Diêm dân - Nhọc nhằn và mặn chát!

Nghề muối vất vả, nhọc nhằn và bấp bênh. Hạt muối lấp lánh, kết tinh từ những giọt mồ hôi mặn chát diêm dân nhưng nó đang phụ công người.

Để có hạt muối tinh khiết và dung dị mà hàng ngày chúng ta không thể thiếu nó, là những diêm dân quần quật trên đồng giữa tiết trời nắng như đổ lửa, những mảnh đời mưu sinh trên cánh đồng muối ấy cũng như số phận những hạn muối mặn chát bởi sự bấp bênh của nghề: thời tiết, mất mùa, giá cả... Không ít người đã bỏ nghề, nhưng vẫn còn nhiều lắm tình yêu dành cho hạt muối. Bởi một điều thật đơn giản: Muối không thể thiếu đối với mỗi con người!

Về xứ muối Bạc Liêu nổi tiếng

Khi nghiên cứu về muối Bạc Liêu, các nhà khoa học đã chỉ ra những nét đặc thù rất thú vị gắn liền với nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Muối được sản xuất ở Bạc Liêu có một hương vị đậm đà, rất độc đáo, vì trong muối có hàm lượng ma-giê, can-xi, sun-fat... rất thấp, do không có các vùng đá vôi ven biển, không gây vị đắng khó chịu.

Hạt muối Bạc Liêu xưa còn được nhiều người sử dụng như một vị thuốc dân gian trong đời sống. Những cụ già ở đây vẫn còn biết được các hạt muối cất giữ trong các keo thủy tinh được chôn trong đất có tác dụng chữa một số bệnh rất hiệu nghiệm.

Vùng muối Bạc Liêu tập trung nhiều nhất ở các xã: Long Điền Đông, Long Điền Tây, Điền Hải (huyện Đông Hải) và xã Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình), với diện tích trên 2.400 ha .

So với những vùng sản xuất muối khác, muối Bạc Liêu có tính chất, chất lượng rất đặc thù và rất dễ nhận biết. Muối có màu trắng, trắng hồng, ánh xám, không mùi, vị mặn, không vị đắng và hạt khô, chắc. Trong đó, muối không có vị đắng là một yếu tố đặc thù tạo nên sự khác biệt của muối Bạc Liêu so với muối của các tỉnh khác. Có được sự khác biệt này là do muối Bạc Liêu có hàm lượng NaCl cao vượt trội và hàm lượng MgCl2 trong muối thấp. Muối sản xuất tại Bạc Liêu có hàm lượng NaCl trung bình 96,3%. So sánh với tiêu chuẩn muối thô Việt Nam (86,8%) và muối ở các tỉnh khảo sát khác thì tỷ lệ NaCl của muối Bạc Liêu hoàn toàn cao hơn. Đặc biệt, hàm lượng MgCl2 trong muối Bạc Liêu thấp (0,76 - 0,89%) nên muối không có vị đắng khó chịu. Đây là tiêu chí quan trọng quyết định tính đặc thù và khác biệt của muối Bạc Liêu so với muối các tỉnh khác.

… Muối chỉ làm vào mùa nắng gắt, ở Bạc Liêu bắt đầu từ tháng 10, tháng 11 đến tháng 2, tháng 3 năm sau. Những sân muối được xử lý công phu, nền sân thật dẻ và láng để đón nguồn nước biển , rồi nhờ cái nắng chói chang của đất trời mà kết tinh thành muối.

Ngoài nét riêng của từng vùng đất, nghề làm muối Trà Vinh, rồi Bạc Liêu…, đều có đặc thù công việc giống nhau, cũng đều cơ cực như nhau, và có lẽ cũng đều đang đứng trước câu hỏi : làm sao ổn định và phát triển nghề muối phương Nam?

Điệp khúc “được mùa mất giá - được giá mất mùa”

Về phường Ninh Hải, Ninh Diêm (Ninh Hòa, Khánh Hòa) những ngày này, chúng tôi thấy những ụ muối trắng xóa vừa mới thu hoạch được chất đầy trên các khoảng đất trống ở các đồng muối. Vào đầu giờ chiều, dưới cái nắng như đổ lửa, các diêm dân tỏa ra đồng muối, người cào, người gánh tất bật cho việc thu hoạch muối đang vào mùa vụ. Trên những gương mặt sạm đen vì nắng, gió ánh lên niềm vui khi sản lượng muối thu hoạch cao gần gấp đôi so với năm ngoái.

Theo số liệu từ Hợp tác xã (HTX) 1.5 Ninh Diêm, đến thời điểm này, HTX đã thu hoạch gần 3.700 tấn muối, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ.

Tuy được mùa nhưng điệp khúc “được mùa mất giá” lại tái diễn nên niên vụ muối năm nay, niềm vui của diêm dân vẫn không được trọn vẹn do phải đối mặt với nhiều sức ép: giá muối giảm hơn 40%, trong khi giá mướn nhân công tăng lên 20%, cộng thêm sức ép từ cước phí vận chuyển tăng khiến lượng muối bán ra chậm, ứ đọng ngày càng nhiều.

Theo ông Đặng Thọ Phúc - Phó Chủ nhiệm HTX 1.5 Ninh Diêm, tháng trước, giá thu mua muối khoảng 800.000 đồng/tấn, đến nay hạ xuống còn 700.000 đồng. Tuy biết bán với giá này thì không có lãi nhưng để có tiền chia cho các xã viên, HTX vẫn phải bán. Với giá bán trên, cộng với giá mướn nhân công tăng từ 90.000 đồng lên 120.000 đồng/ngày nên tuy năng suất tăng gấp đôi nhưng thu nhập bình quân của mỗi xã viên hiện chỉ ở mức 800.000 đồng/tháng, tăng hơn 100.000 đồng so với năm trước.

Bên cạnh giá muối thấp, giá nhân công tăng, hiện nay do sức ép từ cước vận tải tăng nên các thương lái cũng rất dè chừng trong việc thu mua muối, chính điều này đã làm cho lượng muối tồn đọng khá nhiều. Theo tính toán của nhiều thương lái ở Ninh Hòa, với giá thu mua, giá cước vận chuyển như hiện nay, 1 tấn muối khi vào đến TP. Hồ Chí Minh hoặc lên Đắk Lắk giá đã đội lên gần 1,3 triệu đồng/tấn, trong khi giá bán ra cũng chỉ ở mức trên nên họ rất hạn chế việc thu mua muối. Chị Nguyễn Thị Năm - Tổ dân phố Phú Thọ 2, Ninh Diêm đứng ngồi không yên khi hơn 20 tấn muối của gia đình chị đến nay vẫn chưa có người mua. “Tôi chủ động gọi cho mấy thương lái đến mua nhưng họ đều từ chối. Nếu cứ đà này, tôi lấy tiền đâu để trả cho nhân công? Mưa xuống thì coi như gia đình tôi mắt trắng”.

Nghề muối đi về đâu?

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, nguồn cung muối trong nước cơ bản còn vượt cầu. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hóa chất thiếu trầm trọng muối nguyên liệu, nhiều daonh nghiệp đứng trước nguy cơ bị đình đốn sản xuất do thiếu muối! Nghịch lý muối ăn thừa nhưng muối phục vụ công nghiệp hóa chất thì thiếu, phải nhập khẩu.

Theo đại diện Bộ Công thương, Việt Nam là nước có lợi thế để sản xuất muối nhưng với đặc điểm khí hậu thất thường trong khi nghề muối lại chưa được đầu tư thỏa đáng nên sản lượng muối không ổn định, hạt muối làm ra thường lẫn nhiều tạp chất và không đạt được độ khô cần thiết. Vì vậy, nhiều năm nay vẫn tồn tại tình trạng muối ăn thì thừa nhưng muối chất lượng cao (muối công nghiệp) lại thiếu và Bộ Công Thương vẫn phải cấp hạn ngạch thuế quan cho doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu muối chất lượng cao.

Đầu tư thế nào cho thỏa đáng để nâng cao chất lượng muối, để không phải nhập khẩu? chắc chắn không thể là diêm dân. Nghề muối nhất thiết phải có sự hỗ trợ của các bộ, ngành và Chính phủ. Nghề muối vất vả, nhọc nhằn là thế, nhưng diêm dân phải đối mặt với bao áp lực và cuộc sống bấp bênh. Hạt muối kết tinh từ những giọt mồ hôi mặn chát của họ dù đã lấp lánh trên tay nhưng nó đang phụ công người.

Hòa Bình

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !