Cùng hỗ trợ nạn nhân bị mua bán tái hòa nhập cộng đồng

Thời gian qua, các ngành chức năng đã nỗ lực ngăn chặn tội phạm buôn người cũng như có những giải pháp tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.

Theo báo cáo của Sở LĐTB&XH 63 tỉnh, thành phố, trong năm 2022, số người được tiếp nhận, xác minh là 476 người; 255 người xác định là nạn nhân bị mua bán; 252 nạn nhân có nhu cầu được hỗ trợ (bao gồm cả người trở về từ những năm trước). 

Trên cơ sở nhu cầu nạn nhân, các cơ quan chức năng đã hỗ trợ: nhu cầu thiết yếu cho 195 nạn nhân, đi lại cho 161 nạn nhân, y tế cho 86 nạn nhân, tâm lý cho 125 nạn nhân, trợ giúp pháp lý cho 41 nạn nhân và hỗ trợ khó khăn ban đầu cho 43 nạn nhân theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, Ngôi nhà Bình Yên (Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam), Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh,... đã tổ chức tiếp nhận và hỗ trợ khẩn cấp cho 108 nạn nhân bị mua bán trở về. Các nạn nhân được các tổ chức xã hội đưa đón về địa phương và bàn giao cho gia đình chăm sóc, giúp đỡ.

 Các nạn nhân mua bán người học nghề may tại Nhà Nhân ái tỉnh Lào Cai.

Triển khai Kế hoạch thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, Bộ LĐTB&XH chỉ đạo các tỉnh, thành phố chú trọng nội dung lồng ghép phòng, chống mua bán người nói chung và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán nói riêng vào các chương trình trợ giúp xã hội; giảm nghèo, dạy nghề, giải quyết việc làm, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em và các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác ở địa phương để hỗ trợ cho nạn nhân bị mua bán và các đối tượng có nguy cơ cao tiếp cận kịp thời với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo quy định pháp luật như: Chăm sóc y tế, khám chữa bệnh, hỗ trợ ban đầu, vay vốn, học nghề, giải quyết việc làm ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.

Các tỉnh, thành phố cũng chủ động trong việc đề xuất và hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống mua bán người nói chung và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán nói riêng. Các hỗ trợ tập trung trực tiếp cho nạn nhân và người nhà họ ổn định cuộc sống.

Truyền thông phòng, chống mua bán người tại phiên chợ Y Tý, Bát Xát, Lào Cai.

Tiêu biểu tại tỉnh Hà Giang, Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh (BDDCF) hỗ trợ xây dựng nhà mới cho 5 nạn nhân bị mua bán trở về tại các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh. Đồng thời, hỗ trợ mua đồ dùng sinh hoạt, hỗ trợ sinh kế cho các nạn nhân ổn định cuộc sống.

Tại tỉnh Điện Biên, trong khuôn khổ dự án "An toàn lành mạnh: Chấm dứt tình trạng trẻ em bị mua bán và lạm dụng sức lao động" của huyện Mường Ảng và Tuần Giáo, BDDCF đã hỗ trợ tổ chức khảo sát tình hình thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán tại 5 huyện; tổ chức đoàn liên ngành cấp tỉnh đi học tập kinh nghiệm công tác phòng, chống mua bán người tại tỉnh Hà Giang. Hỗ trợ đưa 01 nạn nhân đi học văn hoá và học nghề làm tóc tại Hà Nội; thăm hỏi và tặng quà cho 2 nạn nhân; hỗ trợ sinh kế cho 3 nạn nhân, trong đó hỗ trợ dinh dưỡng cho con của 2 nạn nhân; 01 con bò giống cho 01 nạn nhân; hỗ trợ làm nhà ở cho 01 nạn nhân và hỗ trợ mua đồ dùng gia đình, giúp nạn nhân ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, hoà nhập cộng đồng.

Bên cạnh đó, thông qua Dự án Phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em gái, Tổ chức Tầm nhìn thế giới tại Việt Nam (World Vision) hỗ trợ cho thành viên các câu lạc bộ phụ nữ là nạn nhân, người có nguy cơ của bạo lực, mua bán người tại 43 bản mục tiêu thuộc 7 xã của huyện Tuần Giáo và Mường Chà với 91 bò cái sinh sản, 257 dê cái sinh sản, nguyên vật liệu làm chuồng bò cho 182 hộ, làm chuồng dê cho 257 hộ, tổng trị giá là 2.546 triệu đồng.

Ngoài ra, dự án tiếp tục duy trì các hoạt động định kỳ của nhóm tiết kiệm do phụ nữ làm chủ tại 43 bản, số tiền tiết kiệm trung bình hàng tháng từ 50-60 triệu đồng, cung cấp vốn vay cho chị em bằng nguồn tiền đóng góp của chính các thành viên.

Tổ chức World Vision còn phối hợp với các sở, ban ngành tỉnh Thanh Hóa và UBND huyện Quảng Xương thực hiện dự án "Hỗ trợ phát triển kinh tế cho nạn nhân và người có nguy cơ trở thành nạn nhân buôn bán người tại huyện Quảng Xương". Qua khảo sát, đã chọn 25 hộ gia đình tại 2 xã Quảng Trung và Quảng Chính để hỗ trợ máy móc, thiết bị phục vụ kinh doanh, sản xuất, giúp ổn định kinh tế hộ gia đình với tổng số tiền hơn 311 triệu đồng. 

Đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân mua bán người (Tổng đài Quốc gia 111) tiếp nhận hơn 2.200 cuộc gọi đề nghị cung cấp thông tin chung về hoạt động của đường dây nóng, tình hình mua bán người tại Việt Nam và các vấn đề khác như di cư, xuất khẩu lao động hoặc việc làm; đề nghị tư vấn về tâm lý, chính sách, các dịch vụ và hỗ trợ nạn nhân, tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ tài chính cho đối tượng là nạn nhân của mua bán người, hỗ trợ tư vấn tìm kiếm nơi tạm lánh, hỗ trợ y tế, pháp lý, tư vấn tâm lý cho nạn nhân và gia đình của nạn nhân; hỗ trợ giải cứu, chuyển tuyến 102 nạn nhân và hỗ trợ 116 nạn nhân, trong đó, có 82 nạn nhân là nam, 34 nạn nhân là nữ; 107 nạn nhân là người dân tộc Kinh, 9 nạn nhân là người dân tộc thiểu số.

Dự báo thời gian hậu COVID-19, tình hình mua bán người tiếp tục diễn biến phức tạp, nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 về Chương trình Phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, ngày 18/7/2022, Bộ LĐTB&XH, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao đã ký kết Quy chế phối hợp số 2548/QCPH-LĐTBXH-CA-QP-NG trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.

Nội dung Quy chế phối hợp nhằm tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp trong chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành của các Bộ đối với công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, nhất là vì quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân.

 NH

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !