Đà Nẵng: Tiếp nhận giấy chứng tử của chiến binh Hải chiến Hoàng Sa 1974

Di ảnh, chứng thư hành chính, giấy báo tử, trích lục khai tử... của ông Nguyễn Thành Trọng, trung sĩ trọng pháo trên hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10 đã tử trận trong trận Hải hiến Hoàng Sa 1974 đã được vợ, con ông hiến tặng cho Nhà Trưng bày Hoàng Sa.

Chiều 3/7, tại buổi phát động hiến tặng tư liệu, hiện vật cho Nhà Trưng bày Hoàng Sa (Đà Nẵng) sẽ khánh thành đầu năm 2017, bà Nguyễn Thị Lựa (sinh năm 1954, hiện ở tại huyện Thới Lai, Cần Thơ) và con trai là Nguyễn Hoàng Sa (sinh năm 1974) đã hiến tặng 10 di vật, kỷ niệm, tư liệu gốc về chồng, cha của mình là trung sĩ Nguyễn Thành Trọng (sinh năm 1952 tại Cần Thơ) đã tử trận trong trận Hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974 khi Trung Quốc sử dụng vũ lực cưỡng chiếm trái phép quần đào Hoàng Sa của Việt Nam.

Đà Nẵng: Tiếp nhận giấy chứng tử của chiến binh Hải chiến Hoàng Sa 1974 - ảnh 1

Bà Nguyện Thị Lựa và con trai Nguyễn Hoàng Sa hiến tặng di ảnh,chứng thư hành chính, giấy báo tử, trích lục khai tử... của chồng, cha mình cho Nhà Trưng bày Hoàng Sa (Ảnh: HC)

Ông Nguyễn Thành Trọng là trung sĩ trọng pháo trên hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10 đã tử trận và mãi mãi nằm lại với quần đảo Hoàng Sai, để lại người vợ trẻ Nguyễn Thị Lựa đang mang thai được 7 tháng. Sau khi sinh con, để tưởng nhớ về người chồng và cũng mong muốn con trai mai sau hiểu về người cha của mình, hiểu về sự kiện bi hùng “hải chiến Hoàng Sa 1974”, bà Nguyễn Thị Lựa đã đặt tên cho con là Nguyễn Hoàng Sa. Và bà đã ở vậy thờ chồng, nuôi con suốt từ đó đến nay.

Trong 10 hiện vật được bà Nguyễn Thị Lựa hiến tặng cho Nhà Trưng bày Hoàng Sa có di ảnh của ông Nguyễn Thành Trọng, chứng thư hành chính, giấy báo tử, trích lục khai tử của Bộ Tư lệnh Hạm đội Hải quân VNCH... chứng nhận ông tử trận lúc 11h ngày 19/1/1974 tại quần đảo Hoàng Sa. Theo ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, đây là những di vật, kỷ niệm, tư liệu gốc có giá trị lịch sử, pháp lý góp phần vào công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Bà Nguyễn Thị Lựa cho hay, khi hay tin ông Nguyễn Thành Trọng mất, bà rất đau buồn nhưng phải cố tự an ủi vì đang mang trong mình giọt máu mà người chồng để lại, cố gắng vượt qua đau thương để sinh nở và nuôi dưỡng con nên người. Toàn bộ số di vật kể trên được bà đem chôn, 10 năm sau, bà đào lên cho con trai Nguyễn Hoàng Sa biết cha mình đã anh dũng ngã xuống khi chống quân Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa.

“Tội nghiệp con tôi mở mắt chào đời mà không biết mặt cha. Ôm con vào lòng mà nước mắt cứ tuôn trào. Ăn cay, nuốt đắng ngậm ngùi nên tôi lấy tên Hoàng Sa đặt cho con để nó lớn lên biết là cha nó đã tử trận vì Hoàng Sa, để mỗi lần tôi gọi tên con là mỗi lần nhớ chồng mình đã ngã xuống để bảo vệ quần đảo này của Tổ quốc!” – bà Nguyễn Thị Lựa nói.

Bà cho hay, sau khi sinh nở, hai mẹ con đùm bọc sống qua ngày. Bên ngoại thấy hai mẹ con vất vả quá nên kêu về, cho đất cất nhà sinh sống tới nay. Hiện anh Nguyễn Hoàng Sa đang làm nghề mua bán phế liệu. Anh nói: “Tôi sinh ra không còn cha nên những di vật này chính là hình bóng của cha. Nay mẹ con tôi hiến tặng cho Nhà Trưng bày Hoàng Sa là gửi gắm tấm lòng của mình cho đất nước để đấu tranh giành lại Hoàng Sa, để du khách trong và ngoài nước khi đến đây sẽ rõ thêm quần đảo này là của Việt Nam, để các thế hệ trẻ Việt Nam noi gương cha anh mà hết lòng vì Tổ quốc!”.

