Có lẽ hiếm có cuộc triển làm nào như triển lãm "Giới thiệu các tư liệu liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa" được UBND huyện Hoàng Sa, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Đà Nẵng, Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng, Công an TP Đà Nẵng và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức, khai mạc sáng 20/1 tại Bảo tàng Đà Nẵng.
Đông đảo cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân Đà Nẵng đến với cuộc triển lãm "Giới thiệu các tư liệu liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa" khai mạc sáng 20/1/2013 tại Bảo tàng Đà Nẵng - Ảnh: HC
Sự kiện chính trị - xã hội quan trọng
Gọi là hiếm có, bởi cái tên của cuộc triển lãm nghe khá... khô khan. Vậy mà từ trước khi lễ khai mạc bắt đầu cả tiếng đồng hồ, từ các nhân chứng lịch sử của Hoàng Sa, các cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân, Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng đến các cựu chiến binh, giáo viên, học sinh các trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Phan Chu Trinh, các trường cao đẳng, đại học, cán bộ, nhân viên các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng, thậm chí cả những người dân, những ông già, bà lão bình thường... đã lũ lượt kéo đến chờ đợi.
BTC bố trí mấy trăm chiếc ghế nhựa vẫn không đủ chỗ ngồi. Chẳng ngại, mọi người vẫn đứng giữa nắng, trèo lên bờ tường của di tích thành Điện Hải, các mô đất cao quanh đó để chờ đợi tuyên bố khai mạc triển lãm của ông Đặng Công Ngữ, Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng, Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa. Bởi họ cùng tâm huyết với ông: "Trong mỗi người dân Việt Nam, nhất là những người có mặt tại đây hôm nay với tình cảm thiêng liêng, với trái tim nhiệt huyết đến để thể hiện tinh thần vì đất nước, cùng hướng về Hoàng Sa thân yêu của giang sơn Việt Nam vẫn còn chưa được thu hồi về một mối!".
Trong lúc chờ đợi giờ khai mạc triển lãm, các em học sinh tìm hiểu tập brochure do UBND TP Đà Nẵng phát hành, giới thiệu một số thông tin và tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
Ông Bùi Văn Tiếng, Trưởng Ban Tổ chức Thành uỷ, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng nhấn mạnh: "Cuộc triển lãm này là một sự kiện chính trị - xã hội của TP Đà Nẵng trong những ngày đầu năm 2013 và có thể nói là sự kiện quan trọng nhất, bởi nó diễn ra đúng vào thời điểm 39 năm trước Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Và hiện nay họ vẫn tiếp tục gây hấn bằng "cuộc chiến bản đồ", nhất là sắp phát hành tập bản đồ, trong đó thâu tóm 130 đảo trên biển Đông. Vì vậy chúng tôi rất hoan nghênh và mong muốn cuộc triển lãm này không chỉ dừng lại trong phạm vi một cuộc triển lãm mà còn tiếp tục được quảng bá sâu rộng trong cả nước".
TS Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển KT-XH Đà Nẵng nói rõ thêm: "Trong bối cảnh Trung Quốc liên tiếp có những hành động phi pháp và những lời tuyên bố đe doạ đối với hoà bình trong khu vực và lừa dối dư luận thế giới, kể cả lừa dối chính nhân dân Trung Quốc, những người thực hiện cuộc triển lãm đã lựa chọn những tư liệu lịch sử, những chứng cứ vững chắc và những nhân chứng, vật chứng sinh động khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng những tư liệu, chứng cứ bác bỏ những đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc đối với hai quần đảo này để đưa ra trưng bày và giới thiệu với công chúng".
