Con lớp 1 học online, bố mẹ thay nhau nghỉ việc làm... trợ giảng

Việc học online của học sinh lớp 1 gặp nhiều vấn đề khó khăn, cần bố mẹ trực tiếp giúp đỡ từ việc chuẩn bị máy tính, bật mở kênh cho đến hướng dẫn học, làm bài tập, gửi bài tập...

Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay thì học trực tuyến là giải pháp tất yếu. Hiệu quả của học trực tuyến phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự chủ động của học sinh, nền tảng công nghệ, phương pháp của giáo viên...

Tuy nhiên, những ngày này, nhiều phụ huynh có con học lớp 1 đang hoa mắt, chóng mặt với việc học trực tuyến của con. Nhiều phụ huynh còn lo rằng nếu dịch bệnh kéo dài, việc học trực tuyến kéo dài thì ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các con.

Lớp 1 lần đầu học trực tuyến nên nhiều phụ huynh và học sinh còn rất loay hoay, đó là chưa kể nền tảng công nghệ kém đẩy học sinh ra khỏi lớp học trực tuyến liên tục.

Lớp 1 học chương trình mới, các con học trực tiếp ở lớp nhiều khi còn khó khăn với cách viết, tập đọc, huống chi là việc dạy trực tuyến.

Thấu hiểu điều đó nên tôi chủ động thiết kế bài giảng gửi qua nhóm zalo của lớp hướng dẫn phụ huynh để các bố mẹ biết cách hướng dẫn con song song với việc tôi dạy cho các con qua lớp học trực tuyến. Tức là ở đây tôi kéo phụ huynh vào đồng hành cùng mình trong việc dạy các con.

Để kiểm tra kết quả, tôi gửi các phiếu bài tập, nhờ phụ huynh giám sát con, sau khi các con làm xong thì gửi lại cho tôi cũng qua zalo. Có được sự ủng hộ của phụ huynh thì việc dạy trực tuyến cũng bớt khó khăn”, một cô giáo lớp 1 tại trường Tiểu học Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho hay.

{keywords}
Nhiều trăn trở với việc học trực tuyến của học sinh lớp 1 (ảnh minh họa)

Chị Đặng Tâm, một phụ huynh có con học lớp 1 tâm sự: “Khốn khổ nhất là lịch học của con. Lịch học trực tuyến của con vào buổi sáng nên ngày nào hai vợ chồng cũng phải chia nhau nghỉ làm để đồng hành cùng con trong việc học.

Một đứa nhóc lớp 1 không thể tự bật máy tính rồi vào lớp học trực tuyến, rồi những lúc lỗi mạng các con không biết xoay xở sao, rồi khi các con làm xong phiếu bài tập lại phải chụp ảnh gửi lại cho cô giáo kiểm tra.

Nếu được chỉ mong nhà trường sắp xếp lịch học vào buổi tối để phụ huynh có thể đi làm bình thường và có thể giám sát con học”.

Chị Phương Mỹ (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) chia sẻ: “Thực sự bất cập khi các con học trực tuyến ban ngày. Nhà tôi có 2 con đều học trực tuyến, bố mẹ thì đi làm vẫn phải mang điện thoại và máy tính để phục vụ cho công việc nên không biết làm sao để đủ phương tiện cho con học.

Đó là chưa kể mạng internet, phần mềm không ổn định. Ở chỗ tôi cô giáo chỉ dạy có môn Toán và tiếng Việt cho học sinh lớp 1 nhưng  cách giảng dạy rất hình thức, dạy rất qua loa. Nếu như vậy chỉ mất thời gian của học sinh và phụ huynh.

Tôi đề nghị cần có quy chế về trách nhiệm của thầy cô trong quá trình học trực tuyến và công nhận kết quả học trực tuyến để việc dạy học từ xa là thực chất chứ không phải làm cho xong”.

Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Văn Đại -Phó Giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: “Với các học sinh ở khối lớp 1, Sở đề nghị các nhà trường không cứng nhắc học trực tuyến theo thời khóa biểu ban ngày như khi học trực tiếp mà có thể chọn khung giờ linh động và phù hợp. Trong quá trình học, vẫn phải bố trí các hoạt động thư giãn để trẻ hứng thú.

Với các khối lớp còn lại, Sở yêu cầu các nhà trường xây dựng thời khóa biểu với tất cả các môn học; tổ chức dạy học đủ các nội dung theo hướng dẫn; lựa chọn hình thức phù hợp để thực hiện dạy học với các nội dung thí nghiệm, thực hành, bài thể dục, mỹ thuật”.

Còn ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết  thời gian tới Bộ GD&ĐT sẽ ban hành thông tư ban hành quy chế dạy học trực tuyến. Sẽ có quy định cụ thể trách nhiệm của giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, thiết kế bài dạy, chuẩn bị nguồn học liệu phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Các trường phải khảo sát học sinh, điều kiện dạy học để lựa chọn hình thức dạy học phù hợp và công khai kế hoạch này. Khi có hành lang pháp lý rồi, các trường cần có kế hoạch dạy học trực tuyến ngay trong tình huống không có dịch bệnh, có thể dạy song song với trực tiếp, hỗ trợ dạy học chính ở trường hoặc chuyển sang dạy học trực tuyến hoàn toàn khi học sinh không đến trường.

Trẻ nghỉ dịch, bố mẹ xách con tìm tận nhà cô giáo nhờ trông hộ

Trẻ nghỉ dịch, bố mẹ xách con tìm tận nhà cô giáo nhờ trông hộ

Nhiều gia đình đã gửi trẻ cho cô giáo mầm non trong thời gian nghỉ học phòng chống dịch bệnh.

Hoàng Thanh

Nữ sinh bị đánh hội đồng, lớp trưởng là người quay clip

Nữ sinh lớp 6 ở Vĩnh Long bị nhóm bạn đánh hội đồng ngay tại lớp học.

9 nữ sinh bị kỷ luật vì dùng mũ bảo hiểm đánh bạn dã man

9 học sinh có liên quan đến vụ việc đánh nữ sinh lớp 8 ở Vĩnh Long bằng mũ bảo hiểm đã bị kỷ luật với hình thức tạm đình chỉ học tập 2 tuần.

Thạc sĩ đại học hàng đầu bỏ việc lương cao làm công nhân vệ sinh

Long Ẩn, 36 tuổi (ở Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc) từ bỏ công việc dạy học lương cao làm công nhân dọn vệ sinh tại khu thắng cảnh.

Doanh nghiệp vẫn xin được, tại sao đất cho giáo dục lại không?

Theo các chuyên gia giáo dục, việc cho rằng Hà Nội đất chật người đông nên thiếu trường công lập là không đúng. "Đất chật thật nhưng không phải không có, doanh nghiệp vẫn xin được đất, tại sao đất cho giáo dục lại không?", chuyên gia phản biện.

Nghịch lý thiếu trường học, quá nhiều chung cư

Tuyến bài Cửa hẹp vào công lập THPT ở Hà Nội trên VietNamNet đã thu hút nhiều bình luận của độc giả. Đa số người đọc chia sẻ sự ngạc nhiên xen lẫn bức xúc trước "cuộc đua" khốc liệt của các học sinh trước cánh cửa lớp 10 trường công lập.

TikToker nêu 4 bằng đại học ‘vô dụng’ tại Việt Nam: Chuyên gia giáo dục nói gì?

Các ngành học Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Marketing, Quản trị nhân sự đang được các tiktoker liệt kê là những bằng đại học vô dụng nhất.

Một trường ở Thanh Hóa có 60 học sinh giỏi quốc gia

Tỉnh Thanh Hóa có 61 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, trong đó Trường THPT chuyên Lam Sơn chiếm 60 học sinh.

Hà Nội chỉ tuyển 55,7% học sinh lớp 9 vào lớp 10 THPT công lập

Hà Nội dự kiến tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập khoảng 72.000 học sinh (tăng 1.000 học sinh so với năm học 2022 - 2023), chiếm tỷ lệ 55,7%.

Nữ sinh lớp 9 bất ngờ mất tích sau ngày 8/3

Hôm nay, 13/3, ông Hà Văn Vương - Hiệu trưởng Trường THCS Hùng Vương (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), cho biết, một nữ sinh lớp 9 của trường đã mất tích từ sau 8/3 đến nay.

Bị đánh hội đồng bằng mũ bảo hiểm, nữ sinh lớp 8 phải nhập viện

Ngày 11/3, ngành chức năng huyện Tam Bình (Vĩnh Long) đang làm rõ vụ nữ sinh lớp 8 trên địa bàn bị một nhóm thiếu nữ dùng nón bảo hiểm đánh dã man, phải nhập viện điều trị.

Đang cập nhật dữ liệu !