ĐBQH đề nghị trao quyền điều tra cho Kiểm ngư để bảo vệ biển đảo tốt hơn

Phát biểu thảo luận về luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi), tuy có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề trao quyền điều tra cho các cơ quan Kiểm ngư, Thuế, UB Chứng khoán Nhà nước nhưng nhiều ý kiến về trao qu

Phát biểu thảo luận tại hội trường về Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự, Đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) đề nghị cần bổ sung cơ quan có thẩm quyền điều tra là Kiểm ngư để góp phần bảo vệ tốt hơn vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Viêt Nam, trong tình hình hiện nay.

ĐBQH đề nghị trao quyền điều tra cho Kiểm ngư để bảo vệ biển đảo tốt hơn - ảnh 1

Tàu Kiểm ngư hiện đại của Việt Nam

Một số đại biểu khác cũng cùng quan điểm và khẳng định, mở rộng thẩm quyền điều tra cho lực lượng kiểm ngư là cần thiết. Vì thực tế khi trao quyền điều tra cho Biên phòng, Cảnh sát biển, Kiểm lâm, Hải quan, theo báo cáo giám sát của Quốc hội không có trường hợp oan sai nào.

Trước đó, UBTV Quốc hội đã trình bày báo cáo giám sát oan sai và bồi thường Nhà nước trong tố tụng, tại Quốc hội. Báo cáo nhận định, trong kỳ hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm và Cảnh sát biển không phát sinh trường hợp nào làm oan người vô tội, nhưng có nhiều trường hợp sai phạm, tiềm ẩn việc bỏ lọt hành vi phạm tội do hành chính hóa các quan hệ hình sự. Hằng năm, các cơ quan này xử phạt hàng chục nghìn vi phạm hành chính nhưng số vụ xử lý hình sự rất hạn chế. Nhiều nơi không khởi tố, điều tra vụ án nào. Kỹ năng điều tra, lập hồ sơ vụ án còn hạn chế, nhiều trường hợp CQĐT phải làm lại từ đầu và gặp nhiều khó khăn trong khi nhân chứng, hiện trường đã thay đổi; chưa quan tâm mở rộng truy xét các vụ án đồng phạm, phạm tội có tổ chức như các vụ buôn lậu, ma túy lớn…

Nguyên nhân chính của thực trạng ít khởi tố, xử lý hình sự, tiềm ẩn việc bỏ lọt nhiều tội phạm do các cơ quan này chủ yếu thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, chưa nghiêm túc thực hiện đầy đủ thẩm quyền tố tụng; do trình độ pháp luật và năng lực nghiệp vụ của cán bộ điều tra còn hạn chế, chủ yếu là kiêm nhiệm; sự phối hợp giữa các cơ quan này với CQĐT chuyên trách và VKS thiếu chặt chẽ; có phần do quy định pháp luật về quyền hạn, thời hạn điều tra của các cơ quan này còn bất cập.

Từ thực tiễn này, nhiều đại biểu cho rằng nên trao quyền cho lực lượng kiểm ngư, nhưng cân nhắc đào tạo, quy định rõ chế định này, đồng thời phải có những đào tạo phù hợp.

Cũng cùng quan điểm, đại biểu Trương Trong Nghĩa (Tp HCM) đề nghị ghi rõ trọng Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự, phạm vi hiệu lực bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đại biểu Trương Trọng nghĩa phát biểu: "Về phạm vi hiệu lực, như tôi đã đề nghị vì chúng ta có quyền tài phán ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, nên mở rộng quyền này. Vùng này Công ước quốc tế trao cho chúng ta quyền tài phán, chúng ta phải quy định...."

Trước đó (hôm 16.5), góp ý về dự thảo Bộ luật Hình sự, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng đề xuất thêm phạm vi hiệu lực của Bộ luật Hình sự trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Điều này khẳng định Việt Nam có quyền tài phán trên các vùng biển mà Công ước Luật Biển 1982 quy định.

Hồng Chuyên

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !