Đà Nẵng: Vắng bóng học sinh, nhiều trường lại chuyển qua dạy online 100%

Sau gần 2 tuần học trực tiếp, nhiều trường ở Đà Nẵng đã chuyển qua hình thức học online do học sinh đi học ít, số ca F0, F1 gia tăng.

Chị Lê Trinh (quận Hải Châu) có con đang học lớp 1 tại Trường tiểu học Nguyễn Du (đường Trưng Nữ Vương, quận Hải Châu) chia sẻ, sau chục ngày Đà Nẵng cho học sinh tiểu học đi học lại trực tiếp, mới đây chị nhận được thông báo từ nhà trường rằng hôm nay là buổi học trực tiếp cuối cùng của các cháu. Cô giáo chủ nhiệm của cháu nhắn với tất cả phụ huynh là hiện tại chỉ còn có 13 lớp học trực tiếp, tình hình học sinh đi học rất ít. Vì thế học sinh sẽ chuyển sang học trực tuyến cho tới khi có thông báo mới.

{keywords}
Nhiều trường quyết định chuyển sang học trực tuyến hoàn toàn do giáo viên, học sinh mắc Covid-19 gia tăng. Ảnh minh hoạ 

“Con gái tôi năm nay mới vào lớp 1, thực sự học online với con không hiệu quả. Vừa vui mừng khi con được đi học lại chưa lâu thì nhận được thông báo lại học trực tuyến tiếp. Tình hình như thế này có khi học online đến hết năm mất”, chị Trinh than vãn.

Tại Đà Nẵng, chỉ sau 10 ngày cho học sinh trở lại trường, thành phố đã ghi nhận 10.000 học sinh và 1.800 giáo viên mắc Covid-19. Nhiều trường học phải chuyển sang dạy học trực tuyến do số lượng học sinh, giáo viên F0, F1 gia tăng.

Theo thống kê của Sở GD-ĐT Đà Nẵng, hiện chỉ có 41% số học sinh tiểu học đến trường học trực tiếp, THCS là 65%, còn lại là học trực tuyến.

Tại quận Hải Châu, hiện tại có 9/20 trường tiểu học và 3/11 trường THCS chuyển hoàn toàn sang hình thức trực tuyến. Còn tại quận Sơn Trà, Thanh Khê một số trường đang dạy học song song.

Cô Huỳnh Thanh Tình, Hiệu trưởng trường tiểu học Hoa Lư (quận Thanh Khê) chia sẻ, số học sinh đến trường ngày một giảm do xuất hiện nhiều F0. Nhiều lớp đã phải chuyển qua học trực tuyến.

Không chỉ với bậc tiểu học, tại cấp THCS, cô Nguyễn Mai Phương, giáo viên trường THCS Phan Đình Phùng (quận Thanh Khê) cho biết, hiện trường có 4 lớp phải chuyển qua học trực tuyến do số học sinh F1, F0 trên 50% sĩ số lớp. Còn lại các lớp vẫn đang áp dụng dạy học "2 trong 1". Như tại lớp mà cô Phương chủ nhiệm, sĩ số học sinh học trực tiếp là 21/39 em. Giáo viên dạy song song cả trực tiếp trên lớp và trực tuyến cho các học sinh F0, F1 đang cách ly theo dõi tại nhà.

Theo cô Phương, việc vừa lên lớp dạy trực tiếp vừa dạy trực tuyến nên việc tương tác với học sinh trong tiết học gặp nhiều khó khăn. Giáo viên phải soạn giáo án vừa phù hợp với hình thức dạy trực tuyến lẫn trực tiếp. Tuy nhiên, học sinh học trực tuyến ít nhiều sẽ bị hạn chế trong việc tiếp thu bài giảng, khả năng tương tác. Bên cạnh lịch dạy của mình, các giáo viên còn phải đảm đương thêm công việc của các giáo viên đang là F0.

Ông Mai Tấn Linh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho biết, việc chuyển các hình thức gây khó khăn cho giáo viên trong việc hướng dẫn dạy học, tuy nhiên chúng ta phải khắc phục trong những hoàn cảnh không thể khác được. Tuỳ diễn biến dịch trên địa bàn và tình hình thực tế về số lượng F0, F1 của giáo viên, học sinh mà nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc quyết định hình thức dạy học từ trực tiếp sang trực tuyến hay ngược lại.

Diệu Thuỳ

Thị trấn cấm trẻ em dùng điện thoại cho tới khi học cấp 2

Phụ huynh và các trường học tại thị trấn Greystones (Ireland) tự nguyện tuân thủ chính sách “không smartphone”, cấm trẻ em dùng điện thoại cho tới khi đủ tuổi.

Sinh viên giỏi của Trung Quốc phải lao động chân tay

Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục, đất nước tỷ dân lại có thêm 11,58 triệu cử nhân vào mùa hè này.

Lỗ hổng lớn trong hướng nghiệp: 'Có người 40 tuổi vẫn loay hoay chọn lại nghề'

Các giáo viên cho biết không ít học sinh lớp 12, sắp tốt nghiệp vẫn chưa biết bản thân muốn theo đuổi ngành nghề gì. Thậm chí, có những người đến 30 – 40 tuổi liên tục phải chọn lại ngành nghề.

Bi kịch thủ khoa đại học: 9 năm thất nghiệp, bị chẩn đoán mắc bệnh tâm thần

Trung Quốc - Sau những vấp ngã, Lưu Kỳ ngày càng trở nên khép kín và không chịu giao tiếp xã hội, kể cả cha mẹ trong 9 năm. Cậu được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm và tâm thần phân liệt mức độ nhẹ.

Tranh cãi trường học yêu cầu phụ huynh không cho con làm thêm kiếm tiền dịp hè

Trường THPT Quốc Tuấn (An Lão, TP Hải Phòng) đã yêu cầu phụ huynh không để con đi làm thêm vào dịp hè.

Bí quyết chinh phục IELTS 6.5 của học sinh lớp 5

Trần Nguyễn Minh Thư, học sinh lớp 5 ở TP Hà Tĩnh xuất sắc đạt 6.5 trong kỳ thi IELTS (trong đó, Listening 7.5, Reading 7.0, Writing 6.0, Speaking 5.5). Minh Thư là học sinh tiểu học đầu tiên ở tỉnh đạt được điểm số này.

Điều tra vụ bé 2 tuổi tử vong sau khi gửi ở điểm giữ trẻ không phép

Bé trai 20 tháng tuổi ở An Giang có biểu hiện sốt sau khi được gửi đến điểm giữ trẻ không phép. Sau hơn 1 giờ cấp cứu ở bệnh viện huyện, trẻ đã không qua khỏi.

Bám hàng rào thấp thỏm chờ con thi vào trường công 'hot' nhất Hà Tĩnh

Sáng 27/5, 1.200 học sinh tham gia thi vào trường THCS Lê Văn Thiêm, tương đương 1 chọi 5,7. Nhiều phụ huynh chờ con thi với tâm trạng hồi hộp, lo âu không kém gì các sĩ tử.

Hà Nội: Không cấm nhưng hạn chế tối đa hoạt động trải nghiệm tự phát

Ngày 26/5, Sở GD-ĐT Hà Nội có công văn gửi các cơ sở giáo dục về việc ứng phó với nắng nóng, đảm bảo an toàn khi tổ chức hoạt động ngoại khóa và sinh hoạt hè cho học sinh năm 2023.

Lễ tổng kết hàng chục mâm cỗ của trường học ở Quảng Ninh khiến dân mạng trầm trồ

Hình ảnh Lễ tổng kết của học sinh lớp 9 một trường THCS ở Quảng Ninh gây sự chú ý bởi quy mô hoành tráng.

Đang cập nhật dữ liệu !