Đây là lý do bạn nên trồng một cây hoa ngọc lan ở nhà
Ảnh minh họa. |
Cây Ngọc Lan hay còn được gọi là Sứ ngọc lan có tên khoa học là Michelia Alba thuộc họ Magnoliacee. Cây có nguồn gốc chính từ Ấn Độ.
Ở Việt Nam, có khoảng 20 loài thuộc chi Ngọc lan, trong số đó có khoảng 5 loài được trồng phổ biến khắp nước tư trường học đến công viên hay tại mỗi gia đình vì hoa thơm nồng.
Đặc biệt gỗ màu nâu cứng đẹp có thể đánh bóng rất láng, dùng làm bàn ghế, đồ tiện khắc, gỗ dán đẹp. Hoa có thể chưng cất dầu thơm, chế nước hoa...
Nhiều bộ phận của cây ngọc lan có tác dụng làm thuốc:
- Hoa: Thu hái khi mới chớm nở, dùng tươi hoặc phơi sấy nhẹ cho khô. Dược liệu có vị đắng, cay, tính ấm dùng chữa ho, viêm mũi, xoang, hoa ngọc lan dùng làm thuốc phải là loại mới chớm nở, dùng tươi hoặc sấy nhẹ cho khô.
- Lá: Dùng chữa viêm phế quản mãn tính ở người già. Ngoài ra, lá ngọc lan (bánh tẻ) rửa sạch, giã nát, đắp chữa mụn nhọt sưng tấy.
- Vỏ thân cây: Lấy vỏ thân cây cạo lớp vỏ mỏng bên ngoài, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, dùng sống hoặc tẩm giấm sao vàng. Lấy 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày để chữa sốt, kinh nguyệt không đều, đại tiện khó.
Nói tới tác dụng chữa bệnh của cây hoa Ngọc Lan, theo lương y Vũ Văn Tám 72 tuổi chuyên bán thuốc Đông y tại TP Bắc Ninh, trong y học cổ truyền, hoa ngọc lan có tính ôn, vị hơi cay, có công năng tiêu đờm, ích phế hòa khí. Có thể dùng pha trà để uống, ngoài ra Ngọc lan còn là loài hoa chữa được rất nhiều bệnh với nhiều công dụng khác nhau như chữa trị rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, sốt.
Hoa ngâm trong dầu dùng ngoài da trị nhức đầu, đau mắt, viêm mũi, xoang, thấp, gút, chóng mặt, viêm nhiễm và sốt. Lá dùng chữa trị các vết sưng tấy. Rễ cây Ngọc lan trắng có tác dụng thông kinh
Ngoài ra, theo lương y Vũ Văn Tám, người dân có thể lấy vỏ thân cây sau đó cạo lớp vỏ bên ngoài rồi rửa sạch thía mỏng. Có thể dùng tươi hay phơi khô hoặc cũng có thể tẩm giấm. Lấy 30g đó sắc với nước để uống mỗi ngày 2 lần sẽ điều trị được sốt, kinh nguyệt không đều, bí đại tiện...
Đặc biệt, lương y Vũ Văn Tám còn lưu ý, trừ bài thuốc chữa viêm xoang, hoa ngọc lan dùng làm thuốc phải là loại mới chớm nở, dùng tươi hoặc sấy nhẹ cho khô.
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian
Hỗ trợ điều trị viêm phế quản: Hoa ngọc lan 7 cái, hoa hồng bạch 5 hoa, mật ong 15ml. Cho tất cả vào bát hấp cách thủy, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống 7-10 ngày.
Hoa ngọc lan, mật ong, gừng... hỗ trợ chữa viêm phế quản.
Thanh nhiệt, giải khát: Hoa ngọc lan 20g, đậu xanh 150g, đường phèn 50g. Cách chế biến là đậu xanh rửa sạch, hoa ngọc lan tách từng cánh, rửa sạch, để ráo nước. Đậu xanh cho nước đun sôi nhỏ lửa khoảng 30 phút cho nhừ rồi cho đường phèn vào, tắt lửa, rắc hoa ngọc lan vào rồi trộn đều là dùng được. Tác dụng thanh nhiệt tiêu thử, giải khát.
Chữa đau bụng kinh: Hoa ngọc lan (chưa nở) 12g, sắc uống thay trà vào lúc sáng sớm. Dùng 30 ngày là một liệu trình, có tác dụng giảm đau bụng kinh ở phụ nữ.
Hỗ trợ điều trị ho gà: Hoa ngọc lan 8 cái, lá chanh 10g, gừng 3g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia làm 3 lần. Uống 1 tuần.
Chữa ho do lạnh: Hoa ngọc lan 20g, đem tẩm mật ong trong 3 ngày rồi sắc (nấu) uống như trà.
Chữa đau đầu: Ngọc lan hoa trắng 8 cái, hoa nhài 10 cái, lá hoa sen 20g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia làm 3 lần. Uống 1 tuần.
Nhuận da, kích thích tiêu hóa: Hoa ngọc lan 6g, 1 thìa trà xanh. Hoa ngọc lan rửa sạch bằng nước muối, vẩy cho ráo nước, để vào bát. Rót nước sôi vào bát, sau đó cho trà xanh vào. Hãm uống thay trà trong ngày.
Chữa vô sinh: 10g hoa ngọc lan chưa nở sắc uống thay trà, vào buổi sớm. Cứ 30 ngày một liệu trình, có thể cải thiện thống kinh và vô sinh nữ.