Cũng trong buổi phát động hiến tặng tư liệu, hiện vật chiều 3/7, nghệ sĩ ưu tú Chí Trung thay mặt nhóm tác giả bộ phim tư liệu “Nhớ đảo” (đoạt Huy chương vàng Liên hoan phim truyền hình toàn quốc và giải báo chí quốc gia năm 2005) đã trao tặng đĩa gốc bộ phim này để phục vụ cho phòng chiếu phim của Nhà Trưng bày Hàng Sa. Đây là bộ phim nói về các nhân chứng đã làm việc, chiến đấu, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước ngày 19/1/1974.

Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Đà Nẵng trao tặng Nhà Trưng bày Hoàng Sa phụ bản bộ bản đồ Atlas von Chiana (Tập bản đồ Trung Quốc) do Nhà xuất bản Verlag von Dietrich Reimer xuất bản tại Berlin (Đức) năm 1885 với sự hợp tác của Nhà nước Trung Hoa, hiện đang lưu giữ tại kho sách hiếm của Thư viện Harvard-Yenching (Đại học Harvard, Hòa Kỳ).

TS Trần Đức Anh Sơn cho hay, bộ bản đồ này do chính ông phát hiện trong chuyến đi Mỹ do Quỹ Fulbright (Mỹ) tài trợ suốt 10 tháng vừa qua để tìm tư liệu liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong đó có những tờ bản đồ như “Trung Quốc tổng đồ”, “Bản đồ tỉnh Quảng Đông” hoàn toàn chứng minh lãnh thổ của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.

Trong khi đó, Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng trao tặng Nhà Trưng bày Hoàng Sa bản đồ xã Hòa Long (quận Hòa Vang, tỉnh QN-ĐN), trong đó bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa. Tấm bản đồ này được ban hành theo Nghị định 709-BVN-HCĐP ngày 21/10/1969 của Tổng trưởng Bộ Nội vụ VNCH nên có giá trị pháp lý rất cao để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Trong dịp này, Tổng Công ty Sông Thu (Bộ Quốc phòng) cũng trao tặng Nhà Trưng bày Hoàng Sa mô hình Tàu Cảnh sát biển DN2000 chuyên làm nhiệm vụ chấp pháp trên biển để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Con tàu này dài 90m, rộng 14, vận tốc 22 hải lý/h, có thể hoạt động 60 ngày đêm trên biển.

Theo ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng, Phó Ban vận động và tiếp nhận tư liệu, hiện vật hiến tặng cho Nhà Trưng bày Hoàng Sa, cuộc vận động này được tiến hành từ nay đến ngày 31/12/2016 và sẽ tổ chức tổng kết vào ngày 19/1/2017, ngày mà Trung Quốc đã sử dụng vũ lực cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Từ nhiều năm nay, không ít tập thể và cá nhân người Việt Nam ở trong và ngoài nước đã tự nguyện hiến tặng cho UBND huyện Hoàng Sa nhiều tư liệu, hiện vật quý hiếm. Tất cả các tư liệu, hiện vật này đều đang được chính quyền TP Đà Nẵng bảo quản vô cùng cẩn mật và sẽ được đưa ra trưng bày một cách trang trọng tại Nhà Trưng bày Hoàng Sa.

“Như vậy, cuộc vận động hiến tặng tư liệu, hiện vật cho Nhà Trưng bày Hoàng Sa đã bắt đầu sớm hơn nhiều so với thời điểm phát động hôm nay và chắc chắn sẽ còn tiếp tục kéo dài cả khi cuộc vận động này kết thúc. Trong khi chờ Nhà Trưng bày Hoàng Sa chính thức đi vào hoạt động, UBND TP Đà Nẵng thành lập Ban vận động do Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, Tổ trưởng tổ đại biểu huyện Hoàng Sa của HĐND TP Đà Nẵng làm Trưởng ban để tiếp nhận tư liệu, hiện vật được hiến tặng; đồng thời thẩm định và báo cáo UBND TP có sự hỗ trợ nhất định cho những người hiến tặng các tư liệu, hiện vật đặc biệt quý hiếm” – ông Bùi Văn Tiếng cho hay.


HẢI CHÂU

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !