Để Việt Nam trở thành điểm thu hút vốn đổi mới sáng tạo của quốc tế

Nền kinh tế mạnh khi có đội ngũ doanh nghiệp đông đảo và quan trọng hơn là phải có nhiều doanh nghiệp chất lượng cao.

Con đường để đi lên thịnh vượng cũng luôn đặt điểm tựa vào các doanh nghiệp ra đời, phát triển dựa trên nền tảng ĐMST, vừa phù hợp với đòi hỏi của thời đại 4.0 vừa đáp ứng yêu cầu tạo năng suất cao, giá trị cao của nền kinh tế.

Đổi mới sáng tạo là động lực quan trọng của doanh nghiệp

Ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho biết, với môi trường kinh doanh được cải thiện, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo nói chung và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ngày càng phát triển, hầu hết các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới đã có hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Nhu cầu ngày càng lớn trong các hoạt động đầu tư nghiên cứu phát triển sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực khoa học công nghệ và ĐMST cho các doanh nghiệp Việt.

Theo Báo cáo đổi mới sáng tạo và đầu tư công nghệ được phát hành bởi NIC và Quỹ đầu tư mạo hiểm DO Ventures, năm 2021, tổng vốn đầu tư vào khởi nghiệp Việt Nam đạt mức kỷ lục 1,4 tỷ USD, tăng 4 lần so với năm 2020, cao gấp 1,6 lần so với con số kỷ lục của năm 2019 là 874 triệu USD. Tổng số giao dịch cũng tăng đáng kể, đạt 165 thương vụ, tăng 57% so với năm 2020. Xét trong khu vực, Báo cáo cho thấy, Việt Nam đứng thứ ba về cả tổng giá trị và số thương vụ đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp. Vốn rót vào start-up Việt Nam năm 2021 chiếm 13% tổng đầu tư vào khu vực, tăng so với mức 8% của năm 2020. Cùng với đó, Việt Nam xuất hiện thêm 2 kỳ lân công nghệ vào năm 2021 là MoMo (được định giá gần 2 tỷ USD) và Sky Mavis (được định giá gần 3 tỷ USD). Điều này minh chứng cho hiệu quả của cơ chế, chính sách và sự chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp Việt.

Trên thực tế, Chính phủ, các bộ, cơ quan chức năng đang dồn sức hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả của doanh nghiệp Việt. Những năm gần đây, Chính phủ đều chỉ đạo và Bộ KH&ĐT thường xuyên đưa ra mục tiêu, định hướng cũng như triển khai các chương trình hành động nhằm từng bước lan tỏa phong trào đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp trên diện rộng. 

Đến nay, Việt Nam cũng đã hình thành một số doanh nghiệp, đơn vị hàng đầu về nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất hiện đại mà phần lớn dựa trên nền tảng là tiếp thu công nghệ mới đồng thời chủ động sáng tạo trong khoa học công nghệ như VNPT, FPT hoặc Viettel. 

Sự thành công bước đầu của FPT và Viettel trong nghiên cứu sản xuất chip và đặc biệt khi Viettel đề xuất nghiên cứu thiết kế để tiến tới sản xuất chip phục vụ trong nước và hướng tới xuất khẩu. Dù là bước khởi đầu nhưng mang ý nghĩa lớn, thể hiện sức sáng tạo của doanh nghiệp Việt. Đồng thời bắt kịp xu hướng thời đại về lĩnh vực công nghệ cao, với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của thế giới. 

Thực tế đó khiến chúng ta có thể tin tưởng Việt Nam xuất khẩu chip bán dẫn ra thị trường thế giới.

Tìm kiếm các giải pháp đổi mới sáng tạo

Theo ông Vũ Quốc Huy, NIC đang phối hợp với các tập đoàn công nghệ trong nước và quốc tế triển khai nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên ĐMST với các mô hình kinh doanh mới, sản phẩm mới, quy trình mới. Riêng Chương trình đổi mới sáng tạo năm 2022 hướng đến hỗ trợ, phát triển 500 doanh nghiệp tiên phong đổi mới sáng tạo, dẫn dắt nền kinh tế vào năm 2030 cũng như góp phần nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trong khu vực công. 

Trong thời gian tới, Việt Nam tập trung tìm kiếm các giải pháp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm giúp nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó tập trung vào các nội dung, mục tiêu gồm: Nâng cao năng lực quản trị của hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng nguồn thu từ mô hình kinh doanh mới, sản phẩm mới và nâng cao năng suất lao động từ quy trình mới, công nghệ mới. 

Bên cạnh đó, tăng cường liên kết giữa khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam lớn mạnh để chủ động tham gia, chuyển dịch lên nấc thang cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu; tập trung phát triển sản xuất xanh, kinh tế số, tự động hóa... Tăng cường liên kết giữa khu vực doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước. Thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam lớn mạnh để có thể chủ động tham gia, chuyển dịch lên nấc thang cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu và tăng cường liên kết và hiệu quả đối thoại chính sách giữa chính phủ và doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh cho rằng, thành phố là một trong những nơi dẫn đầu cả nước về lĩnh vực bán dẫn nhưng chỉ có khoảng 1 nghìn kỹ sư vi mạch cùng hơn 2 nghìn kỹ sư chuyên ngành hệ thống nên không đủ đáp ứng yêu cầu sản xuất và tăng trưởng của ngành này. Thực tế cần có hàng chục nghìn người đạt trình độ như vậy cho ngành này…

Lưu Trân

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Huế: Trả lại iPhone 14, ví tiền cho những người đánh rơi

Ngày 31/12, theo tin từ Công an TP Huế, đơn vị này cùng một người phụ nữ trú ở TP Huế nhặt được tài sản vừa làm thủ tục trao trả lại ví tiền bên trong có gần 16 triệu đồng cho người đánh rơi.

Bà chủ quán làm từ thiện từ tâm, không tính toán thiệt hơn

Phong cách làm từ thiện từ tâm, không tính toán của chị Nguyễn Thị Thành ở Hà Nội đã từng khiến cư dân mạng bất ngờ hồi tháng 6 năm 2021 khi cả nước đang cao điểm chống dịch Covid-19.Tới bây giờ chị vẫn giữ cho mình phong cách ấy.

Nhóm sinh viên quê Quảng Ninh với chương trình ý nghĩa 'Sưởi ấm vùng than'

Những sinh viên năm thứ nhất, thứ hai quê Quảng Ninh đang theo học tại các trường đại học ở Hà Nội đã định kỳ thực hiện chương trình thiện nguyện 'Sưởi ấm vùng than' khiến nhiều người cảm phục.

Những hệ lụy khi dùng mạng xã hội thiếu trách nhiệm

Mạng xã hội như “con dao hai lưỡi”, dù đem lại nhiều lợi ích tích cực nhưng khi con người sử dụng chúng một cách thiếu trách nhiệm thì sẽ dẫn đến vô số hệ lụy.

Những người trẻ 'vẽ điều phi thường nhỏ bé'

Sòi Gòn Trẻ là một nhóm thiện nguyện bao gồm những bạn sinh viên của trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Họ đã làm công việc đi khắp các cung đường ngõ ngách tại thành phố để tặng quà cho những người lớn tuổi vẫn phải lao động cực nhọc.

Hỗ trợ thanh niên Hà Nam khởi nghiệp

Bên cạnh hỗ trợ về vốn, các cấp bộ đoàn còn quan tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiêu thụ sản phẩm, tư vấn pháp lý; liên kết mạng lưới khởi nghiệp, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp....

Đang cập nhật dữ liệu !