Đặt chân lên hòn đảo bị "dòm ngó" nhiều nhất ở Trường Sa

Song Tử Tây yên bình như một làng quê giữa bốn bề sóng vỗ. Quân và dân nơi đây đoàn kết như ruột thịt, con cá chia nhau, giọt nước ngọt chia đều. Ít ai biết rằng nơi đây cũng đã từng chứng kiến bao cuộc thăng trầm.

Đó là cảm nhận của PV Infonet khi đặt những bước chân đầu tiên lên Song Tử Tây. Sau hành trình gần 3 ngày trên biển, Song Tử Tây là điểm đến đầu tiên của đoàn công tác đưa thân nhân đến thăm cán bộ chiến sĩ Trường Sa vào tháng 6, mới đây.

Trước khi đến đảo Song Tử Tây, tiếng loa ngọt ngào của cô phát thanh viên vang lên trên tàu HQ996 làm tăng lên cái cảm giác háo hức của những người lần đầu tiên đến với Trường Sa.

Đặt chân lên hòn đảo bị
Một góc Song Tử Tây. (Ảnh: Tạp chí Tuyên giáo)

Song Tử Tây- Làng quê trù phú giữa bốn bề bão tố

Qua tiếng loa truyền thanh trên tàu HQ996, Song Tử Tây như một làng quê trù phú giữa biển khơi. Cách bán đảo Cam Ranh 308 hải lý, Song Tử Tây nằm ở 110 23’46”  vĩ độ Bắc, 1140 19’53” kinh độ Đông, đảo có hình bầu dục với diện tích khoảng 0,17 km2. Nhìn từ xa đảo như một khu rừng thu nhỏ, mọc lên giữa đại dương mênh mông. Màu xanh của cỏ cây hòa quyện với màu xanh của biển tạo nên màu xanh biêng biếc, một màu xanh của thanh bình, ổn định.

Trên đảo có nhiều giếng nước lợ có thể tắm giặt và tưới cây. Môi trường sinh thái ở đây khá thuận lợi cho nên đảo nuôi được bò, lợn, gà, trồng được nhiều rau xanh các loại tươi tốt bốn mùa. Đặc sản của đảo có cây sâm đất, bộ đội ta vẫn dùng làm nước uống bổ dưỡng sau những giờ huấn luyện, sản xuất đẫm mồ hôi.

Đặt chân lên hòn đảo bị
Những đàn gà, lợn, vịt chạy kiếm ăn khắp đảo là cảnh thường thấy ở Song Tử Tây.

Hiện nay Song Tử Tây đã xây dựng xong âu tàu với sức chứa hàng trăm tàu cá công suất lớn là bến đậu, địa chỉ an toàn cho ngư dân các tỉnh duyên hải khai thác hải sản. Khi màn đêm xuống, nhìn từ xa, đảo Song Tử Tây như một thành phố lung linh, huyền diệu tràn đầy sức sống giữa biển nước bao la Trường Sa.

Hệ thống trụ sở UBND xã, nhà ở của nhân dân và bộ đội trên đảo Song Tử Tây được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Quân và dân trên đảo đã đầu tư hàng chục ngàn ngày công để tu sửa, san lấp mặt bằng, trồng cây xây dựng cảnh quan môi trường. Không bằng lòng với những gì hiện có hay thụ động trước diễn biến khắc nghiệt của thiên nhiên, những hộ dân và những người lính đảo luôn tăng gia sản xuất, sẵn sàng chiến đấu.

Đặt chân lên hòn đảo bị
Âu tàu có sức chứa hàng trăm tàu cá là điểm đến an toàn cho ngư dân Việt Nam.

Cuộc sống vật chất, tinh thần của quân và dân trên đảo hôm nay đang từng bước được cải thiện. 100% hộ dân và các đầu mối đơn vị bộ đội được trang bị ti vi. Các phân đội chiến đấu được trang bị hệ thống Karaoke kỹ thuật số hiện đại đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của cán bộ, chiến sỹ.

Ngoài ra đảo còn có một lượng đáng kể thiết bị nghe nhìn dự phòng sẵn sàng thay thế các phương tiện hư hỏng. Trạm thu phát tín hiệu vệ tinh của đài truyền hình Việt Nam đã giúp cho quân và dân trên đảo cập nhật kịp thời những thông tin trong nước và thế giới, qua đó nâng cao nhận thức, niềm tin, trách nhiệm với sự nghiệp xây dựng Tổ quốc và bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Trên đảo có phòng đọc sách, báo với gần 4.000 đầu sách và trên 30 đầu báo, tạp chí các loại, 1 tủ sách pháp luật... Cùng với đó các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi động viên, cổ vũ tinh thần cho những người giữ đảo yên tâm với nhiệm vụ, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo trong mọi tình huống. Quân và dân trên đảo luôn đoàn kết, hiệp đồng chặt chẽ, một lòng khắc phục khó khăn lập được nhiều thành tích cao trong sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện và xây dựng đảo. 

Tuyến đầu ở Trường Sa hôm nay

Nhìn trên bản đồ vùng biển Việt Nam, đảo Song Tử Tây nằm ở cực Bắc quần đảo Trường Sa. Gần đó là Song Tử Đông, đảo Thị Tứ do Philippines chiếm đóng bất hợp pháp từ thập niên 60. Cách xa hơn là đá Subi do Trung Quốc chiếm đóng từ cuối thập niên 80.

Đặt chân lên hòn đảo bị
Đảo Song Tử Tây, Đá Nam do Việt Nam giữ nằm giữa Song Tử Đông (Trường Sa), đảo Thị Tứ (Trường Sa) do Philippines chiếm đóng bất hợp pháp, đá Su Bi (Trường Sa) do Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp.

Về lịch sử Song Tử Tây là một trong những đảo được Việt Nam thực thi chủ quyền sớm nhất. Đến năm 1956, Chính quyền Bảo hộ Pháp đã chuyển giao quyền quản lý Song Tử Tây cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Do địa hình, khi hậu, thổ nhưỡng tốt nên hòn đảo này là nơi bị nhòm ngó nhiều nhất.

Đặt chân lên hòn đảo bị
Cột mốc chủ quyền do chính quyền Sài Gòn cũ  dựng trên đảo Song Tử Tây (Ảnh Hồng Chuyên)

Năm 1975, đảo Song Tử Tây được chọn để giải phóng đầu tiên. Gần 40 năm qua sau ngày giải phóng, đảo Song Tử Tây đã thay đổi khá nhiều. Ngọn hải đăng sừng sững vươn cao 36m đêm đêm tỏa sáng cần mẫn dẫn đường cho những con tàu vượt qua vùng biển đầy đá ngầm, bãi cạn và sóng gió. Trạm khí tượng thủy văn của Nam Trung Bộ ngày đêm cung cấp những số liệu, khí hậu, thời tiết báo về đất liền để các bản tin dự báo thời tiết kịp thời dự báo chính xác vì nơi đây chính là tâm xuất phát của những cơn bão từ Biển Đông.

Bên cạnh nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, quân và dân xã đảo Song Tử Tây luôn làm tốt công tác cứu hộ cứu nạn, giúp đỡ ngư dân Việt Nam và các đối tượng khác bị nạn trên vùng biển quản lý. Tô thắm hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ, người chiến sỹ hải quân trong lòng dân.

Trong suốt chặng đường vẻ vang gần 40 năm qua, Đảo Song Tử Tây được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như 2 lần được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua quyết thắng; 2 lần Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tặng bằng khen về thành tích: “Tuổi trẻ anh hùng giữ nước”; 12 lần được Bộ tư lệnh Hải quân tặng danh hiệu Đơn vị quyết thắng; 3 lần được Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân tặng cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua.

Ngoài ra, còn có nhiều bằng khen của Thủ tướng chính phủ và các bộ tặng cho cán bộ, chiến sỹ đảo Song Tử Tây về thành tích trong huấn luyện phục vụ chiến đấu, củng cố quốc phòng góp phần vào sự nghiệp xây  dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đặc biệt, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Song Tử Tây, vinh dự được Nhà nước tuyên dương danh hiệu cao quý đơn vị “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Trong những năm qua, quân dân xã đảo Song Tử Tây luôn cố gắng kế thừa và phát huy truyền thống đơn vị anh hùng vũ trang nhân dân, bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm và gìn giữ biển đảo.

Được một đêm ngủ lại trên đảo Song Tử Tây, đoàn nhà báo chúng tôi được cảm nhận một đêm bình yên giữ nơi bão tố. Trong khi cả đảo chìm sâu trong giấc ngủ, từng tốp lính vẫn chắc tay súng bước đều trên bãi biển. Ngoài kia biển đêm đen ngòm vẫn tiềm ẩn đâu đó những kẻ thù giấu mặt.

Trời chưa kịp sáng, chúng tôi đã tỉnh dậy, rời Song Tử Tây lên tàu, mà lòng nặng trĩu lưu luyến với Song Tử Tây. Hành trình tiếp theo của đoàn phóng viên chúng tôi là đảo Đá Nam.

Bài 3: Đá Nam và Chiến dịch bảo vệ chủ quyền- CQ88

Hồng Chuyên- Lại Hà (ghi)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !