Đà Nẵng: Vì sao tàu cá xa bờ phải có 7 tin nhắn mới được hỗ trợ dầu?

Vì sao Đà Nẵng nâng quy định tàu cá đánh bắt xa bờ phải có từ 5 – 7 tin nhắn về trạm bờ, so với trước đây chỉ cần 1 tin nhắn, mới được hỗ trợ dầu theo quy định của Chính phủ?

Do một số tàu cá có biểu hiện không trung thực?

Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 15 HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII (dự kiến diễn ra từ ngày 8 – 10/12), cử tri phường Nai Hiên Đông (quận Sơn Trà) đã phản ảnh đến các đại biểu HĐND TP Đà Nẵng việc UBND TP Đà Nẵng ban hành 109/QĐ-UBND quy định tàu cá đánh bắt xa bờ phải có từ 5-7 tin nhắn về trạm bờ mới được hỗ trợ dầu là không phù hợp với quy định của Chính phủ. Do vậy, các cử tri phường Nại Hiên Đông đề nghị UBND TP Đà Nẵng cần điều chỉnh lại quy định này cho phù hợp.

Đà Nẵng: Vì sao tàu cá xa bờ phải có 7 tin nhắn mới được hỗ trợ dầu? - ảnh 1

Theo quy định của UBND TP Đà Nẵng, tàu cá đánh bắt xa bờ phải có 07 tin nhắn vào trạm bờ mới được hỗ trợ dầu (Ảnh: HC)

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng Võ Duy Khương cho hay, ngày 13/7/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 48/2010 về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa. Trong đó, tại Điểm b, Khoản 2, Điều 2 quy định: “Có xác nhận tàu hoạt động khai thác hoặc dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa của đơn vị bộ đội đóng trên đảo gần ngư trường khai thác hải sản hoặc xác nhận vị trí hoạt động của tàu cá bằng hệ thống giám sát định vị vệ tinh (GPS) của cơ quan chức năng”.

Theo quy định này thì tàu cá khi hoạt động ở vùng biển xa chỉ cần gửi tối thiểu 1 tin nhắn về trạm bờ để Chi cục Thủy sản xác nhận vị trí hoạt động của tàu ở vùng biển xa. Từ ngày 31/12/2014, trở về trước, tại TP Đà Nẵng đã áp dụng theo quy định này để xét duyệt hỗ trợ cho ngư dân.

Tuy nhiên, trong năm 2014, Sở NN-PTNT Đà Nẵng phối hợp với các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan đã xác minh và phát hiện 28 chủ tàu lập hồ sơ không đúng thực tế, có biểu hiện không trung thực trong quá trình lập hồ sơ đề nghị xét duyệt hỗ trợ theo chủ trương của Chính phủ tại Quyết định 48/2010 với tổng số tiền hơn 1,6 tỉ đồng. Từ thực trạng trên, căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành và chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, UBND TP Đà Nẵng đã ban hành Quyết định 109/QĐ-UBND (ngày 12/5/2015), trong đó quy định số tin nhắn của chuyến biển là 07 tin.

“Việc ban hành quy định này là để tăng cường việc tàu cá thường xuyên hoạt động ở các vùng biển xa, tránh tình trạng tàu cá chạy ra vùng biển xa nhắn 01 tin rồi chạy về; để giám sát thời gian chuyến biển, hạn chế tình trạng tàu cá vượt trạm kiểm soát Biên phòng hoặc vào bến bán cá trước rồi trình trạm kiểm soát Biên phòng sau, làm sai lệch thời gian chuyến biển; để ngăn chặn việc chủ tàu không đi khai thác tại vùng biển xa mà gửi máy VX 1700 cho chủ tàu khác nhắn tin về trạm bờ để hưởng chính sách hỗ trợ” – ông Võ Duy Khương cho hay.

Cũng theo ông Võ Duy Khương, không chỉ Đà Nẵng mà một số địa phương khác cũng quy định bổ sung tin nhắn từ các năm 2011, 2012 đến nay như Quảng Bình (10 tin), Quảng Ngãi (7 tin), Bình Định (7 tin), Bình Thuận (3 tin), Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế (5 tin), Phú Yên, Khánh Hoà (07 tin).

Ông Võ Duy Khương khẳng định, việc quy định 5-7 tin nhắn đối với chuyến biển hoạt động ở vùng biển xa theo Quyết định 109/QĐ-UBND của UBND TP Đà Nẵng là phù hợp với thực tế, tạo kênh giám sát chéo trong việc xét duyệt hỗ trợ, góp phần đảm bảo việc hỗ trợ cho ngư dân đúng đối tượng, tránh thất thoát ngân sách nhà nước; tăng cường sự hiện diện của tàu cá Việt Nam trên các vùng biển xa và không trái với quy định của Chính phủ.

Có độc quyền trong việc bảo hiểm tàu cá hay không?

Ngoài thắc mắc đối với quy định về hỗ trợ dầu, cử tri phường Nại Hiên Đông cũng cho rằng việc TP Đà Nẵng chỉ định bắt buộc ngư dân mua bảo hiểm tàu cá của một công ty bảo hiểm là chưa hợp lý, dễ dẫn đến độc quyền, thiếu tính cạnh tranh, chất lượng dịch vụ kém nên đề nghị TP có chủ trương để ngư dân tự chọn công ty bảo hiểm.

Ông Võ Duy Khương cho hay, Bộ Tài chính đã có Thông tư 115/2014/TT-BTC (ngày 20/8/2014) hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP, và Quyết định 2764/QĐ-BTC (27/10/2014) về việc chấp thuận doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm khai thác hải sản gồm: Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng Công ty CP Bảo Minh, Tổng Công ty CP bảo hiểm Petrolimex và Tổng Công ty Bảo hiểm PVI.

04 Công ty này cùng triển khai bảo hiểm khai thác hải sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP đúng theo quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính chấp thuận tại công văn 15731/BTC-QLBH. 04 công ty này cũng đã lập biên bản thỏa thuận phương án đồng bảo hiểm khai thác hải sản vào ngày 06/10/2014; phân công doanh nghiệp bảo hiểm đứng đầu từng địa phương để triển khai. Tại TP Đà Nẵng là Công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng.

Vì vậy, ngư dân có đủ điều kiện tham gia các chính sách bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP thì tham gia tại Công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng - là doanh nghiệp bảo hiểm đứng đầu được thỏa thuận phân công phụ trách triển khai chính sách bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP tại TP Đà Nẵng; thực hiện bảo hiểm khai thác hải sản theo đúng quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính chấp thuận tại công văn số 15731/BTC-QLBH.

Người dân lại kêu về ô nhiễm ở cảng cá Thọ Quang

Ngoài ra, cử tri phường Nại Hiên Đông cũng kiến nghị việc mở rộng cảng cá Thọ Quang hiện nay chưa hợp lý, dòng chảy không lưu thông, nước thải từ các phương tiện xả xuống âu thuyền bị ứ đọng, bốc mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường. Do vậy, các cử tri đề nghị UBND TP Đà Nẵng nghiên cứu phương án di dời cảng cá Thọ Quang ra khu Nhà máy đóng tàu trước đây, vì tại khu vực này có lưu lượng dòng chảy phù hợp cho việc neo đậu tàu thuyền.

Ông Võ Duy Khương cho hay, theo quy hoạch, khu vực Nhà máy đóng tàu (cũ) hiện là dự án khu phức hợp đô thị, thương mại dịch vụ đảo Trân Châu Đà Nẵng do Công ty CP Đầu tư Đô thị Vịnh Thuận Phước làm chủ đầu tư. Do đó, việc di dời cảng cá Thọ Quang ra khu nhà máy đóng tàu (cũ) là không phù hợp quy hoạch.

Để xử lý môi trường tại khu vực Âu thuyền Thọ Quang, Đà Nẵng đã và đang thực hiện một số biện pháp như thực hiện rải vôi khử mùi tại các cửa xả nước thải và Âu thuyền trong những ngày nắng nóng; vận hành trạm bơm thông thủy Âu thuyền (150kw) với lưu lượng khoảng 3.000m3/h để bơm thông thủy nước tại Âu thuyền ra sông Hàn theo chế độ thủy triều (02 ca/ngày); thực hiện duy trì vệ sinh thường xuyên Âu thuyền (vớt rác mặt nước, bờ kè).

Tiến hành nạo vét Âu thuyền; đầu tư nâng cấp, cải tạo Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Dịch vụ thủy sản Thọ Quang với tổng kinh phí khoảng 2,5 tỷ đồng. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát khối lượng và chất lượng nước thải đầu ra của các doanh nghiệp để kịp thời xử lý các hành vi xả thải sai quy định vào khu Âu thuyền Thọ Quang; điều tiết giảm 30% tàu làm nghề lưới kéo cập cảng cá Thọ Quang.

HẢI CHÂU

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !