vào ban đêm.

{keywords}
Trời mưa nhỏ đường Nguyễn Xuân Linh "biến hình" thành ao.

Tuyến phố nằm ở vị trí rất thuận tiện để đi vào các tuyến lân cận nằm trong khu đô thị Trung Hòa, nhiều trường học và công sở, khu dân cư, chợ dân sinh đông đúc, tuy nhiên tình trạng ngập lún, gồ ghề nhiều năm chưa được xử lý dứt điểm.

Đường hư hỏng khiến người dân vô cùng ái ngại khi phải đi qua. Lòng đường lẫn vỉa hè đều gập ghềnh,  lổn nhổn hố đất, xen lẫn những vũng nước lớn. Trời mưa thì con đường càng nguy hiểm không ai dám đi qua bởi nước ngập tạo những những hố bẫy vô cùng nguy hiểm.

Trên vỉa hè, ô tô đỗ kín mít, người đi bộ đi qua cũng khó khăn, phải luồn lách. Chỗ trống lại xuất hiện quán trà đá chiếm chỗ.

{keywords}
Mặt đường 'nát be bét' như ruộng cày kể những ngày không mưa.

Anh Nguyễn Văn Hùng (30 tuổi, nhà ở gần đường Nguyễn Xuân Linh, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, tình trạng đường hư hỏng đã xảy ra từ rất lâu, nhiều người dân đi qua đây đã bị ngã khi trời mưa ngập nước.

"Cứ trời mưa là nước lại ngập lênh láng không khác gì một con sông, mà phía dưới rất nhiều ổ voi, người dân đã đào rãnh thoát nước nhưng không khắc phục nổi", anh Hùng vừa chỉ tay vào những vùng lầy lội giữa lòng đường vừa nói.

{keywords}
Lối vào trường mầm non Hoa Sen (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy) như một dòng sông.

Trao đổi với phóng viên Infonet, một lãnh đạo quận Cầu Giấy thông tin: “Con đường này do UBND TP Hà Nội quản lý, không giao cho quận Cầu Giấy hay quận Thanh Xuân. Chính vì vậy, 2 quận muốn khắc phục tình trạng hư hỏng cũng khó”.

PV liên hệ với Sở Giao thông vận tải Hà Nội, được biết, phố Nguyễn Xuân Linh dài 720m; thuộc dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Duy Hưng. Dự án này do Liên danh Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp ICC và Công ty cổ phần tư vấn kiến trúc đô thị Hà Nội - UAC làm chủ đầu tư.

{keywords}

Sau cơn mưa nước đọng lại ở mặt đường cả chục ngày.
{keywords}
Các ổ gà dày đặc trên mặt đường Nguyễn Xuân Linh

Ban duy tu các công trình hạ tầng giao thông - Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã ghi nhận tình trạng tuyến phố Nguyễn Xuân Linh phát sinh ổ gà, hư hỏng mặt đường gây mất an toàn giao thông, đặc biệt đoạn từ ngã 4 Trường mầm non Hoa Sen đến ngã 4 Hoàng Ngân kéo dài.

Ngày 13/1/2021, Ban duy tu đã gửi công văn đề nghị chủ đầu tư khắc phục sửa chữa các hư hỏng để đảm bảo an toàn giao thông, đồng thời hoàn thiện thủ tục bàn giao phố Nguyễn Xuân Linh cho Sở Giao thông vận tải quản lý theo quy định.

Tuy nhiên, Liên danh Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp ICC và Công ty cổ phần tư vấn kiến trúc đô thị Hà Nội - UAC không phản hồi và không tiến hành làm thủ tục bàn giao đường về UBND TP Hà Nội.

{keywords}

Nhiều ngày sau cơn mưa, đường Nguyễn Xuân Linh vẫn như một dòng sông.

Trao đổi với PV Infonet, cán bộ Ban duy tu cho biết: “Dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Duy Hưng làm xong từ lâu nhưng đến nay Chủ đầu tư chưa làm thủ tục bàn giao lại cho TP Hà Nội và Sở GTVT.

Sở GTVT Hà Nội biết có con phố này và giao các đơn vị chuyên môn quản lý. Trên hồ sơ, phố Nguyễn Xuân Linh vẫn đang nằm trong sự quản lý của chủ đầu tư. Con phố này tồn tại và đưa vào khai thác từ lâu, nối với nhiều tuyến phố lân cận để người dân lưu thông được thuận tiện.

Với trách nhiệm quản lý để đảm bảo an toàn giao thông cho người dân lưu thông qua tuyến phố, chúng tôi cũng có ý kiến về phân luồng 2 chiều, 1 chiều, bổ sung biển báo… cho phù hợp về tuyến đấu nối".

'Tuy nhiên, đường chưa được ban giao lại cho Sở nên có hư hỏng, xuống cấp chúng tôi cũng chưa sửa chữa được mà chỉ đi tuần đường thôi vì chủ đầu tư không bàn giao', cán bộ Ban duy tu nói lý do nhiều năm qua không sửa chữa triệt để 'con đường đau khổ'.


Nói về tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của tuyến phố, vị này nhận định: “Có thể do được đầu tư xây dựng đã lâu nhưng không được quan tâm sửa chữa và cũng không bàn giao lại cho UBND TP để bàn giao cho cơ quan chuyên môn quản lý nên hư hỏng ngày càng nặng”.

{keywords}
Vỉa hè thành bãi xe tự phát.


“Chính việc không bàn giao đường như vậy, chúng tôi biết đường hỏng cũng không sửa chữa được, kể cả các quận có liên quận như Cầu Giấy hay Thanh Xuân. Đó là nguyên tắc quản lý sau đầu tư. Hiện hồ sơ tuyến phố vẫn do chủ đầu tư dự án quản lý”, vị này khẳng định lại.

Vậy con đường đau khổ ngay giữa Hà Nội bao giờ mới có thể sửa chữa, để người dân, học sinh đi lại an toàn vẫn chưa có câu trả lời? 

Tiến Anh

Nhiều ĐBQH vẫn băn khoăn với đề xuất nồng độ cồn bằng 0

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục băn khoăn về quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Một số đại biểu còn chỉ ra không uống rượu có người vẫn có nồng độ cồn.

Hà Nội đề xuất thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, có khả thi?

Sở GTVT Hà Nội đề xuất triển khai thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, nhưng một số ý kiến cho rằng khi hệ thống giao thông công cộng không đủ mạnh, người dân ít có lựa chọn.

Lạnh gáy với ‘quái xế thông chốt' Cảnh sát 141

Tại các điểm Cảnh sát 141 (Công an Hà Nội) làm nhiệm vụ gần đây có tình trạng nhiều "quái xế" rất liều lĩnh, tụ tập, lạng lách, chạy xe tốc độ cao, tìm cách thông chốt.

Cấm tuyệt đối hay đặt ngưỡng để xử lý vi phạm nồng độ cồn?

Liên quan đến quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hiện vẫn còn 2 quan điểm khác nhau.

Cấm người có nồng độ cồn lái xe, tài xế lo uống rượu sau 1 đêm vẫn 'dính phạt'

Theo PGS. TS. Phạm Việt Cường, về nguyên tắc lượng cồn trong cơ thể sẽ phân hủy hết sau khoảng 6 - 8 giờ. Vậy nên người uống rượu, bia từ tối hôm trước mà sáng hôm sau vẫn có thể bị phạt vi phạm nồng độ cồn thì chứng tỏ người đó uống rất nhiều.

Thay đổi tốc độ tối đa trên nhiều tuyến cao tốc ngay trong quý 1/2024

Các tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, QL45 - Nghi Sơn… đủ điều kiện nâng tốc độ lên 90km/h.

Cảnh sát 141 hóa trang bắt giữ nhóm thanh niên mang gậy 3 khúc đi 'diễu phố'

Quá trình tuần tra kiểm soát tại đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội), Tổ Cảnh sát hóa trang Y9/141 đã bắt giữ nhóm thanh niên đi xe không biển số, lạng lách đánh võng và tàng trữ gậy 3 khúc.

Liên tiếp xử lý thanh thiếu niên 'bốc đầu' xe máy, lạng lách trên đường

Gần đây, lực lượng công an liên tiếp phát hiện, xử lý các nhóm thanh thiếu niên có hành vi "bốc đầu" xe máy trên đường gây mất an toàn giao thông, an ninh trật tự.

Kiên Giang muốn sớm nâng cấp sân bay Phú Quốc

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời UBND tỉnh Kiên Giang về kiến nghị sớm đầu tư nâng cấp sân bay Phú Quốc.

Đường 3.200 tỷ có ‘giải cứu’ được cảnh ùn tắc ở cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ?

Để giải quyết tình trạng ùn tắc cửa ngõ phía Nam, ngoài cao tốc Pháp Vân, TP Hà Nội cần làm thêm đường vào nội thành, như sớm hoàn thiện tuyến đường phía Nam Hà Nội (nối Hà Đông - Cầu Giẽ) và đảm bảo tiến độ Vành đai 4.

Đang cập nhật dữ liệu !