Để đòi lại Hoàng Sa, chúng em phải làm gì?

Câu hỏi này trở thành một điểm nhấn đầy xúc động trong cuộc họp mặt “40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa” do chương trình Minh triết làm chủ Biển Đông tổ chức tại Hà Nội.
Để đòi lại Hoàng Sa, chúng em phải làm gì? - ảnh 1

Ông Nguyễn Vi Khải, thành viên chương trình Minh triết làm chủ Biển Đông đọc tuyên bố bày tỏ quan điểm của chương trình, nhân sự kiện "40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa" (ảnh Hồng Chuyên)

Để đòi lại Hoàng Sa, chúng em phải làm gì?

Cuộc gặp có nhiều học giả, giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu có uy tín được tổ chức vào ngày 11/1, đúng thời điểm 40 năm trước, Trung Quốc ra tuyên bố Hoàng Sa là của họ, đồng thời họ chuẩn bị cho một cuộc cưỡng chiếm đẫm máu và phi pháp. Khi nhắc đến Hoàng Sa, ai cũng thể hiện một sự “đau đáu” về một phần lãnh thổ bị xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp.

Gần cuối buổi gặp, cả khán phòng bất ngờ trước phát biểu của một sinh viên trường KHXH&NV- ĐHQG Hà Nội. Em bày tỏ mong muốn những thông tin, những bài học về Trường Sa về Hoàng Sa sẽ được chuyển đến các em trong môi trường giảng đường. 

Em cũng băn khoăn, vì học Quốc tế học, em còn được tiếp cận đến những thông tin chính trị, vấn đề quốc tế, còn những sinh viên khác không hề biết đến những vấn đề như thế này. Em cũng đặt câu hỏi đến các học giả: “Chúng cháu rất yêu nước, khi biết về chủ quyền biển đảo Việt Nam đang bị xâm phạm, chúng cháu đều thấy đau xót. Vậy theo các bác, chúng cháu sẽ làm gì, làm được gì để bảo vệ chủ quyền đất nước? Chẳng lẽ chúng cháu chỉ có ngồi ở đây và tâm niệm hướng ra biển thôi sao?”

Để đòi lại Hoàng Sa, chúng em phải làm gì? - ảnh 2

Sinh viên Minh Phương (Khoa Quốc tế học, Trường KHXH&NV- ĐHQG Hà Nội) đặt câu hỏi: "Chúng cháu phải làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo?" (ảnh Hồng Chuyên)

Câu hỏi đã làm cả khán phòng bất ngờ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, Nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu- Ban Dân Vận Trung ương, đánh giá cao những thắc mắc của sinh viên. Theo ông, đây cũng là vấn đề chúng ta phải bàn bạc rất kỹ, giới trẻ đã có tình yêu nước nhưng cần phải có kinh nghiệm, sự chia sẻ và kiến thức để tình yêu nước ấy trở thành những hành động có ích cho xã hội.

“Tôi cũng là một thầy giáo, tôi xin trả lời luôn câu hỏi của các em. Nếu các em đọc lịch sử, hiểu về việc cha ông ta đã thực thi chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa như thế nào, các em sẽ hiểu mình phải làm gì”- TS Đào Tiến Thi, BTV Nhà xuất bản Giáo dục trả lời. Ngoài ra, TS Thi cũng chua xót khi nhắc đến người ngư dân đã phải “cay đắng, cực khổ” như thế nào khi bị Trung Quốc bắt bớ, đánh đập, bắn cháy tàu...  khi đánh cá trên biển Hoàng Sa. “Phải hiểu, biết những điều này, em sẽ hiểu mình cần phải làm gì”- TS Đào Tiến Thi nhấn mạnh.

Tiếp nối trả lời câu hỏi “thế hệ trẻ phải làm gì”, Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, Nguyên Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu, đã bày tỏ quan điểm của mình. Ông cho rằng: Phải giáo dục chính xác cho thế hệ trẻ về vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, và phải “nung nấu” trong họ ý chí cần phải tự lực tự cường để đòi lại Hoàng Sa. Phải truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác hiểu rằng “Hoàng Sa là của Việt Nam”. Ông cũng nhìn thẳng vào sự thật, để làm được việc thu hồi Hoàng Sa về với Việt Nam là câu chuyện lâu dài. Để phấn đấu vì mục đích đó, chúng ta sẽ phải học tập tốt, xây dựng kinh tế tự cường, làm cho dân tộc chúng ta giàu mạnh nên mới có thể thực hiện mong muốn của lớp cha chú hôm nay, đó là thu hồi Hoàng Sa.

Câu chuyện về nhận thức Biển đảo

Để minh chứng cho điều này, trong phát biểu kết thúc cuộc họp mặt, GS.TS Tô Duy Hợp đã kể lại hành trình tham gia vào Chương trình Minh triết làm chủ Biển Đông, từ hơn 2 năm nay. Theo ông, nhận thức xã hội đã thay đổi rất nhiều. Nhiều chương trình giúp người dân hiểu rõ, hiểu đúng về vấn đề Biển Đông đã được thực hiện.

Chính vì, nhận thức đã thay đổi theo chiều hướng tốt lên, chính giới trẻ đã đặt mình trước câu hỏi: “Chúng cháu phải làm gì”. Thay vì trước đó, giới trẻ không hiểu chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam như thế nào, luật pháp quốc tế ra sao, Trung Quốc có những hành động ngang ngược gì trên Biển Đông. 

Một câu chuyện, NNC Nguyễn Khắc Mai chia sẻ với PV Infonet mới đây, về người bạn của ông. Là người làm công tác tư pháp nhiều năm nhưng mãi đến khi về hưu ông cũng chưa hiểu về vấn đề biển đảo, vấn đề chủ quyền như thế nào. Ngay khi về hưu, ông đã “làm lại” bằng cách nghiên cứu tìm hiểu nhiều hơn, tham gia nhiều vào các hội thảo về biển. Nhiều học giả, trí thức cũng bày tỏ sự “tiếc nuối” khi mình còn trẻ đã không được hiểu về vấn đề trọng đại của dân tộc này.

Trước đó, khoảng một năm trước, khi PV Infonet đã đặt câu hỏi “giới trẻ phải làm gì” với TS Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ, TS Trần Công Trục khẳng định, thời điểm đó, nhận thức của người dân về chủ quyền “chưa tỉnh hẳn”, chưa hiểu đầy đủ các vấn đề về Biển Đông. Theo ông, đối với thanh niên, lực lượng trẻ là nòng cốt, tiên phong trong các vấn đề của Đất Nước. Giáo dục, tuyên truyền cho họ hiểu về luật biển, về bản chất tình hình Biển Đông trên cơ sở tư duy khoa học, khách quan, cụ thể… là điều cần được quan tâm nhất trong tình hình hiện nay.

TS Trần Công Trục cũng nhấn mạnh: “Thế hệ trẻ hiện nay có nhiều vấn đề phải quan tâm, nhưng cần phải phát động các phong trào hướng ra Biển Đảo một cách thiết thực và sinh động, vì đây là vận mệnh dân tộc, vấn đề mất còn chủ quyền quốc gia. Lực lượng trẻ khi được trang bị hiểu biết về Biển Đông chính họ sẽ là những chiến sỹ, ngư dân, người làm báo…. chắc tay súng, vững tay chèo, sắc sảo tay bút… trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia mặt trận bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Đất Nước. Phong trào “Góp đá xây Trường Sa”, “Vì biển đảo quê hương”, “Tấm lưới nghĩa tình”… là những hoạt động đã thu hút đông đảo bạn trẻ, cần nhân rộng hơn và phải làm thường xuyên, liên tục…”.

Và cũng chỉ mấy ngày trước đây, khi Infonet bắt đầu khởi động loạt bài về “40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa”, tôi gặp lại Ts Trần Công Trục, cả tôi và ông đều rất vui mừng khi nhận thức của người dân về biển đảo đã tăng lên rất nhiều. Nhiều sự kiện trước đây người dân chưa được tiếp cận đầy đủ như chứng cứ khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam; Hải chiến Hoàng Sa năm 1974; Trận chiến Gạc Ma năm 1988; Trung Quốc có những hành động ngang ngược trên Biển Đông... thì nay, họ được tiếp cận đầy đủ, rõ ràng, đúng bản chất những sự kiện lịch sử, sự kiện thời sự trên Biển Đông.

Dù gợi nhắc lại 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm là nhắc đến một sự kiện đau lòng với hy sinh và mất mát. Nhưng nhắc lại sự kiện này, người Việt đã xích lại gần nhau hơn. Một nỗi đau chung khiến cho dân tộc trở nên đoàn kết hơn. Và giới trẻ dường như đã tỉnh với những cuộc vui, những hưởng thụ cá nhân để cùng đặt một câu hỏi: “Chúng em sẽ phải làm gì đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, và đòi lại Hoàng Sa cho Tổ quốc”.

Hồng Chuyên

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !