Hà Tĩnh: Tặng nhiều điện thoại, máy tính cho các em học sinh nghèo học trực tuyến

Nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vì không có thiết bị để học tập trực tuyến, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã phát động chương trình “Kết nối tri thức - Tiếp sức tới trường”.

Theo đó, tỉnh đoàn Hà Tĩnh tích cực vận động tổ chức, cá nhân ủng hộ thiết bị điện tử mới hoặc đã qua sử dụng (vẫn còn sử dụng tốt) phục vụ học tập như: máy vi tính, laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh… hoặc ủng hộ kinh phí để mua thiết bị điện tử. Chương trình nhanh chóng nhận được sự ủng hộ lên tới hàng trăm triệu đồng từ các nhà hảo tâm.

Phát động chương trình “Kết nối tri thức - Tiếp sức tới trường”, các chi đoàn thuộc Đoàn Khối các cơ quan & Doanh nghiệp cũng đã nhanh chóng hưởng ứng. Theo đó, dịp này, đơn vị đã vận động, trao tặng 29 máy điện thoại trị giá 70 triệu đồng vận động được trao tặng tới các em học sinh khó khăn, tập trung vào các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa…

{keywords}
Nhiều thiết bị học tập được trao cho học sinh nghèo học trực tuyến

Tại Thị xã Hồng Lĩnh, đoàn trường, liên đội đã phối hợp với nhà trường huy động 20 điện thoại, 20 sim 4G cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, tiếp sức cho các em tới trường, Thị đoàn đã hỗ trợ 18 suất quà trị giá 5,4 triệu đồng để các em mua đồ dùng học tập; hỗ trợ thường xuyên cho một em học sinh 500.000 đồng/tháng; trao tặng tiền mặt và xe đạp trị giá 10 triệu đồng cho 1 học sinh nghèo hiếu học…

Dù hiện nay, nhiều trường học đã triển khai dạy học trực tiếp, nhưng trước tình hình, diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, việc trang bị thiết bị học tập cho các em học sinh để chủ động chuyển sang hình thức học trực tuyến là hết sức cần thiết.

Đến nay, các cấp bộ đoàn, hội, đội đã huy động và trao tặng 7 máy tính và máy tính bảng, 300 điện thoại di động cùng sim 4G, tai nghe phục vụ học tập trực tuyến, tổng trị giá hơn 800 triệu đồng.

Các cấp bộ Đoàn đang tiếp tục tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của chương trình “Kết nối tri thức - Tiếp sức tới trường”; chủ động kêu gọi, huy động kinh phí từ các nhà hảo tâm để hỗ trợ thiết bị cho các em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, giúp các em được tham gia đầy đủ các hình thức học tập, không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau trong đại dịch.

Hoàng Thanh

Hai học sinh trường chuyên lộ clip nhạy cảm

Lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết, cơ quan này đã yêu cầu nhà trường báo cáo, xử lý vụ việc rò rỉ clip có hình ảnh nhạy cảm của 2 học sinh trường chuyên.

Học sinh lớp 5 trả lại gần 100 triệu đồng nhặt được

Hai học sinh Trường tiểu học Phú Ngọc B (huyện Định Quán, Đồng Nai) nhặt được giỏ xách, trị giá tài sản khoảng 100 triệu đồng, đã giao trả lại cho người đánh rơi.

Tranh cãi thí điểm lớp học bắt đầu lúc 5h30 ở Indonesia

Là một phần của dự án thử nghiệm, việc học sinh lớp 12 ở tỉnh Kupang (Indonesia) phải đến trường lúc 5h30 đã gây ra sự bất bình trong dư luận.

Lý do nhiều sinh viên đại học hàng đầu ở Anh muốn bỏ học

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra 20% sinh viên các trường top của Anh thường xuyên không đủ thức ăn và các nhu yếu phẩm khác. Đây là nguyên nhân khiến họ cân nhắc việc rời bỏ trường học.

Nữ sinh bị đánh hội đồng, lớp trưởng là người quay clip

Nữ sinh lớp 6 ở Vĩnh Long bị nhóm bạn đánh hội đồng ngay tại lớp học.

9 nữ sinh bị kỷ luật vì dùng mũ bảo hiểm đánh bạn dã man

9 học sinh có liên quan đến vụ việc đánh nữ sinh lớp 8 ở Vĩnh Long bằng mũ bảo hiểm đã bị kỷ luật với hình thức tạm đình chỉ học tập 2 tuần.

Thạc sĩ đại học hàng đầu bỏ việc lương cao làm công nhân vệ sinh

Long Ẩn, 36 tuổi (ở Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc) từ bỏ công việc dạy học lương cao làm công nhân dọn vệ sinh tại khu thắng cảnh.

Doanh nghiệp vẫn xin được, tại sao đất cho giáo dục lại không?

Theo các chuyên gia giáo dục, việc cho rằng Hà Nội đất chật người đông nên thiếu trường công lập là không đúng. "Đất chật thật nhưng không phải không có, doanh nghiệp vẫn xin được đất, tại sao đất cho giáo dục lại không?", chuyên gia phản biện.

Nghịch lý thiếu trường học, quá nhiều chung cư

Tuyến bài Cửa hẹp vào công lập THPT ở Hà Nội trên VietNamNet đã thu hút nhiều bình luận của độc giả. Đa số người đọc chia sẻ sự ngạc nhiên xen lẫn bức xúc trước "cuộc đua" khốc liệt của các học sinh trước cánh cửa lớp 10 trường công lập.

TikToker nêu 4 bằng đại học ‘vô dụng’ tại Việt Nam: Chuyên gia giáo dục nói gì?

Các ngành học Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Marketing, Quản trị nhân sự đang được các tiktoker liệt kê là những bằng đại học vô dụng nhất.

Đang cập nhật dữ liệu !