Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.
Dòng tin nhắn của bé út làm lòng tôi dâng trào bao xúc cảm. Làm lính trinh sát suốt bao năm qua, vào những dịp lễ, Tết, tôi đều cùng anh em trong đơn vị túc trực để đảm bảo an toàn cho người dân.
Năm nay, tôi mới được luân chuyển sang làm việc ở đơn vị khác. Anh em thay phiên ca trực, nên tôi được về nhà ít hôm. Lòng tôi thấy hân hoan, ngóng trông từng ngày để được trở về quê nhà.
Điều tôi mong ngóng nhất là sẽ được nếm vị ngọt lành từ tô canh đọt nhãn lồng do mẹ nấu. Ở miền Tây Nam Bộ quê tôi, những đám rau nhãn lồng mọc khắp nơi, từ sau hè, bờ ao cho đến bờ rào… Mùi vị của thứ rau ấy đã ăn sâu trong ký ức tôi.
Thuở nhỏ, vào những tháng hạn, trời khô oi bức, mẹ thường ra sau hè hái những đọt nhãn lồng non, nấu tô canh cùng con tôm sông giã nhuyễn. Tô canh chỉ đơn giản, nhẹ nhàng thế thôi mà anh em chúng tôi húp say mê đến cạn sạch.
Đọt nhãn lồng còn được xem là vị thuốc bồi bổ, mát lành mà thiên nhiên ban tặng cho đám trẻ quê nghèo như anh em tôi.
Không biết có phải vì được thường xuyên ăn món canh này từ bàn tay tảo tần của mẹ nấu hay không, mà tôi lớn lên ít khi bị ốm vặt. Sau này, tôi trúng tuyển ngành bộ đội trinh sát như nguyện ước thuở nhỏ.
Tôi nhớ mãi ngày lên đường đi học. Mẹ cặm cụi mót từng đọt nhãn lồng hiếm hoi khắp khu xóm. Tìm thấy đọt non, mẹ mỉm cười hạnh phúc vì nấu được cho tôi tô canh ngọt mát trước lúc lên đường.
Những ngày sống trong đơn vị, tôi cũng có lúc thấy những dây nhãn lồng khô cuộn tròn được cho vào thùng để nấu nước cho chiến sĩ uống giải khát.
Uống từng ngụm nước nhãn lồng thơm mát, tôi cố nén dòng nước mắt như muốn trào ra khi nghĩ đến hình ảnh mẹ sớm hôm chăm bón từng đám nhãn lồng chờ mong tôi về thăm nhà.
Đây là đợt nghỉ lễ đầu tiên, tôi có dịp đưa vợ con trở lại quê nhà, nơi có dáng hình thân thương của mẹ.
Dõi mắt ra phía xa nơi thao trường nắng cháy, tôi chợt thấy hân hoan, tâm hồn như được tưới mát, khi nghĩ đến tô canh do mẹ nấu. Chỉ ít ngày nữa thôi, tôi sẽ được nếm trọn hương vị yêu thương ấy.
Tôi mỉm cười, hồi đáp dòng tin nhắn của bé út: “Em bảo mẹ cứ an tâm, anh sẽ chở chị hai và cháu nội về với mẹ!”.
Nhà là nơi đầy ắp tình cảm yêu thương gia đình, là nơi bất cứ ai đi đâu cũng muốn quay về. Bởi nơi đó có bố, có mẹ, có những người ruột thịt, là người yêu thương ta vô điều kiện. Báo VietNamNet mở diễn đàn Về nhà.
Mời độc giả gửi tâm sự, câu chuyện của mình về địa chỉ: bandoisong@vietnamnet.vn
Dù là ngôi sao hạng A bận rộn, Hồ Ngọc Hà vẫn chăm sóc từng góc nhỏ trong gia đình. Cô và Kim Lý luôn lắng nghe và tôn trọng nhau cùng hướng tới mục tiêu gia đình hạnh phúc.
Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.
Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".
Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.
Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.
Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.