Đánh con, đập smartphone khi kèm học trực tuyến: Phụ huynh 'hạ hỏa' thế nào?

Những hành động bột phát của phụ huynh như đánh mắng con, đập phá đồ đạc chẳng giải quyết được gì mà còn khiến bản thân thêm bế tắc.

Mặc dù các bậc cha mẹ đã chuẩn bị tâm lý để đồng hành cùng con trong thời gian học trực tuyến nhưng sau hơn 1 tháng phương pháp này đi vào thực tế đã làm nảy sinh bao vấn đề rắc rối. Trong đó, điều mà nhiều phụ huynh "kêu than", cảm thấy stress nhất đó là khối lượng công việc với học sinh và phụ huynh tăng lên chóng mặt.

Vừa qua, câu chuyện bi hài trong lúc giúp con học online của một ông bố tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã thu hút đông đảo cộng đồng mạng.

Theo đó, ông bố này đã cho 1 chiếc iPhone 11 "bay" vào tường tan tành, đồng thời cảnh báo cô con gái học lớp 3: "chiếc laptop Apple có thể cũng tiễn nốt ra bãi rác bất cứ lúc nào nếu con cứ cắm mặt suốt vào lap”.

“Với nhà mọi người thì không biết thế nào, chứ nhà tôi thì việc học online không chỉ thất bại toàn tập mà còn nguy hại toàn tập” – đây là “tổng kết” buồn của vị phụ huynh này.

Trước đó, dư luận cũng xôn xao khi một học sinh lớp 1 ở xã Phú An (TX.Bến Cát, Bình Dương) bị bố đánh khi kèm học trực tuyến khiến mặt, tay chân bé bầm tím, phải trốn sang nhà hàng xóm cầu cứu.

Những vụ việc bố mẹ đánh đập, làm tổn thương đến con cái trong quá trình kèm con học tại nhà xuất hiện với tần suất nhiều hơn là một thực trạng đáng buồn cần phải có phương pháp giải quyết sớm.

{keywords}
Bố mẹ cần kiên trì và bình tĩnh khi dạy con học online.

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Phương Anh thì đại dịch Covid-19 ập đến khiến cuộc sống của chúng ta trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.

Trẻ em bị tách khỏi những hoạt động thường ngày, bị mất kết nối với bạn bè qua các hoạt động học trực tiếp, cũng không còn được cọ xát, chơi đùa mà thay vào đó là tiếp xúc với màn hình máy tính nhiều hơn, bài tập với nhiều thao tác, ứng dụng mất thời gian hơn.

Theo vị chuyên gia này, thay vì tức giận, thiếu kiềm chế thì gia đình nên sẵn lòng dành thời gian lắng nghe tâm sự của các con và đặt mình vào vị trí của con để hiểu con. Bởi lẽ, rõ ràng dịch bệnh là điều không ai muốn, bố mẹ có những ức chế thì các con cũng có lúc thấy khó chịu cãi lời bố mẹ.

Trẻ em, nhất là trẻ tiểu học với lứa tuổi đặc thù là còn nhỏ, ham chơi, còn lơ đãng, chưa tập trung, nếu gây áp lực, đe doạ dùng bạo lực, lớn tiếng với các cháu sẽ lợi bất cập hại.

Thử tưởng tượng, mỗi lần học bài đều căng như dây đàn thì sao mà trẻ có thể có tâm trí mà học, chưa nói đến việc yêu thích học. Dần dần, có thể trẻ sẽ thấy việc học hành là một áp lực tâm lý khủng khiếp và trẻ dần sẽ chán học, không tìm thấy hứng thú khi học.

Nên chăng cần tạo ra một không khí học tập lành mạnh cho các em, trong đó, bố mẹ cần là người đồng hành giúp cho các con có thêm niềm vui trong học hành; khơi dậy đam mê học tập, ham hiểu biết cho các em. Nếu có niềm đam mê, các em sẽ có động lực để tự học.

“Thay vì đánh con, thậm chí đập phá đồ đạc bố mẹ có thể động viên các con cùng mình tham gia các hoạt động vận động ra mồ hôi và những hoạt động kết nối cảm xúc để tình cảm đi lên, giữa bố mẹ và con cái không còn tồn tại những bức xúc không đáng có.

Rõ ràng, đánh con hay đập phá đồ đạc là không có tác dụng gì, vậy tại sao bố mẹ không học cách kiềm chế cảm xúc để mọi thứ tốt hơn”, chuyên gia tâm lý Nguyễn Phương Anh cho hay.

Còn theo thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) thì trẻ con vốn hiếu động, bị “nhốt” nhiều tháng trong nhà, không được giao lưu với bạn bè nên cảm thấy bức bí, khó chịu.

Trong khi học trực tuyến là tình huống bắt buộc, đường mạng thì phập phù, bài giảng của thầy cô thì khó tiếp thu, bài tập thì nhiều, muốn hỏi thầy, hỏi bạn thì có ít cơ hội…

“Thực tế đó khiến cho nền nếp học hành, ăn, ngủ, vui chơi như ở trường bị phá vỡ. Một vài tuần thì không sao, mấy tháng liền thì tâm lý biến chuyển xấu.

Vì thế, theo thầy Khang, các thầy cô không nóng vội chạy chương trình mà hãy xây dựng bài giảng ngắn gọn, dễ hiểu, hấp dẫn, có nhiều tương tác với học sinh để tiết học ngắn lại so với học trực tiếp, đồng thời giao ít bài tập.

Tiếp đến là thường xuyên hỏi han học sinh và phụ huynh để điều chỉnh việc giảng dạy cho phù hợp”, thầy Khang nói.

Về phía phụ huynh, hãy kiên trì hơn nữa, chịu khó hơn nữa, bình tĩnh hơn nữa trong việc chăm sóc, giúp đỡ các con học ở nhà. Ngoài ra cũng cần sự kết nối của bố mẹ và các con thông qua những trò chơi hay cùng nhau làm việc nhà.

Nữ sinh Hà Nội rạch tay chi chít vì trầm cảm do ở nhà nhiều, học online

Nữ sinh Hà Nội rạch tay chi chít vì trầm cảm do ở nhà nhiều, học online

Nữ sinh lớp 12 đến viện trong tình trạng vết thương chằng chịt trên tay, vết cắt cũ chưa lành, vết cắt mới lại đè lên. 

Hoàng Thanh

Điểm chuẩn đại học các ngành khối D năm 2023 dự kiến ra sao?

Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn các ngành khối D năm 2023 tương tự năm ngoái, nếu tăng hoặc giảm cũng không quá nhiều.

72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh ĐH duy nhất

Thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 sáng nay, 22/7.

Học phí loạt trường đào tạo Kinh tế có tiếng ở phía Bắc

Các trường Kinh tế phía Bắc có mức học phí đa dạng, từ hơn 10 triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo các chương trình đào tạo như đại trà, chất lượng cao hay liên kết quốc tế.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn

Tối 21/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp.

Đạt 25 điểm khối A nên chọn ngành gì?

Đạt 25 điểm khối A00 thi tốt nghiệp THPT nên chọn ngành gì là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm. VietNamNet đưa ra một số gợi ý để thí sinh, phụ huynh có thể tham khảo khi đăng ký xét tuyển đại học.

Điểm chuẩn khối Khoa học tự nhiên năm 2023 dự kiến ra sao?

Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra những dự kiến về điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2023 căn cứ vào phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố.

Top 10 trường có điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 cao nhất lên tới 29,25 ở HV Báo chí và Tuyên truyền hay 27,55 ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng miễn 100% học phí cho học sinh

Năm học 2023- 2024, Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập.

Trường ĐH Ngoại thương lấy điểm sàn 23,5

Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 23,5 điểm.

Thủ khoa khối A toàn quốc từng ‘tụt dốc’ xuống top cuối lớp

Trở thành thủ khoa khối A00 toàn quốc nhưng có giai đoạn Mạnh Thắng từng bỏ bê việc học, thậm chí “tụt dốc” xuống gần cuối lớp.

Đang cập nhật dữ liệu !