Đắk Lắk: Dân nghèo sập bẫy xuất khẩu lao động nước ngoài "việc nhẹ, lương cao"

Với những lời chào mời có cánh như, xuất khẩu lao động nước ngoài thời gian ngắn, không cần trình độ, việc nhẹ, lương cao, khiến rất nhiều người dân đã bị sập bẫy lừa đảo.

Bà H’Nắc Niê đang trao đổi với PV

Thời gian qua trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, các đối tượng cò mồi về xuất khẩu lao động đi nước ngoài tìm đến tận thôn, buôn vùng sâu, vùng xa với chiêu trò tô vẽ việc nhẹ, lương cao không cần trình độ để lừa những người dân suốt ngày "bám mặt cho đất bán lưng cho trời".

Theo gia đình bà H’Nắc Niê trú tại buôn Pu, xã Ea Knuếch, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk: Sau khi nghe thông tin có công ty tuyển dụng đi xuất khẩu lao động nước ngoài, gia đình bà H’Nắc đã đi vay ngân hàng chính sách 30 triệu đồng để lo cho con gái là H’Xi Na Niê đi lao động ở Malaysia với mức lương là 7 triệu đồng/tháng.

Nhưng thực tế khi qua Malaysia, H’Xi Na Niê phải làm công việc nặng nhọc, áp lực hơn và điều đáng nói là mức lương thì thấp dần, không như cam kết đã ký trong hợp đồng ban đầu.

Trao đổi với phóng viên, bà H’Nắc Niê cho biết: "Mấy người ở công ty tuyển dụng lao động đều nói hợp đồng lương hơn 10 triệu mỗi người nhưng sau đó, con bé nhà tôi về làm hợp đồng đi làm việc tại một công ty ở Malaysia, lương 1 tháng là 7 triệu đồng và công việc là làm điện tử.

Chúng tôi phải vay vốn ngân hàng chính sách 30 triệu đồng, nộp công ty 26 triệu đồng, tiền đồng phục là 600 ngàn đồng. Con bé đi tổng cộng hết hơn 30 triệu đồng cả tiền ăn uống. Con bé nói là lần đầu làm cũng tốt nhưng qua mấy tháng thì công việc lại thay đổi, việc làm áp lực hơn, lương càng ngày càng thấp đi, nước uống thì không đủ, có ngày không có nước uống".

"Tháng đầu được 6 triệu đồng, qua 2 tháng thì lương giảm xuống còn 4 triệu, thậm chí chỉ còn 2 triệu đồng. Do bị áp lực công việc lại không có tiền, không đúng như hợp đồng đã ký, không có tiền ăn uống, chi phí lại quá nhiều, áp lực công việc con bé nhà tôi đã bỏ về nước và bị công ty phạt 15 triệu do phá hợp đồng”, bà H’Nắc Niê bức xúc cho biết.

Trao đổi vấn đề này với Đại tá Nghiêm Thanh Thuỷ, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an tỉnh Đắk Lắk), ông Thủy cho biết: "Qua công tác quản lý việc cấp hộ chiếu, chúng tôi cũng nhận được rất nhiều phản ánh của người dân về việc người dân đi lao động xuất khẩu nước ngoài nhưng bị các chủ cơ sở không thực hiện đúng giờ giấc làm việc, công việc và mức lương không đúng như hợp đồng đã ký".

Đại tá Nghiêm Thanh Thủy cảnh báo, "chúng tôi muốn khuyến cáo đến người dân, trước khi quyết định đi xuất khẩu lao động thì nên tìm hiểu thật kỹ tư cách pháp nhân của công ty đứng ra tuyển dụng xem công ty đó có chức năng tuyển dụng nhận người đi xuất khẩu lao động hay không. Bên cạnh đó bà con hết sức cảnh giác tìm hiểu thật kỹ nhu cầu tuyển công nhân tại các nước mà mình chuẩn bị đi xuất khẩu lao động".

Theo Đại tá Thủy, về nhu cầu lao động thì những nước này cần tuyển lao động có tay nghề cao, hay nếu họ tuyển công nhân lao động thủ công thì phải xem lao động Việt Nam có trong danh sách tuyển lao động hay không, phải tìm hiểu cụ thể những chủ trương chính sách của nước đó đối với việc tuyển lao động xuất khẩu. Đặc biệt là phải đọc kỹ hợp đồng lao động, tìm hiểu rõ những điều kiện, điều khoản trong hợp đồng, như mức lương, giờ làm, công việc...

Sĩ Đức - Hải Dương

Tuyên Quang: Tài xế tố bị giữ xe, đòi tiền chuộc 500 triệu đồng

Một vụ việc có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản và chiếm giữ phương tiện trái pháp luật đang gây bức xúc trong giới vận tải.

2 giải đấu Taekwondo kịch tính trong tuần lễ thể thao của CJ K Festa 2025

Những bài quyền đẹp mắt, những trận đối kháng đỉnh cao thể hiện sức mạnh và tinh thần võ đạo thu hút khán giả tại 2 giải Taekwondo đang diễn ra tại TP.HCM.

Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Đang cập nhật dữ liệu !