Và chuyền nhau xem tập Kỷ yếu Hoàng Sa"
Những tư liệu quý hiếm và hết sức giá trị
Đó là những nhân chứng lịch sử từng sinh sống, làm việc và chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc trên quần đảo Hoàng Sa, "trong đó có những người đã thực hiện nghĩa vụ Tổ Quốc giao và chứng kiến câu chuyện lịch sử đến cuối ngày 19/1/1974, ngày Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam". Đi cùng là cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa" - một ấn phẩm đặc biệt giới thiệu khái quát về địa lý, tự nhiên, lịch sử xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và đặc biệt là ghi lại những cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm, tâm nguyện của các nhân chứng sống, được UBND huyện đảo Hoàng Sa hoàn thành và cho ra đời cách đây đúng 1 năm, vào ngày 19/1/2012.
Đó còn là toàn bộ kết quả của đề tài "Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa" do TS Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển KT-XH Đà Nẵng làm chủ nhiệm đề tài, đã được hoàn thành trong năm 2012 với kết quả nghiên cứu, tìm kiếm, sưu tầm, tuyển chọn, biên dịch sang tiếng Việt theo 4 thư mục là: Tư liệu văn bản; tư liệu hình ảnh, tư liệu bản đồ và tư liệu nghe nhìn (dung lượng lên đến 30GB); tập bản đồ gồm 95 bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng 102 cuốn sách xuất bản tại các nước phương Tây từ thế kỷ 18 - 19 nêu rõ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.
Các chiến sĩ trẻ của Vùng 3 Hải quân thì đến với quầy sách lưu động của Chi nhánh NXB Thông tin - Truyền thông tại Đà Nẵng, nơi đang trưng bày giới thiệu và bán các cuốn sách "Kỷ yếu Hoàng Sa", "Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông"...
Bên cạnh đó là tư liệu từ kết quả đề tài nghiên cứu khoa học "Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các tư liệu lưu trữ của Chính quyền Việt Nam Cộng hoà (1954 - 1975)" do Thạc sĩ Võ Công Trí, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ Đà Nẵng làm chủ nhiệm đề tài, vừa hoàn thành trong tháng 12/2012 với 3 hệ thống tư liệu gồm: Phông tư liệu Đệ nhất của chính quyền VNCH (1954 - 1963), phông tư liệu Đệ nhị của chính quyền VNCH (1964 - 1975) và phông tư liệu Phủ Thủ tướng chính quyền VNCH (1954 - 1975) thể hiện và khẳng định tính liên tục về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.
Đặc biệt là 150 bản đồ do Anh, Đức, Úc, Canada, Mỹ và Hồng Kông xuất bản từ năm 1626 - 1980 thể hiện rõ Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam; 3 tập atlas (tập bản đồ) do chính nhà nước Trung Hoa phát hành trong các năm 1908, 1919 và 1933 đều thể hiện cực nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, chẳng liên quan gì đến Hoàng Sa và Trường Sa vốn không thuộc lãnh thổ của họ. "Đây là những tư liệu quý hiếm do anh Trần Thắng, một Việt kiều đang sinh sống tại Mỹ và đồng bào, kiều bào ta sưu tầm, gửi về để góp phần đấu tranh bảo vệ chủ quyền và rất có giá trị trong việc phản biện những đòi hỏi vô lý của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa" - ông Đặng Công Ngữ nhận xét.
Các nhân chứng lịch sử từng sông, làm việc và chiến đấu bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa đến với cuộc triển lãm
Trong dịp này, Công an TP Đà Nẵng cũng đưa đến tham gia trưng bày bộ tư liệu do Bộ Công an tuyển chọn và chuyển giao cho Công an các tỉnh, thành để phục vụ công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Gồm các phiên bản "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" do NXB Thượng Hải (Trung Quốc) xuất bản năm 1904, "An Nam đại quốc hoạ đồ" do Giám mục Jean Louis Taberd vẽ năm 1838, "Đại Nam nhất thống toàn đồ" do vua Minh Mạng vẽ năm 1838 và bản đồ các đài khí tượng Đông Dương do các chính quyền trước đây thực hiện.
"Nhiều năm nay, UBND huyện Hoàng Sa liên tục có các cuộc triển lãm và có thể nói TP Đà Nẵng là một "bảo tàng sống" thường xuyên trưng bày các tư liệu liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Nhưng có thể nói đây là triển lãm lần đầu tiên trưng bày một cách có hệ thống những tư liệu liên quan đến việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa" - ông Bùi Văn Tiếng đánh giá.
Không gian cuộc triển lãm được tổ chức rất trang trọng
Sau gần 2 giờ xem triển lãm, Trung uý Cao Xuân Hoành, Chính trị viên Đại đội huấn luyện cơ động Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng tâm sự: "Đây là hoạt động hết sức ý nghĩa, đã giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay, nhất là những người làm công tác huấn luyện chiến sĩ mới như chúng tôi thấy được những chứng cứ lịch sử khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam. Qua đó càng củng cố niềm tin, niềm tự hào cùng nhau phấn đấu, góp phần giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ Quốc!".
Dưới đây là một số hình ảnh về cuộc triển lãm này:
Các nhân chứng lịch sử, các cựu chiến và người dân Đà Nẵng tìm hiểu các tư liệu lịch sử về Hoàng Sa
Các bạn trẻ tỏ ra rất háo hức...
khi được chứng kiến những chứng cứ lịch sử hết sức rõ ràng, minh bạch khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa
TS Trần Đức Anh Sơn giới thiệu với khách tham quan...
Và cô giáo Nguyễn Thị Lệ (trường THPT Phan Châu Trinh) giới thiệu với các học sinh lớp 10/23 do cô làm chủ nhiệm những tư liệu chứng minh Hoàng Sa là phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam
Các chiến sĩ trẻ Vùng 3 Hải quân tìm hiểu...
và chụp hình các tư liệu về Hoàng Sa
Nhân chứng lịch sử Phạm Khôi kể lại với các chiến sĩ trẻ Vùng 3 Hải quân...
và sinh viên các trường cao đẳng, đại học về khoảng thời gian ông từng sống, chiến đấu bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa để sau đó ông nhớ lại và vẽ tặng UBND huyện đảo Hoàng Sa tấm bản đồ chi tiết về quần đảo này
Sau khi nhấn mạnh với đồng đội rằng cực nam lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam và đọc đoạn trích trong sắc dụ của vua Lê Thánh Tông (1442-1497) gửi Lê Cảnh Huy, quan trấn thủ biên giới năm 1473: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của thái tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di...”, chiến sĩ trẻ Võ Đức Ngà của Vùng 3 Hải quân nói: "Tôi như được tiếp thêm sức mạnh để làm tốt nhiệm vụ của mình đối với biển, đảo của Tổ quốc!"
Em Thảo Uyên, học sinh lớp 11/B1 (chuyên Hoá, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn) ghi chếp lại các tư liệu lịch sử trong cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa" và nói: "Em rất mừng là có rất đông đảo các bạn HS-SV đến với cuộc triển lãm này. Qua sách báo và internet, chúng em đã biết Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Nhưng với những tư liệu được đưa ra triển lãm lần này, em càng thêm tin tưởng những điều mình đã biết là có chứng cứ xác thực và càng nung nấu quyết tâm nhất định một ngày nào đó sẽ đưa bằng được Hoàng Sa về lại với Việt Nam!".
Bài trả lời phỏng vấn "South China Sea: Chinese Maps Omit Modern Claims" (Biển Đông: Bản đồ Trung Quốc bác bỏ những tuyên bố hiện đại) của GS Carlyle A. Thayer (Học viện Quốc phòng Úc) cho một tờ báo Mỹ đã đánh giá: "Những tấm bản đồ, chẳng hạn như sưu tập bản đồ của Trần Thắng đã cung cấp những hiểu biết mới về lịch sử hình thành những tuyên bố về chủ quyền hiện nay. Những bản đồ này đã chứng tỏ mâu thuẫn của Trung Quốc trong việc tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi" của họ!"
Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.
Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.
Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.
Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.
Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.
Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.
Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.
Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.