Đề xuất cách xác định chi phí tiền lương trong đơn giá sản phẩm, dịch vụ công
Ảnh minh họa. |
Theo dự thảo, tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được xác định căn cứ vào định mức lao động (thuộc định mức kinh tế kỹ thuật) do bộ, ngành, UBND cấp tỉnh ban hành và tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ, lao động quản lý doanh nghiệp tham gia thực hiện sản phẩm, dịch vụ công.
Tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất và lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ bình quân xác định trên cơ sở hệ số lương cấp bậc, chuyên môn, nghiệp vụ, hệ số phụ cấp lương của lao động thực hiện sản phẩm, dịch vụ công nhân với mức lương cơ sở do Chính phủ quy định và hệ số điều chỉnh tăng thêm theo từng vùng.
Tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp (gồm: chủ tịch hội đồng quản trị hoặc chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty; thành viên hội đồng quản trị hoặc thành viên hội đồng thành viên; kiểm soát viên; tổng giám đốc hoặc giám đốc; phó tổng giám đốc hoặc phó giám đốc; kế toán trưởng) được xác định trên cơ sở mức lương cơ bản theo hạng tổng công ty và công ty đòi hỏi để thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công.
Đối với các sản phẩm, dịch vụ công đặc thù hoặc sản phẩm, dịch vụ công thực hiện trên các địa bàn đòi hỏi chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công cao hơn mức quy định tại điều 4 và điều 5 thông tư thì bộ, ngành, UBND cấp tỉnh xác định mức cụ thể, thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi quyết định để bảo đảm cân đối chung.