Đã thành lập được mạng lưới 10/16 khu bảo tồn biển tại Việt Nam

Theo đánh giá, các khu bảo tồn biển hoạt động cơ bản đạt yêu cầu. Tuy nhiên, việc quản lý các khu bảo tồn biển còn chồng chéo, thiếu thống nhất, việc ngăn chặn hành vi khai thác vi phạm pháp luật trong và xung quanh khu bảo tồn biển chưa hiệu quả.

Đầu tháng 11, tại Thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; giải pháp quản lý, phát triển hệ thống khu bảo tồn biển tại Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám phát biểu tại cuộc họp

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Đào Công Thiên đã đồng chủ trì Hội nghị.

Trong những năm qua ngành thủy sản đã phát triển tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu có giá trị kinh tế cao đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo. Sự phát triển của ngành thủy sản đã góp phần quan trọng vào quá trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho cộng đồng ngư dân, tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động trên biển và hàng triệu lao động dịch vụ gián tiếp trên bờ…

Theo báo báo của Tổng cục Thủy sản, đến năm 2016, số tàu cá khoảng 110.000 chiếc, sản lượng khai thác hải sản đạt khoảng 2,8 triệu tấn, tổng sản lượng thủy sản cả nước đạt hơn 6,7 triệu tấn; trong đó, sản lượng khai thác đạt gần 3,1 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng trên 3,6 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 7 tỷ USD. Sự phát triển của ngành thủy sản đã góp phần quan trọng vào quá trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho cộng đồng ngư dân, tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động trên biển và hàng triệu lao động dịch vụ gián tiếp trên bờ.

Với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chính quyền địa phương đã thành lập và đưa vào hoạt động các khu bảo tồn biển nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tính tới thời điểm hiện tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập được mạng lưới 10/16 khu bảo tồn biển tại Việt Nam gồm: Cát Bà, Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Vịnh Nha Trang, Núi Chúa, Hòn Cau, Côn Đảo, Phú Quốc và 04 khu bảo tồn biển đã hoàn thành quy hoạch chi tiết đang hoàn thiện hồ sơ để phê duyệt quy hoạch: Hòn Mê, Hải Vân - Sơn Chà, Phú Quý, Nam Yết. Bên cạnh đó, 02 khu bảo tồn biển đang xây dựng quy hoạch chi tiết: Cô Tô, Đảo Trần.

Theo đánh giá, các khu bảo tồn biển hoạt động cơ bản đạt yêu cầu. Tuy nhiên, việc quản lý các khu bảo tồn biển còn chồng chéo, thiếu thống nhất, việc ngăn chặn hành vi khai thác vi phạm pháp luật trong và xung quanh khu bảo tồn biển chưa hiệu quả.

Sau 5 năm thực hiện chương trình 188, cùng với việc hình thành, hoàn thiện thể chế pháp lý; quy hoạch, hình thành các khu bảo tồn biển; điều tra cơ bản, xây dựng hệ thống dữ liệu về NLTS, nhiều chính sách thiết thực trong khuôn khổ chương trình đã đi vào cuộc sống, góp phần tích cực trong mục tiêu bảo vệ NLTS. Nhận thức của người dân, cộng đồng, các tầng lớp xã hội cũng như các cấp chính quyền về tầm quan trọng, tính chất sống còn của việc bảo vệ NLTS được nâng cao và ngày một lan tỏa.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng bộc lộ những tồn tại, bao gồm những bất cập trong công tác điều tra nguồn lợi, bảo vệ thủy sản đến những hạn chế trong hoạt động tái tạo, phục hồi nguồn lợi và hệ sinh thái, công tác thực thi pháp luật và truyền thông, trong đó dữ liệu về nguồn lợi thủy sản chưa được xác lập đầy đủ, đồng bộ để làm cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch và xây dựng kế hoạch, chính sách quản lý về thủy sản.

Bên cạnh đó, ngành thủy sản đã và đang đối mặt với một số tồn tại, bất cập và thách thức như: khai thác thủy sản phát triển tự phát chưa kiểm soát được; thất thoát sau thu hoạch trong khai thác còn cao; tình trạng đánh bắt bất hợp pháp vẫn còn diễn ra phổ biến: sử dụng các nghề te, xiệp, xung điện, giã cào trong vùng biển ven bờ; ngư cụ kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định, sử dụng nguồn sáng có công suất lớn đã làm suy giảm nguồn lợi thủy sản trên các thủy vực nội địa, vùng biển; việc khai thác, tiêu thụ một số loài nguy cấp, quý, hiếm đã làm cho các loài có nguy cơ tuyệt chủng, các hệ sinh thái thủy sinh tại nhiều nơi đang bị phá hủy; sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, du lịch cũng tác động đến việc suy giảm nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sản.

Từ thực tiễn hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, các đại biểu cho rằng, việc giao mặt nước cho cộng đồng mang lại hiệu quả tích cực, hỗ trợ đắc lực cho lực lượng chức năng trong việc phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại NLTS, trong điều kiện lực lượng chức năng còn mỏng và, không phải có mặt mọi lúc, mọi nơi để có thể kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm.

Trong công tác thực thi pháp luật của lực lượng chức năng, một số đại biểu cho rằng, một mặt cần nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm ngư; mặt khác đẩy mạnh công tác tuyên truyền bởi ý thức người dân mới là vấn đề có tính chất cốt lõi. Mặt khác, hình thức và mức xử phạt chưa có tính răn đe, do đó cần sửa đổi nghị định xử phạt vi phạm hành chính. Mặt khác, nghiên cứu cấm khai thác thủy sản vào mùa sinh sản.

Đại diện các địa phương cho rằng, muốn bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản phải giữ gìn và bảo vệ môi trường biển. Bên cạnh đó, phải phối hợp ngăn chặn hoạt động giã cào bay và quản lý tốt hơn về hoạt động khai thác của nghề lưới kéo để góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản; không thể cứ bắt là thả, rồi phạt nhẹ không đủ răn đe nên người dân vẫn tái phạm.

Phát biểu kết luận Hội nghị, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, vấn đền về bảo vệ nguồn lợi thủy sản hiện nay là vấn đề cấp bách và chúng ta cần phải hành động cụ thể để đưa ngành thủy sản phát triển một cách bền vững. Trước hết, cần tăng cường thông tin truyền thông, nâng cao ý thức người dân; phối hợp với các tổ chức xã hội, Trung ương Giáo hội Phật giáo, tổ chức quốc tế; thay đổi tư duy tiếp cận hệ thống theo hướng tiếp cận đa dạng sinh học, tiếp cận hệ sinh thái để bảo vệ, tái tạo những đối tượng có nguy cơ bị hủy diệt; tăng cường công tác thực thi, thanh tra chuyên ngành để phát hiện, xử lý nghiêm sai phạm.

Diệu Thùy

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !