Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt là tạo lợi thế cho game lậu

Nếu đưa game vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm mất khả năng phát triển của game trong nước,

tạo thuận lợi cho game nước ngoài hoạt động trái phép và các doanh nghiệp game trong nước sẽ chuyển pháp nhân ra nước ngoài...

Kìm chân game "nội"?

Sáng 4/11, khi thảo luận tổ về Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi, bổ sung), một số đại biểu Quốc hội tiếp tục đề nghị áp thuế TTĐB với game online, dù trước đó Ban soạn thảo đã quyết định không đề xuất đánh thuế dịch vụ này sau khi cân nhắc các tác động bất lợi đến hoạt động, sản xuất, kinh doanh trò chơi điện tử (game), đặc biệt là trò chơi trong nước.

Trong báo cáo gửi Ủy ban Ngân sách Tài chính Quốc hội khóa XIII vào giữa tháng 9/2014, Bộ TT&TT cho rằng: “Việc bổ sung áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh trò chơi điện tử tại thời điểm hiện nay là chưa khả thi và sẽ làm hạn chế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài”.

Theo đó, chính sách này có thể được xem xét, nghiên cứu áp dụng nếu trong tương lai thị trường game sản xuất trong nước có thể phát triển dần thay thế được nguồn game nước ngoài và Việt Nam có một ngành công nghiệp trò chơi điện tử non trẻ đầy tiềm năng, đủ sức cạnh tranh với các nước khác, đóng góp cho sự phát triển CNTT Việt Nam và tạo ra nguồn thu ngân sách ổn định cho đất nước.

Theo quy định hiện hành, thuế tiêu thụ đặc biệt đang áp dụng vào một số mặt hàng, dịch vụ xa xỉ như du thuyền, tàu bay, kinh doanh vũ trường, mát-xa… và một số mặt hàng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nhiều người như thuốc lá, rượu bia... Đây là những mặt hàng Nhà nước có thể kiểm soát được toàn bộ sản phẩm cung cấp ra thị trường. Trong khi đó, với game online, chúng ta chỉ có thể kiểm soát được số lượng sản phẩm của doanh nghiệp trong nước nhưng không kiểm soát được sản phẩm của nước ngoài do đặc thù của môi trường Internet.

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt là tạo lợi thế cho game lậu - ảnh 1

Nếu đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các trò chơi do doanh nghiệp trong nước phát hành, người chơi sẽ phải trả phí cao. (Ảnh minh họa: Internet)

Vì vậy, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với trò chơi trong nước phát hành, có thể một số doanh nghiệp trong nước sẽ chuyển pháp nhân ra nước ngoài hoạt động và phát hành theo hình thức xuyên biên giới vào Việt Nam, như vậy Nhà nước không những không thu được thuế mà cũng mất dần khả năng quản lý nội dung trò chơi.

Hiện nay, bên cạnh nguồn phát hành từ các doanh nghiệp trong nước thì người chơi còn dễ dàng sử dụng trò chơi được phát hành từ nước ngoài (có sẵn giao diện tiếng Việt và cộng đồng người chơi Việt Nam). Nếu đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các trò chơi do doanh nghiệp trong nước phát hành, người chơi sẽ phải trả phí cao. Trong khi đó, game "ngoại" ngày càng có lợi thế, hấp dẫn hơn với các game thủ Việt Nam khi nội dung không bị kiểm soát, phí thì thấp bởi Nhà nước không thể đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các trò chơi cung cấp xuyên biên giới.

Thiệt đơn, thiệt kép!

Như vậy, nếu game trong nước phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm giảm mạnh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam và tăng thêm khoảng cách bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đồng thời, khuyến khích người Việt Nam chơi game nước ngoài, dần dần thị trường cung cấp trò chơi tại Việt Nam sẽ phải nhường chỗ cho doanh nghiệp "ngoại" (vốn đã có nhiều ưu thế hơn về tiềm lực tài chính, công nghệ và trình độ nhân lực).

Theo báo cáo doanh thu của 22 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến đã được cấp phép năm 2013 là khoảng 2.781 tỷ đồng, doanh thu của toàn ngành game ở Việt Nam năm 2013 ước đạt 4000 tỷ đồng. Vậy là, doanh thu của các doanh nghiệp có game được cấp phép phát hành chỉ bằng 70% so với doanh thu thực tế của toàn ngành, 30% còn lại rơi vào các doanh nghiệp cung cấp trò chơi điện tử lậu, là đối tượng mà nhà nước không thể thu được thuế.

Thực tế, cũng có ý kiến cho rằng vẫn có thể áp dụng chính sách ưu đãi đối với việc sản xuất và kinh doanh trò chơi do doanh nghiệp trong nước sản xuất và áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với trò chơi nhập khẩu từ nước ngoài để phát hành tại Việt Nam.

Ý kiến này phù hợp về mặt lý thuyết, nhưng thực tế nếu áp dụng ở Việt Nam tại thời điểm hiện nay thì chưa thích hợp vì thị trường game sản xuất trong nước hiện còn rất hạn chế, chủ yếu chỉ là một số trò chơi đơn giản như nhóm trò chơi G4 để cung cấp trên thiết bị điện tử di động như điện thoại, máy tính bảng… trong khi doanh thu của ngành game chủ yếu là từ nhóm trò chơi G1, trò chơi trực tuyến nhiều người chơi. Nhiều doanh nghiệp khi phát hành game "ngoại" cũng có ý thức đầu tư thử nghiệm sản xuất game "nội" để dần dần thay thế. Tuy nhiên, đã có nhiều doanh nghiệp phải thua lỗ vì trò chơi tự sản xuất chi phí cao mà kém hấp dẫn người chơi.

Cách đây vài năm, Công ty VNG đã mạo hiểm đầu tư gần 10 tỷ đồng để sản xuất trò chơi có nội dung thuần Việt Thuận Thiên Kiếm. Công ty VDC Net2E sản xuất trò chơi 7554 có nội dung về trận chiến Điện Biên Phủ năm 1954. Cả hai game này đều không thành công.

Game "nội" còn quá ít, nội dung đơn điệu, không hấp dẫn nên tại thời điểm này hoặc tối thiểu 5 năm tới cũng chưa có khả năng thay thế game "ngoại". Trong khi đó, nhu cầu giải trí của người chơi ở Việt Nam có xu hướng phát triển theo thị trường thế giới, nếu game trong nước không đáp ứng được thì họ sẽ quay lưng tìm đến game do nước ngoài phát hành. 

Nhìn một cách sâu xa hơn, hoạt động sản xuất, cung cấp trò chơi điện tử trên mạng là một hoạt động công nghiệp nội dung số, được quy định tại Điều 10 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP. Đây là ngành được ưu tiên phát triển thông qua các quy định ưu đãi về thuế, sử dụng đất, huy động nguồn vốn được quy định tại Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP. Vì vậy, việc bổ sung mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các đơn vị sản xuất trò chơi điện tử trên mạng sẽ không phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc định hướng khuyến khích phát triển công nghiệp phần mềm, nội dung số của doanh nghiệp Việt Nam.

Hồng Chuyên/TheoICT News

Số hóa và phát triển bền vững - hai trụ cột chiến lược của doanh nghiệp Việt

Theo Nghiên cứu Triển vọng Doanh nghiệp năm 2025 của Ngân hàng UOB Việt Nam, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đang tập trung đầu tư vào hai trụ cột chiến lược: số hóa và phát triển bền vững.

Doanh nghiệp Việt nỗ lực ‘mở lối đi riêng’ ở thị trường Hàn Quốc

Doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực ghi dấu ấn tại Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul Food 2025 với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Betrimex mở Trung tâm R&D nghiên cứu và phát triển ngành dừa tại TP.HCM

Trung tâm R&D hiện đại của ngành dừa sẽ giúp Betrimex thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trở thành trung tâm đổi mới, nghiên cứu và phát triển các giải pháp sáng tạo từ dừa.

SHB nhận giải Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam

Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

SHB dành 11.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SME vay ưu đãi

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thông báo triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất với quy mô 11.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ bổ sung nguồn vốn lưu động, đầu tư sản xuất kinh doanh và mua phương tiện vận tải.

SHB và dấu ấn tiên phong thành công trong triển khai nhận sáp nhập

SHB đã có những bước tiến trong quá trình nhận sáp nhập Habubank và tái cấu trúc, cùng với tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển mạnh mẽ.

Tạo điều kiện để đưa kinh tế đêm ‘thăng hoa’

Với thế mạnh ẩm thực, văn hóa, Việt Nam cần chiến lược cụ thể cho kinh tế đêm, quy hoạch chi tiết sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm để sớm đưa kinh tế đêm thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Ra mắt dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island tại Cát Bà

Sun Group vừa giới thiệu dự án “Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island”, tọa lạc tại “trái tim” Cát Bà - nơi thu trọn khung cảnh biển trời vịnh Lan Hạ. Dự án được phát triển dựa trên triết lý xanh, hài hòa với thiên nhiên.

SHB mở gói vay ưu đãi 16.000 tỷ hỗ trợ người trẻ mua nhà, lãi suất chỉ từ 3,99%

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ (dưới 35 tuổi) mua nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai gói cho vay ưu đãi với mức lãi suất được cho là hấp dẫn trên thị trường hiện nay.