Doanh nghiệp Việt phải giữ chữ tín với người tiêu dùng
Để người Việt tin dùng hàng Việt, cần chú trọng đến chữ "tín”, đồng thời coi trọng quyền của người tiêu dùng (NTD). Nói cách khác, các doanh nghiệp (DN) phải chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bán với giá cả hợp lý, coi trọng thị trường trong nước và quyền lợi của NTD.
Thực tế hàng nội về nông thôn
Đã từng xảy ra việc nhiều DN mang hàng tồn kho về nông thôn, vùng sâu, vùng xa "phục vụ bà con”, rồi rùm beng quảng cáo cho việc này. Không ít cơ quan báo chí cũng cứ nghe thế mà hào hứng đưa tin một chiều, đơn giản và khuôn sáo để cổ súy hàng nội và ca ngợi các DN "tận tình phục vụ bà con nông thôn, miền núi”!
Đi sâu tìm hiểu sự việc thì không đơn giản như thế. Nhiều cấp chính quyền địa phương (được các DN "lobby” và chấp hành chỉ đạo của cấp trên) đã ráo riết vận động người dân đi mua hàng nội. Sự thực thì đã có những phiên chợ, nhiều thứ hàng đã ế ẩm tồn đọng ở các thành phố lớn, chất lượng thấp, người thành thị và người có thu nhập cao không thích mua, thế là các DN gom lại, đem về bán cho nông thôn, miền núi, hải đảo. Ở chốn sơn cùng thủy tận, hoặc vùng sâu, vùng xa, nhà nghèo, tiền ít, thấy vận động đi mua hàng mang từ tỉnh, thành phố về, thế là những người chân chỉ hạt bột, dân trí thấp, kéo nhau đi mua. Chỉ trông thấy các thứ hàng nhiều màu sắc lạ mắt, bà con đã thích lắm rồi. Họ có đi đến đâu mà biết so sánh giá cả và chất lượng hàng hóa? Nghĩ mà thấy bùi ngùi, xót xa!
Mới rồi, đài truyền hình thành phố nọ làm một phóng sự về hàng nội và hàng ngoại. Với mục đích khuyến khích dùng hàng nội, nhà đài tập hợp nhiều học sinh tiểu học, rồi đưa ra mấy thứ hàng nội và hàng ngoại, để các em lựa chọn. Không ngờ, khi đưa hai hộp đựng bút, một cái là hàng Việt Nam sản xuất, một cái của Trung Quốc sản xuất, thế là tất cả các em đều bảo thích mua hộp bút Trung Quốc! Hỏi vì sao thì các trẻ thơ trả lời: Đẹp hơn, tiện lợi hơn, dùng được lâu hơn (tức chất lượng tốt hơn), giá lại còn rẻ hơn hẳn hàng Việt! Thế đấy! Chân lý thật giản dị và hồn nhiên!
Điều quyết định là ở NTD
Chân lý xưa nay khẳng định: Dùng hàng nội hay hàng ngoại - đó là quyền của NTD. Từ ngày ra đời tổ chức Người tiêu dùng quốc tế, chân lý này càng được đề cao. Ngày "Quyền của người tiêu dùng quốc tế” 15-3 năm nay có chủ đề "Tiền của chúng ta. Quyền của chúng ta” thể hiện rất rõ điều này! Nói cách khác, dùng hàng nội hay ngoại, tuỳ thuộc vào thực tế sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng ở mỗi nước, tuỳ thuộc vào suy nghĩ, tâm lý, thị hiếu và túi tiền của NTD. Không ai, không một tổ chức hoặc đứng trên danh nghĩa nào có thể bắt buộc NTD phải mua hàng này, mà không được mua hàng kia! Đấy là quyền của NTD.
Thực tế nhiều năm qua, chất lượng và cả mẫu mã của hầu hết hàng hoá nước ta đều chưa thuyết phục được NTD. Bao nhiêu thứ hàng giả, hàng nhái, hàng có chất độc hại bày bán nhan nhản. Ví như có DN ngành thép đem tiền ra nước ngoài gia công chế biến thép (giá rẻ), rồi đóng nhãn mác Việt Nam bán giá cắt cổ cho "đồng bào mình”, hưởng lợi rất cao hết sức vô lý và nhẫn tâm! Xăng tăng giá liên tục và làm ăn gian lận (pha tạp chất, gắn chíp lừa bịp). Giá điện của ta cao hơn một số nước trong khu vực ASEAN và nhiều nước trên thế giới - dù nguồn thuỷ điện, nguồn than của ta rất dồi dào. Giá cước ô tô vận tải hành khách, giá vé tầu hỏa tăng quá vô lý mà tàu xe ọp ẹp, bẩn thỉu, ý thức phục vụ của nhân viên nhà tàu rất kém. Nước ta "rừng vàng biển bạc”, nhiều muối, nhưng các DN không đầu tư cho ngành muối nội địa để sử dụng công nghệ hiện đại, mà họ lại đổ xô đi nhập khẩu muối, bán giá cao, kiếm nhiều khoản lợi lớn chia chác trong các nhóm lợi ích!
Chắc chắn rằng, không ai dại gì dùng hàng kém chất lượng, kém mẫu mã, lại phải mua với giá cao. Cho nên, tinh thần của các DN và doanh nhân các nước phát triển, tiên tiến trên thế giới là họ chú trọng nâng cao chất lượng hàng hoá, cải tiến mẫu mã và hạ giá thành sản phẩm! Thời buổi kinh tế suy thoái, họ lại càng quan tâm tới điều này. Đấy chính là chữ tín, là lòng tự trọng của các DN và doanh nhân; cũng là phương thuốc hữu hiệu để các DN tồn tại và phát triển. Hãy xem Nhật Bản chẳng hạn: Hàng hóa của họ đều tốt, bền và đẹp nổi tiếng thế giới, giá cả vừa phải và ổn định lâu dài (dù liên tục có thiên tai); những thứ tốt nhất - họ đều dành cho chính người Nhật. Tinh thần tự trọng, tự tôn và tình yêu dân tộc Nhật Bản của các DN và doanh nhân xứ Hoa Anh Đào rất đáng kính nể! Năm kia, hãng DELL của Mỹ đã thông báo thu lại nhiều triệu máy tính đã bán ra có sai sót về kỹ thuật; và họ sẽ hoàn lại tiền mua máy cho khách mua sản phẩm này!
Còn nhớ, cách đây khoảng chục năm, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải trong một buổi tiếp xúc với các DN và doanh nhân nước ta, ông nói một câu rất sâu sắc: "Kinh doanh không chỉ nhằm mục đích kiếm lãi”! Vì vậy, muốn người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, thì các DN và doanh nhân nước ta trước hết phải đảm bảo chữ "tín” trong sản xuất và kinh doanh, đồng thời hết sức coi trọng thị trường trong nước, coi trọng quyền của NTD. Bởi vì, mất thị trường trong nước, là mất tất cả!
Các quan chức ngành kinh tế, các DN lớn nhỏ và các doanh nhân nước ta hãy đọc tác phẩm "Thương học phương châm” của cụ Lương Văn Can - nhà trí thức yêu nước nổi tiếng, người sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục đầu thế kỷ XX- mà tư tưởng bao trùm của là: "Đạo làm giầu” của thương nhân là phải đảm bảo chữ "tín” trong kinh doanh; nhà buôn phải làm ăn trung thực, minh bạch, coi trọng quyền lợi của NTD! Cách đây một thế kỷ mà tư tưởng của cụ cử Lương về đạo lý trong kinh doanh thương mại đã tiếp cận thế giới văn minh, đã sáng suốt, nhân văn và cao thượng đến thế! Lẽ nào lại không trở thành những bài học lớn cho các DN và doanh nhân xứ ta ngày nay?
Đã có một số NTD phát biểu thẳng thắn trên các phương tiện truyền thông về những băn khoăn, không hứng thú của họ khi dùng hàng Việt! Trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay, đặc biệt là trong cơn bão giá liên tục và thu nhập của người lao động rất thấp, có vạch ra những yếu kém của DN và doanh nhân nước mình, mới là cách "nhìn thẳng vào sự thật, không nể nang né tránh”. Có như thế, mới thực sự kích thích các DN và doanh nhân đổi mới tư duy kinh tế, làm ăn minh bạch, cải tiến công nghệ, sản xuất hàng hóa có chất lượng, giá cả hợp lý và ổn định, đồng thời coi trọng quyền lợi của NTD và góp phần phát triển kinh tế - văn hoá đất nước! Có như thế, mới "đổi mới” được cách nhìn "truyền thống” của nhân dân ta đối với các DN và thương nhân Việt Nam, để người Việt Nam tự nguyện và tự giác dùng hàng Việt Nam, và để các nhà kinh doanh nước ta nâng được tầm vóc đích thực, ngõ hầu trở nên đàng hoàng và tự tin bước vào thương trường quốc tế, được sánh vai với các DN và doanh nhân các nước văn minh, tiên tiến.
Tuấn Ngọc
Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam
Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).
Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'
Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO
Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.
Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em
Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).
Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN
Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.
Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.
Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.
Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện
Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.
Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng
Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.
Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023
Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.