Công nghiệp CNTT là một trong vài lực lượng quyết định để đạt mục tiêu phát triển đất nước

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lĩnh vực chuyển đổi số, công nghiệp CNTT đang rất được kỳ vọng, được coi là "một trong vài lực lượng lượng quyết định" để đạt mục tiêu phát triển đất nước như Đại hội lần thứ XIII của Đảng đặt ra.

Ngày 8/12 vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng hơn 1.000 đại biểu các bộ, ngành, và chuyên gia, công ty công nghệ tham gia Diễn đàn Quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ tư – VFTE 2022, chủ đề “Phát triển bền vững và nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm các gian hàng tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2022.

Phát biểu chỉ đạo Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030 tầm nhìn 2045. Chúng ta xác định muốn đất nước đi lên thành một nước công nghiệp có một cuộc sống hoà bình, an toàn, văn hoá và một nền sản xuất hiện đại thì chúng ta phải làm nhiều việc phi thường. Mục tiêu đặt ra từ 2020 – 2030 phải tăng trưởng 7%/năm. Việc thực hiện mục tiêu này không đơn giản, chúng ta không duy ý chí, đã bàn rất kỹ nhưng cần những giải pháp rất đặc biệt; đồng thời khơi dậy khát vọng mãnh liệt trong cả xã hội là phải thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, không thể nghèo mãi, giống như ngày xưa là khát vọng "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước". Từ đó, hình thành những sức mạnh, động lực mới.  

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh các vấn đề phải giải quyết. Trước hết là tháo gỡ những vướng mắc từ thể chế. Đơn cử như, các quy định, thủ tục về dự án đầu tư CNTT, dù đã tháo gỡ phần nào qua chủ trương thuê dịch vụ CNTT nhưng vẫn còn rất phức tạp. Theo Phó Thủ tướng, nếu không làm mới, không tháo gỡ, không đầu tư thì không thể phát triển được; cần phải tiếp tục thay đổi, bằng khát vọng để tìm ra những điểm đột phá.

Bên cạnh đó, phải tập trung hơn vào đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Với mục tiêu 1 triệu nhân lực CNTT, chúng ta phải có những giải pháp đặc biệt và đột phá mới trong đào tạo, nêu không sẽ không thể thực hiện được. Chẳng hạn, đại học số là giải pháp quan trọng nhưng cần lưu ý rằng không thể duy trì các quy định đào tạo trước đây mà có thể đạt mục tiêu 1 triệu nhân lực. 

Song song đó, chúng ta cũng cần phải tìm ra những mũi nhọn mới, các lĩnh vực còn dư địa. Lĩnh vực chuyển đổi số, công nghiệp CNTT đang rất được kỳ vọng, được coi là một trong vài lực lượng lượng quyết định để đạt mục tiêu phát triển đất nước như Đại hội lần thứ XIII của Đảng đặt ra.

Điểm ra một số lĩnh vực ở Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng chúng ta có thể và cần phải làm tốt hơn nữa với các lĩnh vực như giáo dục đại học, đào tạo nghề, du lịch, công nghiệp CNTT… Phó Thủ tướng cũng lưu ý, doanh thu năm 2022 của công nghiệp CNTT ước đạt 135 tỷ USD, xuất khẩu 130 tỷ USD nhưng hiện vẫn chủ yếu là phần cứng do doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sản xuất, còn phần mềm, dịch vụ, nội dung số chỉ chiếm 5%.

“Chúng ta còn dư địa nhưng không được quá mơ mộng. Chúng ta chỉ có thể biến những dư địa phát triển đó thành hiện thực bằng những hành động thật. Bên cạnh những doanh nghiệp có vai trò dẫn dắt ban đầu thì cần phải tạo được sân chơi kết nối, hình thành đội ngũ doanh nghiệp CNTT đông đảo, mạnh dạn bước ra thị trường nước ngoài với tinh thần tự tin", Phó Thủ tướng.

Mặt khác, theo Phó Thủ tướng, cũng cần xác định là dư địa thị trường trong nước vẫn còn rất lớn. Bằng chứng là các nhà đầu tư nước ngoài vẫn muốn đầu tư vào Việt Nam. Với thị trường trong nước, cần phải đặt ra các bài toán thật cụ thể và làm đến cùng, hoàn thiện sản phẩm để người dùng không phải bận tâm và nghi ngờ. 

“Thị trường nước ngoài là vô tận, vậy thì chúng ta phải cùng nhau, phải thay đổi cách làm, cách đi. Dù là trong nước hay ngoài nước thì phải hình thành đội ngũ. Tôi mong muốn các Hiệp hội phát triển mạnh hơn và làm đúng vai trò của mình. Các doanh nghiệp nòng cốt cần cùng nhau, bằng danh dự những người đi đầu, bước thẳng vào kỹ thuật số, mở đường cho đổi mới. Bước sang giai đoạn mới phải phát triển bền vững, mạnh mẽ hơn”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Trong phát biểu đáp từ sau ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cam kết, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục có những hoạt động dẫn dắt, định hướng lĩnh vực công nghiệp công nghệ số phát triển bền vững, với tư tưởng xuyên suốt là các sản phẩm Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam làm chủ công nghệ, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam, hướng tới mục tiêu cao nhất là giúp cho người dân hạnh phúc và đất nước phát triển.

Quỳnh Hoa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chuỗi giải pháp giúp doanh nghiệp ở khu công nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian

Với chuỗi giải pháp mới do Viettel Post và Vietnam Airlines hợp tác triển khai, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp có thể tiết kiệm đến 30% chi phí so với tự vận hành và tối ưu 30% thời gian so với cách làm truyền thống.

Kỳ lân công nghệ Việt Nam tập trung ở 2 lĩnh vực Fintech và Game online

Đại diện Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông cho biết, Việt Nam có 4 kỳ lân công nghệ gồm VNG, Sky Mavis, VNPay và Momo, song tập trung ở 2 lĩnh vực trò chơi trực tuyến (Game online) và công nghệ tài chính (Fintech).

Thúc đẩy phát triển “kỳ lân” công nghệ số Việt Nam

Theo Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông, Bộ TT&TT, một giải pháp then chốt góp phần hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghệ số và kỳ lân công nghệ số là huy động vốn và phát triển thị trường, sản phẩm cho các doanh nghiệp này.

Công nghiệp công nghệ số sẽ là ngành đi đầu trong cách mạng 4.0

Bộ TT&TT đã xác định định hướng đến năm 2025 công nghiệp công nghệ số là ngành đi đầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước.

Thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất đã sẵn sàng thương mại hóa

Hiện các thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất đã được lắp đặt trên mạng lưới để cung cấp dịch vụ mạng cho người dân sử dụng ở một số khu vực như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM.

FPT, Viettel nhận Bằng khen của Bộ TT&TT vì thành tích xuất sắc trên thị trường quốc tế

Hai doanh nghiệp Viettel, FPT vừa được trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT vì đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường quốc tế năm 2022.

Việt Nam đã có 70.000 doanh nghiệp công nghệ số

Theo số liệu của Bộ TT&TT, tổng số doanh nghiệp công nghệ số đăng ký hoạt động năm 2022 ước đạt 70.000 doanh nghiệp, tăng 9,6% so với năm ngoái và đạt mục tiêu Bộ đã đề ra cho năm nay.

100% doanh nghiệp đã khai báo online qua nền tảng Cửa khẩu số

Qua 7 tháng triển khai, 100% các doanh nghiệp khai báo trực tuyến trên nền tảng Cửa khẩu số trước khi phương tiện đến các cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh của Lạng Sơn.

Tổng giám đốc FPT chia sẻ hành trình đưa công nghệ Việt ra biển lớn

Kể lại câu chuyện của 20 năm trước, CEO FPT Nguyễn Văn Khoa cho biết, một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp công nghệ này thành công tại thị trường nước ngoài chính là sự quyết tâm dấn thân.

Đang cập nhật dữ liệu !