Doanh nghiệp Việt với sứ mệnh quốc gia hùng cường

Đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng hùng mạnh, thực sự là những chiến sĩ trên mặt trận kinh tế. Giờ đây, lực lượng ấy đang vươn mình, đưa nền kinh tế đi lên, đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực.

Đặt trên vai trọng trách nâng tầm đất nước

Hàng chục triệu người dân Việt Nam dâng trào cảm xúc hân hoan khi chứng kiến đội tuyển U22 Việt Nam giành Huy chương Vàng môn bóng đá nam Seagames sau 60 năm đằng đẵng đợi chờ. Những giọt nước mắt đã rơi, những trái tim thổn thức vỡ òa trước niềm vui lớn. Niềm vui này tiếp nối niềm vui khác. Không vui sao khi được chứng kiến các đội tuyển bóng đá Việt Nam vươn tầm châu lục. Những tấm huy chương vàng môn bóng đá nam ở AFF, ở Seagames, những thành tích cao của đội tuyển tại U23 châu Á, Asian Cup…  đã dấy lên niềm tự hào dân tộc.

Và sau những lời ngợi khen cho lứa cầu thủ và huấn luyện viên tài năng, người ta chợt nhớ đến những “ông bầu”. Đó là bầu Đức, bầu Hiển, bầu Vượng… Những doanh nhân nổi tiếng ấy đã bỏ biết bao công sức, tiền bạc để cùng Nhà nước gây dựng lên sự thành công rực rỡ của “môn thể thao vua”.

Người hâm mộ xúc động khi nhiều doanh nghiệp (DN) đã bỏ tiền hỗ trợ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam trả lương cho huấn luyện viên Park Hang Seo, dù có người trong số đó đang phải trải qua những giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời doanh nhân. Những lò đào tạo bóng đá của các doanh nhân ấy đã trui rèn bao cầu thủ tài năng bậc nhất như Quang Hải, Văn Hậu, Tuấn Anh, Xuân Trường, Công Phượng, Hùng Dũng…

Đó chỉ là một lát cắt nhỏ với những gì DN, doanh nhân Việt Nam đã và đang làm để đóng góp cho nước nhà, cho người dân Việt Nam. Từ chỗ chỉ là “những cái cây cớm nắng”, DN Việt đã đi một hành trình dài để có được ngày hôm nay, xứng đáng gánh trên mình trọng trách quốc gia.

Gần 30 năm về trước, đóng góp của khối DN tư nhân còn vô cùng khiêm tốn. Khi đó, DN tư nhân vẫn là lực lượng ở bên lề sự phát triển. Không luật lệ, không được khuyến khích, bao nguồn lực bị ngủ yên. Nhưng thế thời rồi cũng thay đổi, tư duy cũ mòn nhường cho tư tưởng cấp tiến. Việc cởi trói cho khu vực DN tư nhân bắt đầu bằng việc ra đời của Luật Công ty và Luật DN tư nhân năm 1990, rồi sau đó là Luật DN năm 1999.

Đến nay, Việt Nam đã có hàng triệu doanh nhân, điều hành gần 750.000 DN và 5,2 triệu hộ kinh doanh, tạo ra việc làm cho hàng chục triệu người dân, đóng thuế cho Nhà nước và tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Con số rực rỡ ấy đã chứng minh việc cởi trói cho DN phát triển là hướng đi đúng đắn. Nhiều doanh nhân đã lọt vào top tỷ phú “đô la” toàn cầu. Họ ôm trong mình giấc mơ lớn, hoài bão lớn, đó là đóng góp vào công cuộc đưa đất nước hùng cường, người dân giàu mạnh, xã hội văn minh.

Giấc mơ lớn ấy đang dần thành hình. Cả DN nhà nước lẫn DN tư nhân đều đổ mồ hôi, công sức để cho Việt Nam cất cánh, cho dân tộc phồn vinh. Tất cả đều đang nghe “Tổ quốc gọi tên mình”.

Nhiều DN nhà nước cũng không đứng ngoài, mà liên tục có được những thành tựu mới. Vinaphone, Mobifone, Viettel... đã đưa chiếc điện thoại gần hơn với mỗi người dân, và giờ đã trở thành “vật bất li thân” của mỗi người.

Các DN công nghệ thông tin, viễn thông ấy đã xây dựng nên một con đường cao tốc thênh thang trên Internet, kết nối Việt Nam với thế giới, kết nối con người Việt Nam với bạn bè năm châu, từ đó mở ra bao ngành nghề kinh doanh khác. Những nguồn lợi tỷ đô trên môi trường Internet đã được khai thông như thương mại điện tử, kinh tế số…, làm cơ sở hình thành những “kỳ lân” (start up tỷ đô) trong làng công nghệ.

Nhiều DN công nghệ như VNPT đã và đang đóng góp tích cực vào việc xây dựng nền tảng cốt lõi cho Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số. Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử do Văn phòng Chính phủ tổ chức được VNPT xây dựng là hệ thống quan trọng và là nền tảng cốt lõi đảm bảo xây dựng thành công Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số trong thời gian tới. Hiện  đã có 95/95 các cơ quan, bộ, ngành, địa phương kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia do VNPT xây dựng.

“Doanh nhân làm việc không ngừng nghỉ 24/7, có khi ngay cả trong mơ cũng còn trăn trở về bài toán kinh doanh, về thương trường vì trách nhiệm lớn lao phải gánh vác. Bởi, đằng sau mỗi doanh nhân không chỉ là tài sản của cá nhân mình mà còn là cuộc sống của hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn hay chục nghìn người lao động và gia đình họ”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh điều đó nhân kỷ niệm 15 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).

Thủ tướng kỳ vọng: “Chúng ta cần có hàng trăm, hàng ngàn và cả một thế hệ các doanh nhân và các nhà công nghiệp dân tộc hùng mạnh, những con sếu đầu đàn và chúng ta cần có cả “đàn chim Việt” bay cao, bay xa trong nền kinh tế toàn cầu”.

Hãy dừng “ăn xổi ở thì”

Một đất nước có nhiều DN hùng mạnh, đất nước ấy càng nhiều cơ hội hóa rồng. Nhưng sẽ còn nhiều việc phải làm để thực hiện điều Thủ tướng nói ở trên, nhất là khi chúng ta đã chứng kiến không ít doanh nhân lầm đường lạc lối.

Doanh nhân, DN gánh vác sao được trách nhiệm nâng tầm đất nước nếu đi theo con đường “cắt mác Tàu, dán nhãn Việt” để lừa dối người tiêu dùng. Đóng góp sao được khi chạy theo lợi nhuận để bắt người dùng tiêu thụ những sản phẩm “bẩn”? Làm lợi cho đất nước, cho nhân dân sao được khi xả thải không qua xử lý ra môi trường, tước đoạt đi quyền được hít thở khí trời trong lành của người dân? Lãnh đạo DN nhà nước đưa DN làm “nòng cốt” kiểu gì khi bất chấp kỷ cương, pháp luật để vun vén cho cá nhân, nhóm lợi ích?

Những cách làm ấy chỉ nhận lại sự rẻ rúng của người dân, sự coi thường của công luận, sự trừng phạt của pháp luật. Những đồng tiền kiếm được bằng cách bán rẻ lương tâm, đạo đức kinh doanh không thể nào là những đồng tiền sạch.

Và chúng ta đã giận dữ lẫn xót xa khi nhìn thấy sự “rơi rụng” của biết bao doanh nhân kiểu ấy. Đó không phải là con đường của một doanh nhân cần phải đi, nếu không nói đó là con đường hủy diệt DN. Đó không phải sự “hủy diệt sáng tạo” trong kinh tế học, mà là sự trừng phạt cho thói “ăn xổi ở thì”. Đó không phải là sứ mệnh đóng góp cho nước nhà, mà đó là sự phản bội niềm tin của hàng chục triệu con người.

Làm giàu chân chính, ích quốc lợi dân

Chỉ có làm giàu chân chính, kinh doanh liêm chính, vì dân vì nước mới đem lại cho doanh nhân sự vững bền. Không phải ngẫu nhiên mà trong bức thư gần 200 chữ gửi các nhà Công Thương Việt Nam vào ngày 13/10/1945, Bác Hồ đã viết: “Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng. Vậy tôi mong giới Công-Thương nỗ lực và khuyên các nhà công nghiệp và thương nghiệp mau mau gia nhập vào “Công-Thương cứu quốc đoàn” cùng đem vốn vào làm những công cuộc ích quốc lợi dân”.

“Ích quốc lợi dân” – 4 chữ ấy trong thư của Bác Hồ sau gần 75 năm vẫn còn nguyên giá trị. Làm đúng 4 chữ như “kim chỉ nam” này, doanh nhân, doanh nghiệp Việt sẽ góp phần đưa đất nước đi lên, sánh ngang với các cường quốc, thay vì phải “ngụp lặn” trong bẫy thu nhập trung bình.

Trong một lần hiếm hoi xuất hiện trên truyền thông, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup đã có câu nói khiến không ít người ấn tượng: “Quan tâm của tôi là làm được cái gì cho đời, mang lại cái gì cho xã hội, cho khách hàng hoặc nói rộng ra là cho dân mình”.

Đó là câu chuyện của một doanh nhân. Đất nước này cần nhiều doanh nhân có tinh thần xông pha như vậy. Muốn thế, tất nhiên ngoài tiềm lực, điều cốt yếu phải có khát vọng. Có khát vọng sẽ thúc đẩy doanh nhân làm những điều phi thường, vượt hẳn lên những con số về doanh thu, lợi nhuận. Khi đã có khát vọng, doanh nghiệp sẽ phải vận dụng tài lực, trí lực để tìm ra những con đường đi đến thành công, dù rằng đó là cung đường gập ghềnh. Nếu không có đội ngũ doanh nhân tiên phong, dám dương đầu, thì không thể làm nên những “con đường tơ lụa” cho các thế hệ doanh nhân Việt vươn ra thế giới.

Tất nhiên, trên con đường trưởng thành, kết tinh đủ dũng khí và sức mạnh gánh vác trọng trách quốc gia, DN luôn cần sự thấu hiểu và hỗ trợ của chính quyền. DN ngày càng lớn mạnh, càng vận hành với tốc độ cao hơn thì đòi hỏi con đường rộng và thuận lợi hơn. Và như thế, cải cách môi trường kinh doanh, hỗ trợ DN, nâng cánh khởi nghiệp là nhiệm vụ của Chính phủ để cùng DN đưa Việt Nam đi đến thịnh vượng.

Lương Bằng

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.